Cơ hội trở thành Business Analyst cho các bạn học trái ngành

Học trái ngành có làm Business Analyst được không?
Cơn sốt nhân lực ngành IT nói chung và vị trí Business Analyst (BA) nói riêng đang khiến rất nhiều người tò mò tìm hiểu về công việc này, và một câu hỏi luôn được đặt ra cho các bạn khi muốn bắt đầu sự nghiệp với ngành này chính là: “Học trái ngành có thể trở thành BA hay không?”
 
 
Tất nhiên câu trả lời sẽ được dễ dàng tìm thấy trên mạng xã hội từ facebook, google hay bất kỳ nơi nào từ internet. Và câu trả lời đa phần các bạn được nhận là “CÓ THỂ” nhé!. Vậy đây là câu trả lời này đã chính xác chưa? Sự thật phải chăng là như thế hay chỉ là những lý thuyết khó áp dụng được? Bài viết sau đây sẽ trả lời cho bạn vấn đề trên, đồng thời cung cấp cho bạn một góc nhìn khác thực tiễn hơn cho con đường trở thành một BA.
 
Để trở thành Business Analyst đúng chuẩn nên theo học ngành nào?
Hầu hết những chia sẻ mà các bạn thấy trên internet là những chia sẻ không sai, tuy nhiên các chia sẻ này là những kiến thức nằm trong bộ Competency Model của IIBA đã được các bạn tham khảo và dịch lại, vì thế chúng thiên về lý thuyết nhiều và sẽ khó áp dụng ngay được.
 
Khi các bạn nghĩ rằng “Tôi học trái ngành BA”, chắc hẳn các bạn sẽ có trong đầu một vài ngành bậc đại học phù hợp thường hay được nói đến để dạy bạn cách làm BA, điển hình mình thường thấy được nhắc đến nhiều nhất là các ngành như: ngành IT không, Software Engineering hoặc Management Information System…
 
Hãy nhớ một điều rằng “một tấm bằng đại học tốt sẽ không dạy bạn cách làm một nghề cụ thể. Nó dạy bạn cách tư duy!” Vì không có tấm bằng đại học nào sẽ dạy bạn tất cả những điều đó. Khác với trường dạy nghề – nơi bạn có thể được hướng dẫn làm thuần thục một công việc cụ thể thì ở đại học bạn sẽ được trao nền tảng kiến thức cùng phương pháp luận để giải quyết những vấn đề gặp phải. Đại học không thể dạy bạn tất cả kỹ năng của công việc bạn đang hướng đến, cho dù đó là chương trình học thực tiễn ra sao..
 
 
Ví dụ khi bạn theo học tại ngành Software Engineering tại Đại học Bách Khoa, môn Algorithms & Data Structures giúp bạn hiểu về cách tối ưu hệ thống phần mềm, nhưng nó sẽ không cho bạn biết cách để giải thích cho non-tech stakeholders. Còn môn Human Computer Interaction giúp bạn biết rất nhiều về principals trong thiết kế, nhưng nó sẽ không dạy bạn bất kỳ một công cụ vẽ wireframe nổi bật nào.
 
Mặc dù vậy, nếu nghĩ tích cực hơn thì chuyên ngành mà bạn đang theo học cũng đã trang bị cho bạn những kỹ năng BA rồi đấy! Ví dụ nếu bạn học ngành báo chí, ắt hẳn sẽ cho bạn trải nghiệm phỏng vấn đáp viên để khai thác thông tin cho một bài báo nào đó. Và đây chính là một phần nền tảng của nghiệp vụ lấy yêu cầu đối với BA.
 
Bạn biết đấy, bất kỳ công việc nào cũng là tổ hợp của một bộ kỹ năng, đây là điều mà bằng đại học không thể bảo đảm hết cho bạn. Do đó dù bạn đang học ngành nào, bạn cũng có thể trở thành BA được, nếu bạn chịu phấn đấu. Hãy dừng ngay tư tưởng học một ngành đại học nhất định sẽ trở thành BA, suy nghĩ ấy sẽ khiến bạn sẽ không thể theo đuổi công việc này được.
 
03 bước giúp bạn có những kỹ năng cơ bản trở thành BA đúng chuẩn
 
Một cuộc trao đổi giữa năng lực và thu nhập của BA và nhà tuyển dụng là thứ các kỹ năng người BA cần có. Đây chính là một cuộc trao đổi giữa năng lực và thu nhập. Hãy nhớ rằng muốn hiểu nhà tuyển dụng cần gì cách đơn giản nhất chính là đọc bảng mô tả công việc – Job Description (JD). Vậy để tìm ra bộ kỹ năng cần có của BA hay bất kỳ vị trí trong ngành nghề nào khác, bạn hãy áp dụng 3 bước đơn giản sau nhé:
 
Bước 1 hãy thu thập JD của “500” tin tuyển dụng ở vị trí BA
Không nhất thiết phải thu thập chính xác con số “500” JD, đây chỉ là con số mang tính chất tượng trưng, bạn hoàn toàn có thể chọn nhiều – và “đủ”. Tuy nhiên để đảm bảo tính chính xác cao mình khuyên bạn không nên chọn dưới 10 hoặc trên 50 cái.
 
