Công việc hàng ngày của một nhà phân tích nghiệp vụ (Business Analyst) chứa đầy thách thức và phức tạp, từ việc quản lý tài nguyên đến vượt qua những khó khăn của dự án và chịu áp lực từ các bên liên quan.
Có lẽ tính chất công việc đã giúp cho sự nghiệp của một nhà phân tích nghiệp vụ càng thêm đáng giá. Mặc dù khó khăn, tuy nhiên nếu kết hợp kiến thức được tích lũy trong nhiều năm kinh nghiệm làm việc, những thách thức này có thể dễ dàng vượt qua. Cùng BAC tìm hiểu nhanh về những thách thức phổ biến nhất mà BA phải đối mặt trong bối cảnh ngày nay nhé.
1. Nỗ lực tập hợp các nguồn lực khác nhau
Một thách thức hàng ngày mà các nhà phân tích nghiệp vụ phải chuẩn bị để đối mặt trong suốt sự nghiệp của mình là sự hiểu lầm giữa các bên tham gia dự án. Vì làm việc với khách hàng cùng với rất nhiều bộ phận trong doanh nghiệp mà việc bất đồng khó tránh khỏi.
Bất kể SRS (Software Requirements Specification) được viết hợp lý và đơn giản như thế nào thì rất có khả năng mỗi bộ phận sẽ áp dụng theo một cách hoàn toàn khác nhau. Do đó việc phối hợp công việc của các nguồn lực bao gồm lập trình viên, chuyên viên thiết kế giao diện người dùng UI/UX, chuyên gia kiểm thử QA/QC, tester,,…là một thách thức không hề đơn giản.
Vậy làm thế nào để vượt qua thử thách khó khăn này? Cách tốt nhất để xử lý là tổ chức các cuộc họp chung với tất cả các thành viên của nhóm phát triển và thử nghiệm. Giao trách nhiệm cho trưởng nhóm để các thành viên trong nhóm hiểu và thực hiện SRS một cách chính xác. Việc tập hợp sẽ giúp mỗi cá nhân có thể giải thích quan điểm của bản thân, đồng thời góp phần đề cao tinh thần làm việc nhóm.
2. Nhu cầu ngày càng tăng để xử lý các dự án kết hợp hybrid
Các dự án hybrid đang dần trở nên phổ biến trong một số tổ chức, doanh nghiệp vì phương pháp này giúp kết hợp có chọn lọc các ưu điểm của mô hình Agile và Waterfall đồng thời loại bỏ những nhược điểm vốn có của cả hai mô hình trên.
Một số thách thức nổi bật mà chuyên viên phân tích nghiệp vụ phải đối mặt khi thực hiện một mô hình quản lý dự án hybrid gồm:
- Phân công các nhiệm vụ phần mềm và phần cứng cụ thể cho từng phương pháp Agile và Waterfall
- Hiểu được những tính năng cần ưu tiên từ đó đưa ra quyết định phương pháp nào (Agile hoặc Waterfall) phù hợp để phát triển tính năng đó.
- Mô tả các tính năng trong phương pháp Agile và Waterfall theo các cách khác nhau.
- Khó đạt được sự đồng thuận khi làm việc với các nhóm hoạt động khác nhau trải rộng ở nhiều khu vực.
3. Xử lý những kỳ vọng không hợp lý của doanh nghiệp và các bên liên quan
Không phải mọi doanh nghiệp và các bên liên quan đều nhận thức được sự cần thiết của việc đặt ra những kỳ vọng thực tế. Một số người nhầm tưởng BA là người có thể đạt được bất kỳ kết quả nào thông qua việc quản lý tài nguyên. Do vậy mà một số doanh nghiệp quá đề cao, đưa ra các yêu cầu ngoài tầm với và tạo áp lực lên chuyên viên phân tích nghiệp vụ phải đáp ứng 100% kỳ vọng của mình.
Đôi khi một nhà phân tích nghiệp vụ phải cho các bên liên quan hiểu nhu cầu kinh doanh đôi khi vô lý hoặc không thể thực hiện. Tuy nhiên, trước khi phản đối, tốt nhất là bạn nên thảo luận với nhóm kỹ thuật để hiểu chi tiết về khả năng của yêu cầu. Và cũng đừng quên rằng sáng tạo và đổi mới sẽ là yếu tố cần thiết để đạt được kết quả vượt kỳ vọng mà trước đó được cho là không thể.
4. Quản lý thời gian
Đối với các nhà phân tích nghiệp vụ, thời gian là một thứ xa xỉ. Luôn có những việc đáng lẽ phải làm từ lâu. Một nhà phân tích nghiệp vụ thành công là một bậc thầy trong việc quản lý thời gian. Do đó các Business Analyst cần phát triển các kỹ năng cần thiết để giữ cho lịch trình công việc luôn nằm trong tầm tay.
Một số thách thức thường làm đảo lộn lịch trình thuận lợi của BA bao gồm:
- Các bộ phận liên quan không thường xuyên tham dự các cuộc họp chung
- Kết luận của UAT không đạt được sự đồng thuận, do đó trì hoãn việc thực hiện dự án.
- Xung đột người dùng làm trì trệ tiến độ dự án
- Nhiều dự án có thời hạn chồng chéo nhau
Những vấn đề trên chắc chắn ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến tiến độ dự án của doanh nghiệp. Chìa khóa để ngăn chặn những thách thức này là thông qua giao tiếp. Toàn bộ nhóm phải được đào tạo để phát triển văn hóa làm việc theo mục tiêu đã được định hướng ban đầu. Bằng cách này, nhờ nỗ lực của nhóm cùng hướng tới một mục tiêu chung mà mọi hoạt động có thể được đảm bảo chính xác.
Như vậy không phải tất cả các thách thức đều là ngõ cụt. Điều quan trọng là bạn cần biết áp dụng hợp lý các kỹ năng lý luận và quản lý logic của riêng mình để tìm các giải pháp hữu hiệu nhất. Đừng quên thường xuyên ghé thăm BAC’s Blog để trang bị thêm cho mình những kiến thức hữu ích về BA hơn nữa nhé!
Nguồn tham khảo:
https://techjobs.sulekha.com/
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Khoá học Online:
Khoá học Offline:
Tại Tp.HCM:
Tại Hà Nội:
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất
Ban biên tập nội dung – BAC