Trở thành Business Analyst – Tại sao không?

Khi nói đến lĩnh vực CNTT, bạn thường nghĩ đến những cái cái tên quen thuộc như kỹ sư phần mềm (Software Engineer) hay lập trình viên (Developer)? Song, sẽ là thiếu sót nếu bỏ qua chuyên viên phân tích nghiệp vụ phần mềm (Business Analyst – BA) – một khái niệm đang dần phổ biến trong vài năm trở lại đây.

Business Analyst – Anh là ai?

Nếu lập trình viên được ví như người nghệ sĩ tài ba trong lĩnh vực phát triển phần mềm hay xây dựng hệ thống với những đoạn code “khó nhằn” thì BA mang trong mình sứ mệnh là “cầu nối” then chốt giữa đội ngũ CNTT và khách hàng (doanh nghiệp). Đảm nhiệm vai trò là người “phiên dịch” trong các dự án nên thử thách lớn nhất của BA chính là hiểu rõ được yêu cầu của khách hàng ở nhiều lĩnh vực khác nhau và đảm bảo sao cho quá trình vận chuyển thông tin đó đến với bộ phận lập trình được diễn ra suôn sẻ, chính xác.

 

Là BA – Tại sao không?

BA không phải là người lập trình giỏi nhưng luôn là người hiểu khách hàng muốn gì nhất. Và đó là lý do vì sao cùng với sự phát triển vượt bậc của IT và công nghệ trong hoạt động doanh nghiệp thì vai trò của chuyên viên BA ngày càng được khẳng định và coi trọng. Những giải pháp phần mềm trong hệ thống của các ngân hàng, công ty bảo hiểm hay việc phát triển các ứng dụng di động là những ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp nhằm mục đích cải thiện quy trình quản lý cũng như mang đến những trải nghiệm tiện ích nhất cho người dùng. Qua đó, họ mong muốn tìm kiếm một công ty tư vấn phần mềm IT chuyên nghiệp và chính BA với những lần gặp gỡ, tương tác từ giai đoạn đầu nhận yêu cầu là đại diện tiêu biểu của đối tác mà họ đang đặt trọn niềm tin.

Ở các nước phát triển, BA trở thành mục tiêu săn đón hàng đầu của các tập đoàn lớn với một mức lương hấp dẫn. Theo thống kê của Business Insider, ông hoàng Google sẵn sàng bỏ ra trên $100,000/năm cho vị trí BA vì họ nhận thức được rằng người phiên dịch giữa lập trình viên và khách hàng này sẽ giúp cho các dự án lớn được thực thi suôn sẻ về cả ý tưởng, giải pháp đề xuất lẫn gói chi phí. Con số mà BA nhận được tại Google nằm trong top 13 công việc được trả lương cao nhất của tập đoàn này. Tại Việt Nam, công việc BA tại các công ty IT hàng đầu như CSC, Harvey Nash, Epsilon Mobile hay Qsoft hiện là những từ khóa được tìm kiếm phổ biến trên các trang tìm việc uy tín.

 

Cơ hội dành cho ai?

Đảm nhận vị trí quan trọng trong một dự án cùng một mức lương cạnh tranh sẽ là phần thưởng tương xứng của bất kỳ ai mong muốn đeo đuổi con đường BA. Tuy nhiên, thách thức đặt ra cũng không phải là ít khi mà công việc không chỉ đơn thuần đòi hỏi bạn phải có một kiến thức thật vững vàng về IT mà còn phải lãnh hội trong mình những kỹ năng quan trọng. Liệu có cơ hội nào dành cho sinh viên mới tốt nghiệp?

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất. 

Nhóm nội dung Công ty Đào Tạo và Tư Vấn BAC

Previous Post
Next Post
Exit mobile version