Các công ty, doanh nghiệp trong thời đại kỹ thuật số đều xem dữ liệu là một tài sản quan trọng của họ và sử dụng chúng như một lợi thế cạnh tranh. Vì vậy Business Analyst ngày nay đóng vai trò then chốt đối với sự thành bại trong các dự án tương lai của doanh nghiệp bằng việc nghiên cứu các dữ liệu và đưa ra các quyết định kinh doanh sáng suốt, các quy trình tự động hóa, tối ưu hóa. Các doanh nghiệp nổi bật hiện nay đều sử dụng Business Analysis để phân tích thống kê tăng trưởng trong kinh doanh và hơn nữa là dự đoán kết quả trong tương lai để có những hướng đi hợp lý nhất.
Theo thông tin mới nhất được thu thập được từ 2018, mức lương trung bình của một Quản lý Business Analyst là 115,721$. Cũng có những thống kê chỉ ra rằng, riêng trong năm 2020 Ấn Độ sẽ cần đến 1,2 triệu Business Analyst. Đó là lý do vì sao số lượng tuyển dụng của ngành BA cao nhất trong các lĩnh vực kinh tế. Dưới đây, chúng tôi sẽ tổng hợp giúp bạn những câu hỏi phỏng vấn hay nhất trong tuyển dụng theo các mức độ như:
- Senior Business Analyst
- Technical Business Analyst
- Junior Business Analyst
- Business Analyst Behavioral
Các cấp độ tuyển dụng Business Analyst
Senior Business Analyst Interview Questions
Phần này sẽ dành cho các bạn có kinh nghiệm từ 2-3 năm trong ngành Business Analysis, dưới đây sẽ là những câu hỏi phỏng vấn phổ biến nhất đi kèm với cách trả lời, những gợi ý này chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn.
- Trình bày vai trò và trách nhiệm chính của một Business Analyst?
Một số chức năng quan trọng của một Business Analyst có thể kể tới như:
- Kỹ năng cơ sở khách hàng
- Phương pháp tư duy lập kế hoạch
- Kỹ năng giao tiếp
- Khả năng hợp tác với các bộ phận khác
- Kỹ năng Logic
- Kỹ năng Quản lý
- Khả năng định hướng khách hàng
- Khả năng ứng biến với những thay đổi
- Flowchart là gì?
Flowchart thể hiện quy trình hoạt động toàn diện của cả hệ thống thông qua các dấu hiệu và sơ đồ. Flowchart có vai trò quan trọng bởi nó giúp cho các nhà phát triển và các cá nhân liên quan trong quy trình dễ dàng nhận biết được hệ thống.
- Giải thích ý nghĩa của một sơ đồ hoạt động
Sơ đồ hoạt động là một dạng dễ và cơ bản của flowchart cho phép các chuyên gia có thể trình bày hình ảnh của workflow một cách đơn giản và rõ ràng trong một trường hợp chuyên nghiệp. Mục đích của sơ đồ hoạt động là trình bày số lượng sự kiện trong một tổ chức ở các phần khác nhau.
- Những yếu tố nào là quan trọng đối với sơ đồ hoạt động?
Đó là các hoạt động, các giao điểm ban đầu, quy trình kiểm soát, các quyết định, các nhánh, các điều kiện bảo vệ, các phép nối hoặc giao điểm kết thúc.
- Giải thích ý nghĩa của quản lý dự án?
Quản lý dự án là xây dựng các quy trình về kế hoạch, thiết lập, truyền cảm hứng và quản lý nguồn lực, sự kiện, quy trình để đạt được mục tiêu đã đặt ra. Kỹ năng này dùng để thiết lập các kỹ thuật và xử lý các vấn đề hàng ngày. Nhiệm vụ chính của quản lý dự án là bao quát được tất cả các phần trong dự án như thời gian, điểm mạnh, cơ hội, ngân sách, …
- Giải thích ý nghĩa của “requirement”?
“Requirement” là khả năng bị ảnh hưởng bởi một giải pháp để giải quyết các vấn đề hoặc để đạt được mục tiêu đã đề ra. Những điều cần thiết ở đây là đóng góp cho nhiều giai đoạn của SDLC và đó phải là những tài liệu đúng và được xác thực bởi người dùng/các nhà đầu tư.
