Top 7 công cụ hữu ích được đề xuất cho BA

Để thành công trong tổ chức của mình mỗi Business Analyst (BA) cần phải biết sử dụng một số công cụ phân tích nhất định. BA sử dụng các công cụ phân tích nghiệp vụ/ kinh doanh cho các lĩnh vực, công việc khác nhau như hợp tác, khơi gợi yêu cầu, quản lý dự án, vẽ Use case , quản lý quy trình làm việc và tạo prototype. 
 
Top các loại công cụ phân tích nghiệp vụ/ kinh doanh nêu ra trong bài viết, được phân loại dựa trên chức năng công việc. Mỗi công cụ đề cập sẽ được mô tả cùng các tính năng và chức năng chính của chúng. BAC cũng sẽ đưa ra lý do tại sao mà các BA cần phải phát triển kỹ năng của họ trong các công cụ này và chọn ra một số cơ sở đào tạo tốt nhất cung cấp chứng chỉ.
 
BA đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hẹp khoảng cách giữa Công nghệ Thông tin (CNTT) và nghiệp vụ/kinh doanh trong một tổ chức. Họ giúp doanh nghiệp cải thiện quy trình kinh doanh, sản phẩm và dịch vụ. Các BA phải sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu khác nhau để đạt được mục tiêu này. Vì thế, việc sử dụng các công cụ hỗ trợ phân tích kinh doanh sẽ giúp việc thực hiện các nhiệm vụ phân tích hiệu quả hơn.
 
Các lý do hàng đầu khiến BA cần công cụ phân tích kinh doanh?
Một trong những lý do chủ yếu mà một BA cần sử dụng công cụ phân tích kinh doanh là để hiểu các yêu cầu và nhu cầu kinh doanh. BA sử dụng các công cụ này để quản lý dự án hiệu quả hơn, phân tích use case, lập kế hoạch và sắp xếp thứ tự ưu tiên công việc, hiểu tài sản của tổ chức và quy trình kinh doanh. 
Trong bài viết này, chúng ta sẽ bàn luận về các nhóm công cụ dành cho BA. Các công cụ này được phân loại dựa trên mục đích công việc trong từng giai đoạn công việc của BA:
  • Nhóm các công cụ đánh giá nhu cầu kinh doanh
BA sẽ làm việc với các yêu cầu kinh doanh cần sử dụng các công cụ chuyên biệt để phân tích các yêu cầu này. Lĩnh vực phân tích có thể là phân tích các tài liệu nhận được từ phía doanh nghiệp, phân tích Gaps (tạm dịch khoảng cách giữa tình hình hiện tại và hiện trạng mong muốn trong tương lai), SWOT (Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Thách thức) và PESTLE (Chính trị, Kinh tế, Xã hội, Công nghệ, Pháp luật và Môi trường), phân tích chi phí-lợi ích, sơ đồ mối quan hệ hoặc Ma trận RACI (Tạm dịch: Phân công trách nhiệm).
  • Nhóm các công cụ mô hình hóa yêu cầu
BA phải mô hình hóa các yêu cầu của người dùng thành các use case và diagrams để thiết kế giải pháp và xây dựng mô hình kinh doanh. Các công cụ phân tích nghiệp vụ kinh doanh phổ biến hiện nay sẽ giúp BA tạo User story/ Use case, xây dựng Mô hình quan hệ – thực thể (ER) một cách phù hợp với từng bên liên quan khác nhau, và tạo Prototype hiệu quả.
  • Nhóm các công cụ cộng tác, liên lạc với các bên liên quan
BA được ví như cây cầu nối giữa các bên liên quan, vậy nên vai trò quản lý và hợp tác với các bên liên quan luôn được đặt lên hàng đầu. Mỗi BA cần chuẩn bị cho mình một số công cụ quản lý tốt vai trò này để đáp ứng các mục tiêu kinh doanh và dự án. Do đó, với mọi thay đổi mà BA thực hiện theo yêu cầu, phải được thông báo tức thời cho các nhóm được kết nối như đội ngũ phát triển và quản lý dự án.
 
