03 Kỹ năng giải quyết các tranh chấp trong doanh nghiệp

 
“Lạt mềm buộc chặt” – Câu ngạn ngữ Việt Nam nói lên muốn thành công cần  có phương pháp xử lý vấn đề mềm dẻo, linh hoạt. Tuy nhiên sự kết hợp giữa biện pháp mềm dẻo với biện pháp cứng rắn cũng đòi hỏi bạn có những kỹ năng nhất định.
 
Kết hợp biện pháp mềm dẻo và cứng rắn để giải quyết tranh chấp hiệu quả

1. Kỹ năng giải quyết tranh chấp lao động

Tranh chấp trong lao động là những tranh chấp về quyền lợi thường phát sinh trong quan hệ lao động giữa các người lao động hoặc tập thể lao động và người sử dụng lao động.
 
Kỹ năng giải quyết tranh chấp lao động
 
Giải quyết tranh chấp lao động thường được thực bởi các tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tiến hành những thủ tục theo luật định để giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa cá nhân, tập thể người lao động và người sử dụng lao động. Thực hiện quyền nghĩa vụ và lợi ích của hai bên trong quan hệ lao động để khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp đã bị xâm hại…
 

2. 06 Nguyên tắc cần nắm khi giải quyết các tranh chấp lao động

 
06 Nguyên tắc cần nắm khi giải quyết các tranh chấp lao động

 

  1. Tôn trọng, bảo đảm để các bên tự thương lượng, quyết định trong giải quyết tranh chấp lao động.
  2. Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
  3. Bảo đảm thực hiện hoà giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.
  4. Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.
  5. Việc giải quyết tranh chấp lao động phải được hai bên trực tiếp thương lượng nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của hai bên tranh chấp. Ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội.
  6. Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi một trong hai bên có đơn yêu cầu do một trong hai bên từ chối thương lượng, thương lượng nhưng không thành hoặc thương lượng thành nhưng một trong hai bên không thực hiện.
 

3. Kỹ năng thương lượng, đàm phán

 

Kỹ năng thương lượng, đàm phán
 
Để nâng cao sức thuyết phục từ bản thân khi đàm phán bạn có thể tham khảo các kỹ năng sau:
 

3.1 Tự tin vào chính mình

Bạn nên thuyết phục mình trước khi thuyết phục người khác. Không nên có bất kỳ nghi ngờ nào vì nó sẽ bộc lộ ra bên ngoài. Tự tin vào chính mình, bạn phải là đồng minh của chính mình thì vấn đề của bạn sẽ càng có sức thuyết phục khi bạn đàm phán với đối phương.
 
Tự tin vào chính mình
 

3.2 Sử dụng giọng điệu thú vị để tạo ấn tượng

 
Kỹ năng thuyết trình hùng hồn là điều thông minh để vấn đề của bạn trở nên thú vị hơn. Bằng cách tác động giác quan của đối phương càng nhiều thì mức độ tích cực càng cao. Nếu bạn mãi duy trì chủ đề của mình bằng giọng đều đều và các tiếng “ừm” sẽ khiến người nghe cảm thấy nhàm chán…
 

3.3 Đưa ra các lập luận có tính logic cao

 
Lập luận có tính Logic luôn là yếu tố được đánh giá cao. Để nâng cao giá trị vấn đề của mình bạn hãy sử dụng cấu trúc “nếu… thì”. “Tấn công” khán giả của mình bằng ngữ điệu tích cực
 
Đưa ra các lập luận có tính logic cao
 
Đừng để đối phương nghĩ bạn trông thật ngớ ngẩn khi cả hai không kết nối được với nhau. Điều bạn cần là cho họ thấy lập luận của mình có lý.
Hãy cải thiện khả năng ngoại giao của mình bằng việc nói chuyện với ngữ điệu tích cực, tránh la hét hay lấn át họ. Hãy tôn trọng mọi người nếu bạn muốn nhận được sự tôn trọng từ họ.
 

3.4 Không ai thích thương lượng với một kẻ tự đắc

Không ai thích thương lượng với một kẻ tự đắc
 
Một người có kỹ năng thương lượng và đàm phán tốt là người biết khiêm tốn… Andrew Yong ( chính trị gia Hoa Kỳ và Đại sứ của Liên Hiệp Quốc 1977 – 1979) có câu: “Uy lực giống như tiền để tiết kiệm, càng sử dụng ít, bạn càng nhận được nhiều”.
 
Nếu bạn là một người ngạo mạn, ngay cả khi điều bạn nói là đúng thì mọi cũng không muốn nghe. Thuyết phục mọi người hiểu ra được vấn đề giống bạn sẽ chẳng khó khăn nếu được thực hiện trong thời điểm thích hợp.
 

4. Kỹ năng giải quyết tranh chấp thương mại

 
Kỹ năng giải quyết tranh chấp thương mại
 
Hiện tượng phổ biến thường xuyên diễn ra trong nền kinh tế thị trường là tranh chấp thương mại. Theo quy định của pháp luật, có 04 hình thức giải quyết các tranh chấp thương mại hiện nay, đó là: Thương lượng, Hòa giải, Tòa án hoặc Trọng tài.
 

4.1 Giải quyết bằng hình thức thương lượng

 
Giải quyết bằng hình thức thương lượng
 
Đây là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh,.. Từ đó có thể loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào.
 

4.2 Giải quyết bằng cách hoà giải

 
Phương pháp giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ. Đây sẽ là thành phần trung gian hòa giải, hỗ trợ, thuyết phục và tìm ra các giải pháp để loại trừ các tranh chấp đã phát sinh.
 
Giải quyết bằng cách hoà giải
 

4.3 Giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án

 
Phương thức giải quyết tranh chấp này được thực hiện tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước. Tòa án sẽ thực hiện nghiêm ngặt theo một trình tự chặt chẽ.
 

4.4 Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài thương mại

 
Ở hình thức này trọng tài viên sẽ là người đưa ra kết quả cuối cùng qua phán quyết buộc các bên phải tôn trọng và thực hiện theo.
 
Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài thương mại
 
Bài viết trên đã sơ lược sơ cho các bạn về 03 kỹ năng cần thiết để việc giải quyết tranh chấp trong doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn có thể tham khảo khóa học “Huấn luyện để làm việc trong môi trường nghề luật” Tham khảo về nội dung khoá học qua video sau:
 
Để đăng ký và tìm hiểu về khóa học bạn có thể truy cập tại đây
 
Để tìm hiểu và được tư vấn thêm về thông tin các khóa học, hãy gọi về Hotline: 0909 310 768. Đội ngũ tư vấn viên sẽ hỗ trợ bạn nhanh chóng nhất! 
 
Tham khảo chương trình đào tạo: 
 
Previous Post
Next Post
Exit mobile version