- PaaS là gì?
PaaS là một trong những danh mục của Cloud Computing cung cấp nền tảng, môi trường cho phép các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng và dịch vụ qua internet. Các dịch vụ của PaaS được lưu trữ ở Cloud và người dùng có thể dễ dàng truy cập qua trình duyệt của họ.
- SaaS là gì?
Software as a Service (SaaS) – dịch vụ phần mềm là một mô hình phân phối phần mềm, đóng vai trò như một bên thứ 3 cung cấp địa điểm lưu trữ các ứng dụng và giúp người dùng có thể truy cập được vào chúng thông qua internet
- IaaS là gì?
Infrastructure as a Service (IaaS) – dịch vụ cơ sở hạ tầng là một dạng Cloud Computing cung cấp các tài nguyên điện toán ảo thông qua internet
- CaaS là gì?
Communications as a Service (CaaS) – dịch vụ truyền thông là một phương pháp tương tác sử dụng nguồn lực bên ngoài, dưới dạng thuê từ một bên cung cấp dịch vụ khác trên internet
- Giải thích ý nghĩa của flow chart?
Flow chart dùng để truyền tải một hình ảnh đồ họa của một quy trình. Sơ đồ này sẽ giúp cơ cấu phức tạp của hệ thống đang hoạt động tại tổ chức trở nên dễ hiểu đối với mọi người. Nếu bạn có một hệ thống phát triển rộng lớn và nhiều khía cạnh với nhiều bộ phận, thông tin, nguồn dữ liệu, dữ liệu cuối và các thủ tục liên quan thì một flow chart là cách xử lý hợp lý nhất cho tất cả những thống kê đó. Nó thường được dùng trong quá trình thiết kế và thử nghiệm cấu trúc hệ thống.
- Bạn hãy mô tả về Personas
Personas là mô hình được sử dụng như thay cho người dùng thực để hỗ trợ các nhà phát triển, nhóm giải pháp nắm bắt các hành vi người dùng trong các tình huống khác nhau một cách chắc chắn hơn. Trong ngôn ngữ quảng cáo, Personas biểu thị một nhóm khách hàng/ người dùng cuối.
- Giải thích ý nghĩa của Khả năng sử dụng các ứng dụng?
Khả năng sử dụng các ứng dụng miêu tả một điểm mạnh của tổ chức mà nhờ đó giúp cho tổ chức trở nên hữu ích hơn cho người dùng của họ. Khả năng ứng dụng của hệ thống sẽ được đánh giá cao nếu có thể hoàn thành mục tiêu hướng tới người dùng.
- Kể tên các công cụ được sử dụng cho Business Analysis
Một số công cụ phổ biến được sử dụng cho BA là Rational, Microsoft Excel, Power Point, MS Project, ERP Systems.
- Ý nghĩa của Benchmarking – Điểm chuẩn?
Toàn bộ quy trình đo lường chất lượng của các chính sách, chương trình, sản phẩm, quy tắc và nhiều biện pháp khác của một công ty so với biện pháp tiêu chuẩn được đặt ra cho các tính chất đó hoặc so với các công ty tương tự khác, được gọi là điểm chuẩn trong BA.
- Các tài liệu đc các BA sử dụng trong cá dự án là gì?
Các tài liệu được BA sử dụng trong một dự án thường bao gồm tài liệu đặc tính chức năng, tài liệu đặc tính kỹ thuật, tài liệu yêu cầu nghiệp vụ, sơ đồ các trường hợp ứng dụng, ma trận truy xuất nguồn gốc yêu cầu, …
- Use Case là gì?
Use case là một biểu thị bằng sơ đồ của hệ thống, nó diễn tả cách người dùng kết nối với hệ thống để đạt được một mục tiêu cụ thể. Đây là một phần tích hợp của phần mềm để xác định các tính năng để xác định mục tiêu và giải quyết các lỗi mà người dùng gặp phải.