Các công cụ hàng đầu mà BA nên biết
 
1. Jira and Confluence
Jira và Confluence là những công cụ hợp tác hiệu quả. Mỗi BA phải làm quen với những điều cơ bản của Jira để hợp tác dự án hiệu quả và chia sẻ các yêu cầu. Tài liệu sẽ được lưu trữ trong kho lưu trữ tập trung ở Jira. Tất cả các bên liên quan của doanh nghiệp có thể xem trạng thái của các dự án và giao tiếp với các nhóm khác bằng các công cụ như Jira và Confluence.
 
2. Trello
Trello là một công cụ hợp tác dự án hiệu quả khác. Nó sử dụng cách tiếp cận kiểu Kanban để quản lý và sắp xếp thứ tự ưu tiên. Với Trello, BA có thể dễ dàng theo dõi nhiệm vụ, kế hoạch dự án và tiến độ của các hoạt động chính cần hoàn thành.
 
3. Rational Requisite Pro
Công cụ Rational Requisite Pro là một công cụ cần phải có cho mọi BA làm việc, hỗ trợ thu thập và kích thích yêu cầu. Nó có một kiến ​​trúc rất mạnh để dễ dàng quản lý các tài liệu yêu cầu được liên kết tự động với cơ sở dữ liệu dự án. Công cụ này rất dễ sử dụng để quản lý các yêu cầu.
 
4. Balsamiq
Balsamiq là một công cụ dựa trên cloud-based để thiết kế wireframe. Đây là một công cụ tuyệt vời cho các BA làm việc, thiết kế sản phẩm mới, vận dụng trí óc và phác thảo các ý tưởng kinh doanh mới. Công cụ này giúp BA truyền đạt tầm nhìn của mình về sản phẩm cho các bên liên quan. Nó là một trong những công cụ phân tích nghiệp vụ kinh doanh hàng đầu cho BA.
 
5. Pencil
Pencil là một công cụ miễn phí sử dụng và open-source để tạo prototype và tạo mockups dễ dàng. Việc tạo prototype cho người dùng thường rất quan trọng đối với các BA để giúp khách hàng hiểu được giao diện của sản phẩm cuối cùng. Bất kỳ đầu vào và thay đổi nào đều dựa trên phản hồi của khách hàng sẽ được thể hiện trong prototype để đảm bảo sản phẩm cuối cùng là tốt nhất cho khách hàng.
 
6. Microsoft Visio
Microsoft Visio là một công cụ hàng đầu để quản lý dự án và lập mô hình kinh doanh. Nó có thể được sử dụng để tạo các biểu đồ use case, biểu đồ tiến trình dự án, lịch trình dự án, biểu đồ quy trình và mô hình dữ liệu.
 
7. Google Docs
Google Documents là một công cụ cộng tác và chia sẻ tài liệu mạnh dành cho các BA. BA có thể chia sẻ tất cả các loại tệp và tài liệu với các bên liên quan bằng Google Documents. 
Là một BA cần cập nhật kiến ​​thức về các công cụ phân tích kinh doanh hàng đầu trong ngành. Có nhiều học viện cung cấp các khóa học chuyên về Business Analyst giúp BA nâng cao kiến ​​thức ngành và đạt được mục tiêu nghề nghiệp.
 
Tóm lại
BAC là một trong những học viện đào tạo hàng đầu cung cấp cho sinh viên khóa học toàn diện dành cho BA. BAC cung cấp các khóa học về phân tích nghiệp vụ kinh doanh với các buổi hội thảo thực hành, các dự án thực tế trong ngành, cố vấn tận tâm và liên tục hỗ trợ cho sinh viên của họ.
 
Bên cạnh việc học các công cụ phân tích nghiệp vụ kinh doanh tốt nhất cho BA, sinh viên cũng sẽ có kinh nghiệm thực tế từ các dự án phân tích kinh doanh do ngành hỗ trợ.
Nguồn tham khảo:

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
 

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất. 

Ban biên tập nội dung – BAC

Previous Post
Next Post
Exit mobile version