Table hay bảng là một lưới chứa dữ liệu liên quan trong một chuỗi các hàng và cột được sắp xếp một cách hợp lý. Bảng cũng có thể chứa các tiêu đề và một dòng dành riêng cho các tổng. Bảng là lựa chọn tốt khi cần so sánh định lượng mà trong đó bạn cần xem xét nhiều giá trị trong cùng danh mục. Ví dụ dưới đây cho thấy bảng hiển thị 5 measures khác nhau cho Category.
Power BI cho phép tạo ra các bảng trong các reports và các yếu tố làm nổi bật với các hình ảnh khác trên cùng báo cáo. Bạn có thể chọn dòng, cột và thậm chí là ô và đánh dấu riêng. Ngoài ra, các ô trong bảng còn có khả năng được di chuyển đến một ứng dụng khác bằng thao tác Copy và Paste. Hãy cùng BAC trải nghiệm tất cả tính năng này trên Power BI, bạn có thể thực hiện trên cả Power BI Desktop và Power BI service.
1. Khi nào sử dụng bảng trong Power BI
Một số ứng dụng phổ biến của bảng:
- Xem và so sánh dữ liệu chi tiết và giá trị chính xác (thay vì dùng hình ảnh trực quan).
- Hiển thị dữ liệu trong một định dạng bảng.
- Hiển thị dữ liệu số theo danh mục.
2. Tạo bảng trong Power BI
Trước khi bắt đầu bạn cần tải về tệp dữ liệu mẫu Retail Analysis sample PBIX tại đây. Sau đó, mở ứng dụng Power BI Desktop trên máy tính và kết nối đến dữ liệu đã tải về.
Bây giờ, chúng ta sẽ sử dụng dữ liệu mẫu để tạo ra một bảng hiển thị giá trị doanh số (sales) theo danh mục sản phẩm (category).
- Bước 1: Từ thanh Fields, chọn Item > Category.
Power BI sẽ tự động tạo ra một bảng chứa danh sách tất cả danh mục.
- Bước 2: Chọn Sales > Average Unit Price và Sales > Last Year Sales
- Bước 3: Tiếp tục chọn Sales > This Year Sales và chọn cả 3 lựa chọn: Value, Goal và Status.
- Bước 4: Trong thanh Visualizations, bạn chọn ô Values (có biểu tượng như ảnh dưới) và kéo các giá trị sao cho tương ứng với bảng mà chúng ta cần tạo ở đề bài. Bạn có thể tham khảo kết quả trong hình minh họa dưới đây.
3. Định dạng bảng
Sau khi đã tạo bảng, chúng ta cần thực hiện công việc định dạng để bổ sung các đánh dấu cần cho việc phân tích. Power BI cung cấp nhiều cách để định dạng, cách đơn giản nhất là chọn ô Format có định dạng con lăn sơn bên cạnh ô Values trong thanh Visualization.
Có rất nhiều tùy chọn được cung cấp sẵn để bạn khám phá, hãy thử bắt đầu với dạng lưới. Ảnh minh họa sau sẽ cho bạn một lưới dọc màu xanh, thêm khoảng trống vào các dòng và tăng kích thước chữ cùng nội dung.
Kết quả thu được sẽ tương tự như bảng sau:
Đối với các tiêu đề cột, bạn có thể thay đổi màu nền và thêm một phác thảo và tăng cỡ chữ như ảnh dưới.
Kết quả thu được sau khi áp dụng các thay đổi cho tiêu đề cột.
Ngoài ra, Power BI còn hỗ trợ áp dụng định dạng cho các cột và tiêu đề cột riêng lẻ. Hãy mở rộng thẻ Field formatting và chọn cột cần định dạng từ menu thả xuống. Phụ thuộc vào giá trị của cột, Field formatting sẽ cho bạn các tùy chọn như hiển thị đơn vị, màu sắc, số vị trí thập phân, nền, căn chỉnh và nhiều hơn nữa. Khi đã điều chỉnh xong hãy xác định bạn có muốn áp dụng cho hàng tiêu đề và tổng hay không bằng cách bật hoặc tắt thanh trượt.
Kết quả của bảng sau khi áp dụng các chỉnh sửa.
Một mẫu định dạng phổ biến thường dùng, kết quả cuối cùng sẽ tương tự như sau.
4. Định dạng có điều kiện
Conditional formatting hay định dạng có điều kiện là một định dạng khác. Power BI có thể áp dụng định dạng có điều kiện với bất kì fields nào mà bạn đã thêm vào ô Values trong thanh Visualizations.
Với định dạng có điều kiện cho bảng, bạn có thể chỉ định các biểu tượng, đường dẫn, màu nền cho ô và màu sắc dựa trên giá trị ô, bao gồm cả màu gradient.