- Các kỹ năng cần thiết của BA để được tuyển dụng
- Kỹ năng cơ bản
- Kỹ năng công nghệ
- Kỹ năng phân tích nghiệp vụ
- Các kỹ năng cơ bản nào yêu cầu phải có ở một BA
- Giải quyết vấn đề
- Giao tiếp
- Kỹ năng quản lý
- Kỹ năng nghiên cứu
- Các kỹ năng công nghệ nào yêu cầu phải có ở một BA
- MS Office
- Vận hành hệ thống
- Ngôn ngữ lập trình
- Kiến thức về cơ sở dữ liệu
- Kiến thức SDLC
- Kiến thức trong lĩnh vực
- Các kỹ năng phân tích nghiệp vụ yêu cầu phải có ở một BA
- Kỹ năng suy luận yêu cầu
- Đưa ra quyết định
- Kỹ năng phân tích
- Sáng tạo
- Lập chứng từ
- Mô hình UML là gì?
UML – Unified Modelling Language – Ngôn ngữ mô hình thống nhất. UML thường được sử dụng trong các hoạt động kinh doanh như một công cụ để ghi lại, dự tính và xây dựng nhiều thành phần của hệ thống. UML là một tiêu chuẩn về mô hình hóa chủ yếu dùng trong việc phát triển phần mềm, nhưng cũng được sử dụng như một mô hình lý thuyết bổ sung như vai trò công việc, thủ tục nghề nghiệp và chức năng quản trị.
- SRS là gì? (System Requirement Specifications)
SRS là một tài liệu hoặc một bộ tài liệu giải thích các tính năng của hệ thống hoặc ứng dụng phần mềm. Nó bao gồm một tập hợp các yếu tố với các tiện ích theo yêu cầu của khách hàng để ấp ứng nhu cầu của người dùng cuối.
- Những yếu tố chính của tài liệu SRS?
- Yêu cầu chức năng
- Yêu cầu phi chức năng (Non – Functional)
- Phạm vi công việc
- Mô hình dữ liệu
- Sự phụ thuộc
- Giả định, ràng buộc
- Tiêu chí chấp nhận,…
- Phạm vi nguy hiểm là gì?
Phạm vi nguy hiểm hoặc yêu cầu nguy hiểm là những thay đổi không kiểm soát được trong phạm vi dự án với cùng một kế hoạch hoặc ngân sách. Đó là một ví dụ về kiểm soát kém dự án dẫn đến thất bại sau này.
Technical Business Analyst Interview Questions
- Nguyên nhân của phạm vi nguy hiểm?
Các nguyên nhân dẫn đến phạm vi nguy hiểm trong dự án có thể là:
- Không có giao tiếp lành mạnh giữa các bên liên quan
- Các yêu cầu của dự án không được ghi nhận và mong đợi
- Làm thế nào để tránh phạm vi nguy hiểm?
- Yêu cầu dự án cần được truyền đạt rõ ràng
- Thay đổi quản lý thích hợp
- Thông báo thích hợp trước khi đưa ra thay đổi cuối cùng
- Sử dụng các tài liệu thích hợp với yêu cầu của dự án theo từng giai đoạn
- Nên biết cách bổ sung các tính năng nhưng không ảnh hưởng đến các chức năng hiện tại
- Phân biệt Phân tích kinh doanh và Phân tích nghiệp vụ
- Phân tích nghiệp vụ: đây là một quá trình xác định nhu cầu và đề xuất giải pháp cho các vấn đề khó khăn trong kinh doanh bằng cách sử dụng các công cụ BA như PESTEL, SWOT, FIVE, WHY,…
- Phân tích kinh doanh: dùng để thu thập và phân tích các dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau từ đó đưa ra đánh giá về insight. Bốn kiểu phân tích kinh doanh chính là: Phân tích mô tả, Phân tích theo quy tắc, Phân tích quyết định, Phân tích dự đoán
- Bạn có suy nghĩ gì về quá trình thiết kế?
