Sức mạnh to lớn của mã màu trong việc phân tích nghiệp vụ

Mã hóa màu đã được nhân loại sử dụng từ rất lâu đời. Nổi tiếng nhất có lẽ là các chỉ báo đèn giao thông được sử dụng trên toàn thế giới để hỗ trợ người lái xe và người dân. Tuy nhiên thực tế, hầu hết các nhà phân tích nghiệp vụ ít chú trọng đến việc sử dụng sức mạnh và tính năng của mã màu trong công việc. 
Bài viết sau đây, BAC sẽ giới thiệu cho bạn một số trường hợp sử dụng mã màu và lợi ích vô cùng quý giá của chúng đối với các nhà phân tích nghiệp vụ. 
Mô hình hóa phạm vi (Scope Modeling)
Có thể thấy tất cả các nhà phân tích yêu cầu đều đồng ý rằng các mô hình luôn truyền đạt nhiều hơn mặc dù rất ít văn bản được hiển thị. Các mô hình cũng cải thiện sự rõ ràng của các yêu cầu. Tất cả chúng ta đều biết cách lập mô hình hóa các quy trình, hoạt động, thực thể và trạng thái. Tuy nhiên, khi đề cập đến phạm vi mô hình, tất cả chúng ta đều cảm thấy e ngại.
Hầu hết các sách hướng dẫn đều chỉ dẫn rằng hãy thử sơ đồ thử nghiệm trường hợp sử dụng hoặc phân tách chức năng. Chúng ta có thể sử dụng hai kỹ thuật này cho các dự án trong phạm vi. Vậy điều gì sẽ xảy ra với các dự án nằm ngoài phạm vi hoặc trạng thái chưa được xác định? Chúng ta sẽ quyết định như thế nào? 
Tại sao không sử dụng các chỉ số RAG mà hầu hết mọi người trong doanh nghiệp đều có thể dễ dàng hiểu được? Màu xanh lá cây (G) cho trong phạm vi, màu hổ phách (A) cho điều chưa được quyết định và màu đỏ (R) cho những gì nằm ngoài phạm vi. Dưới đây là một ví dụ về mô hình Suxeed Scope được thực hiện. 
Use Case Diagrams
Các kỹ sư yêu cầu và các nhà phân tích nghiệp vụ doanh nghiệp đã sử dụng Use Case Diagrams trong một thời gian dài và kết luận rằng Use Case Diagrams rất hữu ích để chỉ ra các tính năng, tác nhân, người tham gia, phạm vi và các chức năng có khả năng tái sử dụng của hệ thống. Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận ra tất cả chúng đều không có màu, hầu như đều có màu đen và trắng.
Nếu làm việc với tư cách một BA, bạn nên tô màu các trường hợp sử dụng để làm cho chúng trực quan hơn. Sau đây là bảng màu được đề xuất:
Ghi chú một số gợi ý:
  • Trong phạm vi (In-scope): Màu xanh lá cây
  • Ngoài phạm vi (Out of scope): Màu đỏ
  • Nghi ngờ (Doubtful): Màu vàng
  • Lạm dụng/sử dụng sai (Misuse): Màu đen
  • Bắt buộc (Include): Màu xanh dương
  • Không bắt buộc/mở rộng (Extend): Màu hạt dẻ
Mô hình quy trình (Process modeling)
Phối màu RAG cũng có thể khá hiệu quả trong các mô hình quy trình. Ở đây trong mô hình quy trình cấp cao này, chúng tôi hiểu 2 quy trình đang hoạt động tốt, Xác định triển vọng và Hỗ trợ triển vọng, một quy trình đang hoạt động không tốt lắm, Chuyển đổi triển vọng và một quy trình đang hoạt động kém, Nuôi dưỡng triển vọng.
Bảng màu RAG cũng rất hiệu quả trong các mô hình quy trình. Trong mô hình quy trình tiên tiến này, dễ dàng nhận thấy rằng có hai quy trình đang hoạt động rất tốt, đó là xác định khách hàng tiềm năng và hỗ trợ khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó có một quy trình không hoạt động không hiệu quả lắm đó là chuyển đổi khách hàng tiềm năng và quy trình còn lại hoạt động kém là nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng.
Mô hình kinh doanh Canvas (Business model canvas)
Trong kinh doanh, mô hình Canvas được coi như một khung chiến lược quan trọng để định vị hướng đi của doanh nghiệp. Với các ý ngắn gọn và đồ họa chi tiết, chỉ trong một trang giấy mô hình Canvas có thể thể hiện đầy đủ định hướng các kế hoạch phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhờ những ưu điểm tuyệt vời mà mô hình kinh doanh Canvas đang dần trở nên phổ biến và là tài liệu không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.
Chỉ tối ưu lợi ích của mô hình kinh doanh Canvas, chúng ta cũng có thể sử dụng mã màu để chỉ ra các khía cạnh của hiệu suất tổ chức đạt yêu cầu, các lĩnh vực cần cải thiện và những khu vực hoạt động kém trong khung mô hình Canvas.
Với bài viết về tầm quan trọng của mã màu này, hy vọng BAC đã chứng minh cho bạn thấy tính hữu ích của kỹ thuật mã hóa màu. BAC hoàn toàn chắc chắn rằng sẽ có nhiều kỹ thuật khác mà mã màu có thể rất hữu ích. Vì vậy, với vai trò là một BA, đừng quên tận dụng sức mạnh to lớn của mã màu trong công việc của mình nha. Chúc bạn có một ngày làm việc hiệu quả và hãy nhớ thường xuyên ghé thăm BAC’s Blog để cập nhật nhiều thông tin mới nhé!
Nguồn tham khảo:

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
 
 

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất

Ban biên tập nội dung – BAC

 
Previous Post
Next Post
Exit mobile version