- Bước 1: Trong thanh Format, mở thẻ Conditional formatting.
- Bước 2: Chọn một field để định dạng và chuyển thanh trượt thành On tại dòng Background color. Power BI áp dụng một gradient dựa trên các giá trị trong cột. Để thay đổi các màu mặc định, bạn chọn Advanced controls.
Nếu bạn chọn tùy chọn Diverging, bạn có thể cấu hình giá trị trung tâm tại ô Center.
Hãy áp dụng một vài định dạng tùy chỉnh cho giá trị Average Unit Price của chúng ta. Bắt đầu từ việc chọn Diverging, thêm một vài màu và chọn OK.
- Bước 3: Thêm một trường mới có cả giá trị dương và âm vào bảng. Chọn Sales > Total Sales Variance.
- Bước 4: Thêm định dạng thanh dữ liệu có điều kiện bằng cách chuyển thanh trượt thành On tại dòng Data bars.
- Bước 5: Để tùy chỉnh các thanh dữ liệu, chọn Advanced controls. Một hộp thoại xuất hiện, chọn màu cho cột âm (Negative bar) và cột dương (Positive bar), đánh dấu chọn ô Show bar only và bất kì tính năng nào bạn mong muốn.
- Bước 6: Chọn OK để hoàn tất.
Các thanh dữ liệu thay thế các giá trị số trong bảng, giúp việc phân tích hiệu quả hơn.
- Bước 7: Thêm các tín hiệu trực quan với biểu tượng bằng cách chọn thẻ Conditional formatting, chọn This year sales từ menu thả xuống. Chuyển thanh trượt thành On, để tùy chỉnh các biểu tượng, chọn Advance controls.
5. Copy giá trị từ bảng trong Power BI sang các ứng dụng khác
Bảng hoặc ma trận chứa nội dung mà bạn muốn dùng trong ứng dụng khác như Dynamics, CRM, Excel và thậm chí là Power BI reports. Trong Power BI, khi bạn nhấp chuột phải vào một ô, bạn có thể copy dữ liệu trong một ô đơn hoặc một lựa chọn của các ô vào clipboard và paste nó vào các ứng dụng khác.
-
Để copy giá trị của một ô:
- Bước 1: Chọn ô mà bạn muốn copy.
- Bước 2: Nhấp chuột phải vào ô.
- Bước 3: Chọn Copy > Copy value.
Với giá trị ô chưa được định dạng trên bảng tạm của bạn, bạn có thể dán nó vào một ứng dụng khác.
-
Để copy nhiều hơn một ô:
- Bước 1: Chọn một dãy các ô hoặc ấn giữ phím Ctrl để chọn nhiều ô.
- Bước 2: Nhấp chuột phải vào ô bất kì mà bạn đã chọn.
- Bước 3: Chọn Copy > Copy selection.
6. Điều chỉnh kích thước cột của một bảng
Thỉnh thoảng, Power BI sẽ tự động cặt ngắn tiêu đề một cột trong report hoặc dashboard. Để hiển thị toàn bộ tên cột, rê chuột qua khoảng trống bên phải của tiêu đề để hiển thị mũi tên hai chiều, nhấn giữ và kéo để thay đổi kích thước cột.
Bài viết cung cấp khá đầy đủ các hướng dẫn tạo và chỉnh sửa bảng trong Power BI. Ngoài khả năng phân tích và trực quan dữ liệu bằng các biểu đồ, hãy áp dụng bảng cho các phân tích có giá trị chính xác để báo cáo trở nên sinh động và chi tiết hơn. Hy vọng những kiến thức trên sẽ hữu ích với bạn đọc, đừng quên theo dõi các bài viết mới nhất tại website bacs.vn.
Nguồn tham khảo: docs.microsoft.com
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
Các bài viết liên quan Power BI:
- Power BI cơ bản cho người mới bắt đầu
- Chỉnh sửa và định hình dữ liệu trong Power BI Desktop
- Kết hợp dữ liệu trong Power BI Desktop
- Hướng dẫn kết nối dữ liệu trong Power BI Desktop
- Hướng dẫn tải & cài đặt Power BI trên máy tính
- Khóa học Phân tích và trực quan hóa dữ liệu với Power BI
- Power BI là gì?
Các bài viết liên quan:
- TABLEAU – Giải pháp BUSINESS INTELLIGENCE (BI) – click vào đây
- Hướng dẫn cài đặt và Sử dụng TABLEAU – click vào đây
- Tính năng mới trên tableau – verion 2019.1 – click vào đây
BAC – Biên soạn và tổng hợp nội dung