Trên thực tế không phải JD nào tại các công ty tuyển dụng cũng là JD chất lượng vì bạn sẽ thấy nhiều Job có JD được copy & paste lại, thành ra nếu chọn ít quá sẽ không đủ mẫu và thông tin.
Bên cạnh đó bạn nên kèm theo các từ khoá Seniority Level (Junior, Senior, etc) khi tìm kiếm vị trí này. Hãy nhớ rằng mỗi một tổ chức sẽ có một một hệ thống quy định cấp bậc khác nhau, thậm chí không có sự phân chia cấp bậc gì cả.
 
Mình ví dụ một bạn Junior BA ở công ty này sẽ có thể phải cần có trình độ tương đương Mid-level ở công ty khác. Lưu ý, hãy đa dạng hóa thể loại công ty để tránh việc bị rơi vào một nhóm thông tin duy nhất (ví dụ bạn có thể lấy JDs từ công ty vốn nhà nước, liên doanh, startups, etc…)
 
Bước 2 tiến hành tổng hợp các kỹ năng và chứng chỉ trong JD
Sau khi thu thập JD bước tiếp theo là cần làm gì? Câu trả lời chính là tổng hợp kỹ năng/chứng chỉ được yêu cầu. Hãy nhìn vào phần Required Skills trong mỗi JD đi nào, đúng rồi bạn có thấy sự xuất hiện của các kỹ năng chưa? Hãy ghi lại các kỹ năng và tần số xuất hiện của chúng, nếu được thì chi tiết tần suất ở từng mức lương. Hiểu biết về domain chính là thứ cần trải nghiệm thực tế nếu như phần khác như ưu tiên số năm kinh nghiệm.
 
Quan trọng là bạn cần nhóm các kỹ năng tương đồng với nhau. Ví dụ với “Good UI/UX knowledge/ experience” và “Experienced with UI/UX”, bạn có thể quy về kinh nghiệm làm việc với thiết kế, trải nghiệm người dùng. 
 
Bước 3 hãy sắp xếp và lọc ra các kỹ năng có độ cần thiết cao
Nhiều kỹ năng bạn đã rành nhưng sẽ có một vài kỹ năng bạn chưa tốt, do đó cách tốt nhất là sắp xếp các kỹ năng có sự xuất hiện nhiều lên đầu tiên và các kỹ năng xuất hiện ít phía cuối cùng. Mục đích là để giúp bạn có một cái nhìn tổng quan về thứ mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm. Nếu ở bước trước, bạn thu thập cả thông tin về mức lương, bạn thậm chí sẽ biết được đâu là kỹ năng có thể giúp bạn trở thành ứng viên nổi bật.
 
Vì thị trường lao động luôn thay đổi nhanh, yêu cầu tuyển dụng ở mỗi công ty, mỗi giai đoạn sẽ khác nhau và thay đổi theo xu hướng mỗi đợt. Do đó với cách làm này bạn sẽ khó mà tìm ra những kỹ năng/công nghệ đang hot – trending.
 
Bật mí 10 kỹ năng quan trọng cho vị trí  IT BA tại Việt Nam
Dựa trên “500” JDs được tham khảo vào tháng 3 của 2022, BAC đã kiểm chứng và tổng hợp thành danh sách bao gồm 10 kỹ năng dưới đây. Hy vọng sau khi tích lũy được các kỹ năng này bạn sẽ nhanh chóng tìm được công việc BA như ý.
 
Bảng 10 kỹ năng mà BAC đã tổng hợp trên đây chỉ là một tham khảo tạm thời. BAC vẫn khuyến khích các bạn tự thực hiện 3 bước trên mình đã đưa ra thay vì áp dụng bảng kết quả được tổng hợp sẵn này.
Trên thực tế có rất nhiều ngành nghề khác có vị trí BA ngoài ngành IT này. Do đó kỹ năng tiếng Anh dù rất được trọng dụng ở Việt Nam, nhưng lại là kỹ năng hiển nhiên phải có nếu bạn tìm việc ở nước ngoài. Bạn nên nhớ rằng chỉ có bạn mới biết chính xác đâu là công việc mà bạn muốn hướng tới. Nếu bạn chỉ đang tìm hiểu về nghề BA và không quá bận tâm tới những claim qualifications thì bảng top 10 này sẽ hoàn toàn phù hợp với bạn..
 
Và tóm lại BAC muốn khẳng định với các bạn rằng học ngành gì cũng có thể làm Business Analyst được. Nếu bạn cần tổng hợp những kiến thức cùng kỹ năng cơ bản để bắt đầu cho ngành nghề này, bạn có thể tham khảo “Lộ trình học Business Analysis” theo chuẩn quốc tế IIBA tại BAC. Muốn bắt đầu với nghề BA, bạn cần có các kỹ năng cần thiết của BA và sẵn sàng học hỏi về công nghệ. Bạn có thể bắt đầu từ khóa học  “Phân tích nghiệp vụ căn bản”  để có được kiến thức nền tảng, kinh nghiệm thực tế và bước khởi đầu tốt nhất trên con đường sự nghiệp Business Analysis này!

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
 
 

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất. 

Ban biên tập nội dung – BAC

 

Previous Post
Next Post
Exit mobile version