Bạn có sử dụng Business Requirements Document – BRD (tài liệu yêu cầu kinh doanh) để nắm bắt các yêu cầu về kinh doanh và chức năng của mình không? 3 sơ đồ trong bài viết này sẽ giúp BRD của bạn dễ hiểu và tạo ra sức ảnh hưởng lớn hơn.
Bài viết này được tham khảo từ website Bridging the Gap, một trang web dành cho các Business Analyst ở mọi cấp độ. Để có thể hiểu một cách đầy đủ và chính xác, mời bạn đọc xem video demo cách thêm 3 diagrams (sơ đồ) vào BRD.
Ngoài ra, các bạn muốn nắm bắt toàn bộ thông tin trong video có thể xem phần chữ dưới đây.
Chúng ta sẽ nói về 3 sơ đồ mà bạn có thể thêm vào tài liệu yêu cầu kinh doanh để BRD của mình không còn dài và khó hiểu như trước đây.
1. Business Requirements Document có thể là văn bản lớn
Dù cá nhân tác giả bài viết này không còn tạo ra các BRD nữa và bộ công cụ mẫu không bao gồm một giao diện BRD, thay vào đó, chúng ta có một tuyên bố dài ba trang và sau đó là các mô hình cho những tài liệu quy trình nghiệp vụ và những use cases riêng biệt.
Nếu bạn đang thắc mắc rằng công ty của bạn cần một mẫu BRD, làm thế nào để bạn làm cho nó thân thiện với người dùng bằng cách thêm những mô hình trực quan thì bạn có thể cân nhắc các mẫu mô hình trực quan trong bài viết sau:
Tham khảo: 22 mô hình trực quan dành cho các Business Analyst
2. Thêm một System Context Diagram vào một Business Requirement Document
Mô hình đầu tiên có tên là System Context Diagram (sơ đồ ngữ cảnh hệ thống). Nó sẽ cho thấy hệ thống trung tâm đang được thiết kế, những cách chính giúp thông tin vào và ra khỏi hệ thống.
Tại đây, chúng ta sẽ có một cổng thông tin và sau đó chúng ta có hệ thống kế toán, hệ thống nội bộ, máy chủ email, hệ thống quản lý tài liệu. Tất cả đều cho thấy cách mà thông tin qua lại giữa cổng trung tâm, hệ thống đang được thiết kế và sau đó là các hệ thống khác. Điều này khá hữu ích trong BRD vì nó có thể giúp bạn hiển thị bức tranh toàn cảnh về hệ thống và cách nó phù hợp với mọi thứ trong công ty của bạn.
Nó được thêm vào trong mẫu ba trang tuyên bố được cung cấp tại website Bridging the Gap và rất nhiều sơ đồ khác. Nó là sơ đồ phổ biến dành cho các nhà phân tích kinh doanh sử dụng vì mang lại nhiều sự rõ ràng rất nhanh chóng.
3. Thêm một Business Process Diagram vào một Business Requirements Document
Mô hình thứ hai để bạn cân nhắc có thể đã quen thuộc với bạn còn được gọi là workflow diagram, business process flow diagram hay business process model. Dù bạn có thể tạo chúng ở cấp độ chi tiết thấp nhưng quy trình này tương đối chi tiết và được chuyển thành một quy trình kinh doanh cụ thể. Bạn cũng có thể tạo ra chúng ở cấp độ rất cao để hiển thị bức tranh toàn cảnh về cách quy trình liên quan đến các yêu cầu trong BRD của bạn.
Bạn có thể có một bản đồ cấp cao hình ảnh lớn trong BRD và sau đó có lẽ là một số bản đồ hỗ trợ. Nếu BRD của bạn là toàn diện và bao gồm tất cả yêu cầu, bạn có thể thêm vào một workflow diagram cho từng phần chính của các yêu cầu đó, về cơ bản, cho thấy các yêu cầu đó phù hợp như thế nào.
Nếu bạn ở một cấp độ cao hơn thì bạn chỉ có thể có một cấp độ hiển thị bức tranh toàn cảnh và bạn có thể đi sâu vào các yêu cầu chi tiết hơn đó là mô hình quy trình kinh doanh.
4. Thêm một Scope Model vào Business Requirements Document
Mô hình thứ ba là Scope Model hay còn gọi là sơ đồ phạm vi hoặc bất kỳ loại sơ đồ nào mà cho thấy về mặt chức năng, cách bạn phân tách hoặc tổ chức các yêu cầu.
Kỹ thuật từ cuốn BABOK có tên là phân rã chức năng. Bạn có thể có nhiều thứ bậc hơn ở đây, vì thế, bạn cũng có thể hiển thị điều này dưới nhiều chế độ xem sơ đồ tổ chức hơn trong đó, có thể, những người tìm việc có chức năng chính trong đó. Bạn muốn hiển thị thứ bậc giữa người tìm việc và ứng dụng, sơ yếu lý lịch và tìm kiếm. Những thứ tương tự, nhà tuyển dụng và xem xét các ứng dụng và tất cả các chức năng chính mà nhà tuyển dụng làm.
Bạn có thể chia nhỏ điều này theo thứ bậc. Ở đây chúng ta chỉ đưa ra bức tranh thực sự lớn về các chức năng chính trong nền tảng sản phẩm là gì. Các lĩnh vực chính mà chúng ta xem xét là gì và thực hiện chúng thế nào…
Điều gì bên trong và bên ngoài nền tảng sản phẩm? Cũng có một môi trường sơ đồ ngữ cảnh hệ thống cho trường này, mặc dù, nó không được mô hình hóa dưới dạng sơ đồ ngữ cảnh hệ thống.
Điều này, tôi sẽ sử dụng để tổ chức từng lĩnh vực yêu cầu của mình. Nếu tôi có một phần về yêu cầu đối với nhà tuyển dụng và sau đó là phần yêu cầu dành cho đối tác, đây sẽ là mô hình trực quan cho thấy bức tranh lớn, tài liệu này được tổ chức như thế nào? Các yêu cầu trong tài liệu được tổ chức như thế nào?.
Bạn muốn tìm cách sắp xếp theo chức năng tài liệu của mình và chỉ ra cách các yêu cầu nghiệp vụ hoặc yêu cầu chức năng phù hợp với điều đó và phân tách cấu trúc tổng thể của tài liệu của bạn.
Trên đây là 3 sơ đồ giúp bạn làm rõ hơn tài liệu kinh doanh của mình mà bạn nên cần nhắc trong năm 2022. Mong rằng những thông tin được tổng hợp trên đây sẽ hữu ích với bạn đọc, đừng quên đón xem các nội dung mới nhất sẽ được cập nhật thường xuyên tại BAC’s Blog.
Nguồn tham khảo:
https://www.bridging-the-gap.com
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Khoá học Online:
Khoá học Offline:
Tại Tp.HCM:
Tại Hà Nội:
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất
Ban biên tập nội dung – BAC