Project Vision Document

Ở bài viết trước BAC giới thiệu tổng quan 9 loại tài liệu BA cần biết, hôm nay BAC tập trung duy nhất 1 loại tài liệu cho bài viết này là: Project Vision Document. 
 
Project Vision Document
Project Vision Document (PVD) là loại tài liệu ghi nhận lại tầm nhìn và những kết quả mong đợi trong tương lại đối với dự án. Cụ thể hơn, PVD sẽ làm rõ các câu hỏi chính như:
  • Lý do tại sao nên thực hiện dự án này?
  • Mục đích của dự án để phục vụ nhu cầu nào hay giải quyết vấn đề gì?
  • Phạm vi dự án như thế nào? Ai sẽ là những có ảnh hưởng và bị ảnh hưởng khi thực thi dự án này?
  • Kết quả mong đợi của dự án là gì và nó sẽ được đo lường trên những tiêu chí nào? 
  • Đối tượng sử dụng PVD là bộ phận quản lí cấp cao bên phía doanh nghiệp và BA để có thể chắc rằng những hai bên đã hiểu rõ và hiểu đúng những kết quả thay đổi mong đợi trong tương lai với doanh nghiệp. 
Một tài liệu PVD cụ thể sẽ có outline như sau: 
1. Introduction – Giới thiệu
Phần này cung cấp cái nhìn tổng quát nhất về dự án, cụ thể về mục đích thực hiện, phạm vị, các bên liên quan và những thuật ngữ sẽ được dùng trong tài liệu.
  • Purpose (Mục đích) 
    • Liệt kê lí do tại sao cần thực hiện dự án và danh sách người dùng cuối
    • Mô tả thông tin người dùng mục tiêu
    • Xác định các yêu cầu các chức năng chính và yêu cầu phi chức năng của hệ thống. 
  •  Scope (Phạm vi)
Một cách dễ hiểu đây là phạm vi của tài liệu PVD. 
  • References (Nguồn tham khảo)
Liệt kê các tài liệu được đề cập trong PVD. Mỗi loại tài liệu nên được đánh dấu theo tên, ID, bản cập nhật, tên người tạo tài liệu, và vị trí lưu trữ tài liệu đó. 
2. Positioning (Định vị)
Thông thường, mục này sẽ dùng cho các dự án in-house. 
  • Business Opportunity (Cơ hội kinh doanh)
Mô tả ngắn gọn những cơ hội mà doanh nghiệp để có thể có được khi thực hiện dự án này
  • Problem Statement (Vấn đề thực tại)
Tóm tắt các vấn đề của doanh nghiệm sẽ được giải quyết khi thực hiện dự án này.
Các bạn có thể trình bày dưới dạng các mẫu câu cụ thể, rõ ràng như:  
  • Product Position – Định vị sản phẩm
Cho bạn thấy tuyên bố tổng thể về vị trí cao nhất mà kết quả dự án hướng tới. Phần này có thể được trình bày theo như gợi ý dưới đây: 
3. Stakeholder and User Description – Các bên liên quan và mô tả người dùng
  • Market Demographics – Nhân khẩu học:
    Tóm tắt phân khúc thị trường và các thông tin chính về nhân khẩu học người dùng tiềm năng đối với sản phẩm. Ước tính số lượng khách hàng tiềm năng và khả năng chi trả cho sản phẩm để chắc rằng sản phẩm cuối cùng làm ra sẽ đáp ứng được những nhu cầu của họ. Hay nói cách khác, đây là những câu hỏi trong chiến lược của tổ chức, cụ thể:
    • Mức độ ảnh hưởng / phủ sóng trên thị trường của tố chức như thế nào?
    • Điều gì ở sản phẩm sẽ làm người dùng thích thú?
    • Dự án này hỗ trợ gì, như thế nào cho mục tiêu chiến lược của tổ chức?  
  • Stakeholder summary – Phân tích các bên liên quan:
    Liệt kê danh sách các bên liên quan (có ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng bởi dự án) và vai trò của họ trong dự án này. Một số câu hỏi gợi ý giúp bạn xác định stakeholder như sau:
    • Ai là những bên đưa ra các yêu cầu? 
    • Ai sẽ là người có quyền quyết định cuối cùng nếu có sự xung đột yêu cầu từ các bên liên quan khác nhau?
    • Ai sẽ là người thanh toán cuối cho hệ thống này? 
    • Hoặc các bạn cũng có thể lập bảng sau để dễ theo dõi. 
  • User profiles – thông tin người dùng:
    Mô tả từng người dùng trong hệ thống và thông tin của họ. Mỗi người dùng như vậy nên cung cấp các thông tin như:
    • Hệ thống này cung cấp cho ai dùng
    • Nền tảng kĩ thuật của người dùng
    • Trách nhiệm chính của họ trong hệ thống 
    • Xu hướng thiết kế hệ thống nào sẽ khiến người dùng dễ sử dụng hơn
    • Điều gì khiến người dùng gặp khó khăn khi sử dụng hệ thống
    • Hệ thống mang lại lợi ích gì cho người dùng
    • Sau đó, các bạn có thể thiết lập các thông tin trên vào bảng sau để dễ quản lí hơn.
  • User environment (Môi trường người dùng)
    Mô tả chi tiết môi trường làm việc của người dùng mục tiêu. Dưới đây là một số gợi ý cho các bạn:
    • Số lượng người dùng tham gia vào một công việc là bao nhiêu? Nó có thay đổi không?
    • Một công việc có vòng đời là bao lâu? Thời gian dành cho mỗi một hoạt động là bao nhiêu? Nó có thay đổi không? 
    • Có giới hạn bất kì môi trường làm việc đặc thù nào không: như di động, ngoài trời, trên máy bay, …
    • Có những nền tảng nào đang được dùng để xây dựng hệ thống thống tin hiện nay? Trong tương lai sẽ có loại nào không?
    • Những ứng dụng nào khác đang được sử dung? Nền tảng ứng dụng của bạn có tương thích với chúng không?
4. Product overview – Tổng quan về sản phẩm
Mô tả hệ thống mong đợi trong tương lai, mối quan hệ giữa các chức chính trong hệ thống bằng context diagram. Sơ đồ này sẽ giúp bạn hình dung tổng qua về hệ thống có những chức năng nào và quy trình hoạt động ra sao. 
5. Product features – Các chức năng của hệ thống
Liệt kê danh sách các chức năng sẽ được xây dựng. Mỗi chức năng là phục vụ cho việc giải quyết nhu cầu nào đó của người dùng cuối. 
Và cụ thể mỗi chức năng sẽ được thể hiện cụ thể bằng cách sơ đồ như User story/ User case 
Các bạn có thể tham khảo thêm ở bài viết sau.   
 