Nó giúp các doanh nghiệp phân tích các thách thức và tìm ra giải pháp phù hợp cho vấn đề đó. Workflow của quá trình thiết kế là tạo nên kết quả tốt nhất có thể trong khoảng thời gian ngắn nhất
- Từ góc nhìn của một Business Analyst, thì “requirement” và “need” khác nhau như thế nào?
“Need” là định nghĩa về nhu cầu trong tương lai của doanh nghiệp còn “requirement” đại diện cho nhu cầu hiện tại của doanh nghiệp
- Kỹ thuật suy luận yêu cầu là gì?
Suy luận yêu cầu là một quá trình thu thập các yêu cầu từ stakeholder, người dùng, khách hàng bằng cách tiến hành các hội thảo, cuộc họp, phỏng vấn, bảng câu hỏi hay mô hình brainstorm,…
- Các yêu cầu phi chức năng của một dự án là gì?
Các yêu cầu phi chức năng đại diện cho mức độ thể hiện các đặc tính như tốc độ hoạt động, giao diện người dùng mượt mà, mức độ bảo mật của ứng dụng.
- Làm thế nào để nắm bắt các yêu cầu phi chức năng?
Các yêu cầu phi chức năng được ghi lại trong tài liệu SRS của dự án
- Kể tên các tài liệu được sự dụng để ghi lại các yêu cầu phi chức năng?
Các tài liệu như SDD (Software Design Document) và FRD (Functional Requirement Document),… được sử dụng để ghi lại các yêu cầu phi chức năng
- Đối với sơ đồ use case, bạn xác định flow thay thế như thế nào?
Đây là một giải pháp hoặc hoạt động thay thế để theo dõi trong trường hợp hệ thống bị lỗi
- Exceptional Flow – Flow đặc biệt khác gì với Alternate Flow – Flow thay thế?
Alternate Flow là một giải pháp hoặc hoạt động thay thế trong trường hợp hệ thống lỗi hoặc hơn nữa là flow chính. Trong khi đó, Exceptional flow là một cách vượt ngang qua các trường hợp lỗi hoặc ngoại lệ.
- Một BA có nên tham gia vào thử nghiệm không?
Có, một BA nên tham gia vào thử nghiêm vì họ là người nắm rõ nhất các yêu cầu và thách thức chung liên quan đến dự án ứng dụng hoặc phần mềm. Ngoài ra, BA còn có thể là một công cụ quản lý các lỗi trong giai đoạn thử nghiệm và giải quyết các vấn đền truy vấn.
- Ý nghĩa của INVEST trong Business Analytics?
Đó là Independent – độc lập, Negotiable – thỏa thuận, Valuable – giá trị, Estimable – có thể ước tính, Sized Appropriately – kích thước phù hợp, Testable – có thể kiểm tra. Quy tắc INVEST giúp các quản lý dự án và nhóm kỹ thuật truyền tải dự án đúng lúc.
- BPMN trong kỹ thuật phần mềm là gì?
BPMN là viết tắt của Business Process Model and Notation – mô hình quy trình nghiệp vụ và ký hiệu hiển thị biểu diễn đồ họa của quy trình nghiệp vụ.
- Những yếu tố cơ bản của BPMN?
Đó là các mục tiêu flow, dữ liệu, các đối tượng kết nối, swim lanes, tạo tác, …
Trên đây là tổng hợp những câu hỏi hay và phổ biến nhất trong các đợt tuyển dụng Busines Analyst. Danh sách câu hỏi và trả lời này đê giúp bạn làm quen với những kiến thức phỏng vấn, từ đó chuẩn bị tốt hơn cho buổi tuyển dụng của mình. Chúc bạn sẽ thành công trên con đường sự nghiệp Business Analyst.
Các bài viết liên quan:
- Những câu hỏi phỏng vấn dành cho Junior & Behavioral Business Analyst 2020
- Những câu hỏi phỏng vấn dành cho Business Analyst 2020 – Tổng hợp ngẫu nhiên
Nguồn tham khảo:
https://www.janbasktraining.com/blogs/top-business-analyst-interview-questions-and-answers/
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Khoá học Online:
Khoá học Offline:
Tại Tp.HCM:
Tại Hà Nội:
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất.
Ban biên tập nội dung BAC