Có phải bạn đang quan tâm đến nghề BA? Có phải bạn đang tìm hiểu vai trò và nhiệm vụ của một người làm BA là gì? Có phải bạn đã có được một vài kĩ năng cần thiết để bắt đầu làm BA?
Nếu đúng như vậy thì những kĩ năng và kinh nghiệm nào là quan trọng nhất?
Dưới đây là danh sách những kĩ năng quan trọng nhất cho một BA mới vào nghề. Ở đây, BAC chia ra làm ba (03) nhóm kĩ năng quan trọng mà một BA mới nên quan tâm bao gồm: nhóm kĩ năng nền tảng, nhóm kĩ năng cho người làm BA và nhóm kĩ năng mềm.
1. Nhóm kĩ năng nền tảng
1.1 Kĩ năng giao tiếp
Người làm BA phải là một người giao tiếp tốt. Họ có thể tổ chức điều hành thành công các buổi họp, biết cách đặt vấn đề, biết lắng nghe và tiếp nhận các ý kiến trong buổi họp. Ngày nay, việc giao tiếp không phải lúc nào cũng là gặp mặt trực tiếp. Vì vậy, kĩ năng giao tiếp tốt trong các buổi họp trực tuyến cũng rất quan trọng.
1.2 Kĩ năng giải quyết vấn đề
Không một dự án nào mà lại không có vấn đề nào cả. Trên thực tế, toàn bộ dự án là một giải pháp cho một bài toán. Nhìn một cách tổng quát, người làm BA sẽ là người làm rõ các vấn đề, các giải pháp khả thi và xác định phạm vi của dự án. Ở một số dự án, bạn cũng sẽ thấy BA tham gia vào việc giải quyết các vấn đề kĩ thuật cùng đội kĩ thuật, đặc biệt là trong những buổi họp mà có sự tham gia của các bên liên quan: Khách hàng, đội phát triển, đội kiểm thử phần mềm.
1.3 Kĩ năng tư duy phản biện
Người làm BA có trách nhiệm đánh giá, lựa chọn giải pháp trước khi làm việc với các thành viên trong nhóm. Trong quá trình xác định các vấn đề cần giải quyết của dự án, BA phải thu thập yêu cầu của khách hàng nhưng đồng thời cũng phải phân tích những yêu cầu này một cách cẩn thận và chi tiết cho đến khi BA chắc chắn hiểu được những yêu cầu, mong muốn thực sự của khách hàng. Đây là lý do tại sao kĩ năng tư duy phản biện và kĩ năng phân tích, đánh giá là rất quan trọng với một người BA mới.
2. Nhóm kĩ năng cho người làm BA
2.1 Kĩ năng tài liệu hóa yêu cầu
Đây thực sự là kĩ năng cần có đối với người làm BA. Khi viết tài liệu thì yêu cầu đầu tiên là viết rõ ràng và chính xác và quan trọng hơn hết là viết cho người đọc hiểu chứ không phải cho mình hiểu! Nếu bạn là một BA mới vào nghề, bạn sẽ chưa biết cách tạo ra các tài liệu đặc tả mà người làm BA phải tạo. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể bắt đầu viết những tài liệu nếu như bạn có sẵn kĩ năng viết tốt.
Tương tự, bạn cũng có thể bắt đầu với vai trò BA một cách dễ dàng hơn nếu bạn biết cách sử dụng những kinh nghiệm làm việc trước đây của bạn để áp dụng vào vị trí mới.
2.2 Kĩ năng phân tích
Người làm BA sử dụng rất nhiều kĩ thuật để phân tích vấn đề và giải pháp. Khi bạn là một BA mới vào nghề, bạn sẽ phân tích vấn đề một cách tự nhiên. Khi bạn trưởng thành và có nhiều kinh nghiệm ở vị trí BA hơn, bạn sẽ biết cách sử dụng các kĩ thuật để tiến hành phân tích và mổ xẻ vấn đề. Một vài kĩ thuật phân tích điển hình đó là: Use cases, business process models và decision models, user story, functional specification. Nếu bạn là BA mới vào nghề nhưng bạn đã có kinh nghiệm đi làm, kinh nghiệm phân tích, giải quyết vấn đề ở một lĩnh vực khác thì bạn có thể sử dụng những kinh nghiệm trước đây của mình cùng với các kĩ thuật phân tích mới để giúp giải quyết vấn đề nhanh chóng hơn.
2.3 Kĩ năng mô hình hóa
Bên cạnh khả năng phân tích thì khả năng mô hình hóa cũng rất quan trọng. Một bức hình đáng giá hơn cả ngàn chữ – Các mô hình sẽ giúp người đọc dễ dàng nắm bắt ý tưởng hơn. Một vài mô hình điển hình: Use cases diagram, Work flow diagrams, wireframe prototypes…. Với mỗi kĩ năng phân tích, tương ứng sẽ có một loại mô hình mà BA cần phải tạo. Đặc biệt, người làm BA nên có kĩ năng mô hình hóa lại thông tin mọi lúc, mọi nơi dù là sử dụng các mô hình chuẩn hay chỉ đơn giản là một mô hình nguệch ngoạc trên giấy.
2.4 Kĩ năng thu thập yêu cầu
Người làm BA phải có khả năng tổ chức các cuộc họp để thu thập yêu cầu. Hình thức phổ biến nhất để thu thập yêu cầu là phỏng vấn. Trong một số trường hợp, các cuộc họp này sẽ được gọi là “requirements workshops”.
Những BA mới mà đã từng có kinh nghiệm tổ chức các cuộc họp thì sẽ biết bắt đầu thu thập yêu cầu một cách dễ dàng hơn.
2.5 Các công cụ hỗ trợ việc phân tích nghiệp vụ.
Bạn bắt đầu với nghề BA, việc thành thạo với các ứng dụng văn phòng như: Word, Excel, PowerPoint là những yêu cầu tối thiểu. Một số công cụ khác hỗ trợ bạn khi bạn làm BA: Công cụ để modeling như Visio hoặc Enterprise Architech; Công cụ để quản lý yêu cầu như DOORS hoặc Caliber; Công cụ để quản lý dự án như: Microsoft Project.
- Mời các bạn đón đọc phần tiếp theo “Những kĩ năng cần thiết cho một BA mói vào nghề (phần 2)”tại đây.
Từ những ví dụ thực tế mà BAC đã đề cập phía trên, BAC hy vọng đã mang đến những kiến thức hữu ích cho các bạn BA mới vào nghề. Bên cạnh đó nếu đang quan tâm đến các chương trình đào tạo và luyện thi BA đạt chuẩn IIBA tại BAC, bạn có thể tham khảo thêm Lộ trình học Business Analyst bên dưới hoặc ở đây.
Nguồn: http://www.bridging-the-gap.com
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Khoá học Online:
Khoá học Offline:
Tại Tp.HCM:
Tại Hà Nội:
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất.
Nhóm nội dung Công ty Đào Tạo và Tư Vấn BAC