6. Precedence and priority – Sắp xếp ưu tiên
Điều này rất quan trọng trong tài liệu PVD này. Hãy liệt kê các chức năng cần được ưu tiên xây dựng trước. Điều này sẽ giúp các bạn xác định mức độ quan trọng giữa từng chức năng để có kế hoạch thực hiện dự án phù hợp với quy trình nghiệp vụ của phía doanh nghiệp và năng lực của team. 
 
7. Assumptions and Dependencies (Đặt ra các giả định và mối quan hệ phụ thuộc)
Liệt kê danh sách các yếu tố ảnh hưởng đến các chức năng có trong hệ thống, bao gồm các giả định về các mối quan hệ phụ thuộc giữa chúng. Tất nhiên sẽ có sự thay đổi khi thật sự cần thiết, bạn sẽ cập nhật vào tài liệu này.
8. Cost and pricing – Chi phí và giá cả.
Phần nội dung này thường dùng cho các dự án in-house, bao gồm các chi phí triển khai và hoạt động của hệ thống
9. Other requirements – yêu cầu khác: 
Phần này là những yêu cầu phi chức năng của người dùng đặt ra cho hệ thống. Mặt khác phần này cũng sẽ được mô tả chi tiết trong tài liệu mô tả kỹ thuật,  
  •  Document requiremnets: 
Phần này sẽ mô tả các tài liệu cần thiết để khi triển khai hệ thống, như Hướng dẫn sử dụng, Hướng dẫn cài đặt, Cấu hình phần mềm, …
  • Licending requirements:
Liệt kê các phần mềm/ phân hệ chức năng được mua từ bên thứ 3. 
  • Constrains: 
Bao gồm các rằng buộc về thiết kế trong ngành. 
 
10. Appdex – phụ lục
  • Bao gồm các tài liệu giúp hiểu rõ hơn về giải pháp được đề xuất trước khi có những tài liệ chi tiết hơn, cụ thể là quy trình làm việc của doanh nghiệp, dữ liệu mẫu, …
  • Với lớp Phân tích nghiệp vụ phần mềm cơ bản do BAC tổ chức, các giảng viên cũng giới thiệu loại tài liệu này và các nhóm tham gia phần thực hành để viết PVD và trình bày về dự án của mình. Bạn cũng có thể đọc thêm bài viết phân biệt một số tài liệu BRD, SRS, FRS tại đây 
  • Đăng ký tham gia khóa học để có được mẫu tài liệu & cùng thực hành với giảng viên về loại tài liệu này. 

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.

 

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất. 

Ban biên tập nội dung – BAC

 

Previous Post
Next Post
Exit mobile version