“Chuyển đổi số” (Digital Transformation) là khái niệm được xuất hiện trong thời gian gần đây trong thời đại bùng nổ về internet. Chuyển đổi số tạm hiểu là quá trình ứng dụng sự tiên tiến trong công nghệ vào việc giải quyết các vấn đề hiệu quả hơn. Trong đó, áp dụng thành công việc chuyển đổi số trong các khía cạnh của doanh nghiệp sẽ đem lại nhiều lợi ích như tăng hiệu suất làm việc, tăng giá trị mang lại cho khách hàng, cũng như việc tăng hiệu quả hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau. Nhờ sự hỗ trợ đắc lực của hệ thống mạng Internet và lực lượng nhân sự kỹ thuật chất lượng cao, từng phút từng giây mà một tập đoàn lớn có thể khai thác, tinh lọc và số hóa hàng nghìn dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau trên một bộ lưu trữ chung của doanh nghiệp. Chính những dữ liệu (data) này rất quan trọng đối với mọi tổ chức kinh doanh. Đó là tiền đề để đưa ra các quyết định, chiến lược mang tính sống còn của doanh nghiệp để thu hút và phục vụ khách hàng. Trong đó, Master Data chính là một trong những nhân tố quan trọng mà doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp lớn, tổ chức chuyên nghiệp cần phải nắm bắt.
Vậy Master Data là gì? Master Data và Transaction Data có giống nhau hay không? Hãy cùng BAC tìm hiểu nhé!
1. Master Data
1.1 Định nghĩa:
Master Data là dạng dữ liệu có mức độ tĩnh cao, có nghĩa là nó hiếm khi thay đổi và hầu hết có giá trị dài hạn. Vì Master Data được sử dụng bởi nhiều phòng ban của công ty nên nó rất liên quan đến tất cả các quy trình nghiệp vụ của doanh nghiệp. Master Data chính là một trong những tiêu chí được sử dụng trong quá trình thống kê và đánh giá dữ liệu. Master Data là chìa khóa, cốt lõi của tổ chức.
1.2 Ví dụ:
Master Data là tập hợp các thông tin về các đối tượng đó như: thông tin về sản phẩm, nhà cung cấp, khách hàng, nhân viên, địa lý. Ví dụ về Master Data:
-
Ví dụ 1: Đối với thông tin khách hàng thì không chỉ có mỗi tên khách hàng, mà còn bao gồm nhiều thông tin khác như:
- Tên khách hàng
- Địa chỉ
- Số điện thoại
- Sinh nhật
- …
-
Ví dụ 2: Master Data liên quan đến sản phẩm bao gồm:
- Số hiệu
- Tên sản phẩm
- Vị trí trong kho
- Nguyên liệu thô được sử dụng để sản xuất
- …
Tất nhiên, không chỉ có một sản phẩm mà còn nhiều sản phẩm khác. Việc duy trì tổng quan về toàn bộ phạm vi sản phẩm phụ thuộc vào Master Data có chính xác không. Tuy nhiên, nếu dữ liệu đã lỗi thời và không chính xác, điều này sẽ dẫn đến các quy trình nghiệp vụ bị lỗi và không hiệu quả. Khi ta xây dựng được 1 bộ Master Data chuẩn, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tìm kiếm, tra cứu thông tin, hỗ trợ việc đồng bộ và nhất quán dữ liệu, cũng như tiết kiệm thời gian nhập liệu.
2. Transaction Data
2.1 Định nghĩa
Transaction Data là dạng dữ liệu động, được sử dụng bởi các phòng ban cụ thể và liên quan đến các giao dịch của doanh nghiệp. Mức độ liên quan của nó được giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định. Đối với các số liệu thống kê đã đề cập, Transaction Data cung cấp các dữ kiện đằng sau các tiêu chí của Master Data. Ngoài ra, Transaction Data là dạng dữ liệu phụ thuộc vào Master Data. Không thể có bất kỳ Transaction Data nào nếu không có Master Data. Vậy nên, Transaction Data thường được đổi mới và thay thế.
2.2 Ví dụ:
Transaction data là dữ liệu về 1 giao dịch cụ thể ví dụ như yêu cầu thanh toán, mua hàng. Ví dụ:
- Ví dụ 1: Khi bạn muốn đặt thành công một đơn hàng, bạn sẽ có mã đơn hàng riêng để theo dõi đơn hàng.
- Ví dụ 2: Khi bạn mua một món hàng, dữ liệu về giá cả, khuyến mãi, phương thức thanh toán là Transaction Data bởi vì loại dữ liệu này thường xuyên thay đổi. Cụ thể: Giá của mặt hàng A có thể là $5 ngày hôm nay, dự báo là $8 vào ngày mai.
- Ví dụ 3: Khi bạn cần chứng từ điện tử cho yêu cầu, chứng từ sẽ có mã số riêng.
3. Sự khác nhau giữa Master Data và Transaction Data?
Cả Master Data và Transaction Data đều có thuộc tính duy nhất. Dữ liệu của Master là dữ liệu tĩnh trong khi dữ liệu giao dịch là dữ liệu động. Quản lý dữ liệu chủ và dữ liệu giao dịch rất quan trọng đối với các tổ chức hiện đại, phức tạp.
Sự khác biệt chủ yếu giữa Master Data và Transaction data chính là: Master Data là dữ liệu đại diện cho người, địa điểm hoặc những thứ có liên quan đến một tổ chức/ doanh nghiệp. Trong khi đó, Transaction Data là dữ liệu được sử dụng bởi Master Data. Cả Master Data và Transaction Data đều có thuộc tính riêng biệt. Master Data là dữ liệu dạng tĩnh (static data), còn Transaction Data là dữ liệu động (dynamic data).
Sự khác biệt giữa hai loại dữ liệu này được BAC tóm gọn lại theo bảng bên dưới:
Sự khác nhau |
Master Data |
Transaction Data |
---|---|---|
Định nghĩa |
|
|
Nền tảng |
|
|
Biến động |
|
|
Vấn đề |
|
|
Ví dụ |
|
|
BAC hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đến với bạn đọc. Mời bạn tham khảo thêm các file mẫu:
Nguồn tham khảo:
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Khoá học Online:
Khoá học Offline:
Tại Tp.HCM:
Tại Hà Nội:
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất.
Ban biên tập nội dung – BAC