Lộ trình phát triển nghề Business Analyst (BA)

Các bạn đang tìm hiểu về nghề Business Analyst (Chuyên viên phân tích nghiệp vụ, cụ thể là phân tích nghiệp vụ phần mềm) hoặc đang làm Business Analyst sẽ đặt câu hỏi lộ trình phát triển nghề nghiệp cụ thể như thế nào và đâu là mục tiêu mình hướng tới trong 3 đến 5 năm tới.

1. Trước tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu Business Analyst là gì?

Business Analyst (BA) là người tìm hiểu nhu cầu của các bên liên quan trong tổ chức, xác định vấn đề hiện tại, phân tích và đưa ra những giải pháp cụ thể giúp doanh nghiệp thay đổi theo hướng tích cực.

Công việc của người BA thường xoay quanh vòng tròn bên dưới.

BA tìm hiểu vấn đề doanh nghiệp, tổ chức, xác định trạng thái hiện tại, trạng thái tương lai. Làm việc với các bên liên quan để tìm hiểu nhu cầu cụ thể của các bên liên quan. Phân tích yêu cầu, từ đó đề xuất, xây dựng các giải pháp cụ thể cho doanh nghiệp.  

2. Trên thị trường BA sẽ phổ biến ở 6 nhóm vai trò chính đó là:
  • Business Requirement Analyst(BRA): Là người định hướng giải pháp về mặt business của tổ chức.
  • Business System Analyst (BSA): Là người cầu nối giữa team Business và team Technical
  • System Analyst (SA): Là người chuyên xử lý các vấn đề liên quan trực tiếp đến mặt giải pháp công nghệ.
  • Functional Analyst (FA): Là người chuyên về một giải pháp, triển khai cho doanh nghiệp, tiếp nhận yêu cầu và điều chỉnh hệ thống cho từng doanh nghiệp. Ví dụ có thể là nhân viên triển khai các hệ thống ERP, CRM,…
  • Agile Analyst (AA): Là những người làm việc phân tích và đưa ra giải pháp theo triết lý Agile, tiếp cận dự án theo hướng đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả theo mục tiêu đặt ra. Ví dụ như: BA, PO trong team Scrum.
  • Service Request Analyst (SRA): Hỗ trợ người dùng cuối (end-user), chăm sóc, tư vấn hỗ trợ khách hàng từ những giải pháp đã triển khai.      

Từ góc nhìn chủ quan của BAC, lộ trình phát triển nghề nghiệp của BA có thể được mô tả theo sơ đồ bên dưới. Ai có thể bắt đầu với nghề BA? Với kinh nghiệm đào tạo hàng ngàn học viên cá nhân và các tổ chức doanh nghiệp thì BAC có thể tư vấn rằng: Hầu hết các bạn đam mêsẵn sàng theo đuổi nghề BA đều có thể làm được BA. Bạn chỉ cần có các kĩ năng cần thiết của BA và sẵn sàng học hỏi công nghệ là có thể bắt đầu với vị trí BA.

3. Lộ trình phía bên dưới BAC chia ra làm các level (cấp độ) chính:

  • Level 1: Entry level (cấp độ bắt đầu)
    • Là những bạn BA mới ra trường, đang thực tập hoặc mới làm từ 1-2 năm kinh nghiệm vị trí BA.
    • Có kiến thức cơ bản về BA, cần sự hỗ trợ của một senior BA để gặp khách hàng, biết phân tích ở mức cơ bản.
    • Ở level này bạn cần tích lũy thêm kiến thức nền tảng BA, được sự dẫn dắt và hỗ trợ từ các bạn có level cao hơn để giải quyết các vấn đề phức tạp.
  • Level 2: Junior BA (Cấp độ cơ sở)
    • Các bạn làm vị trí BA từ 2 – 3 năm kinh nghiệm.
    • Có kiến thức cơ bản về BA, biết phân tích và viết tài liệu ở mức thành thạo hơn. Có khả năng làm việc độc lập trong dự án.
    • Ở level này bạn vẫn cần đến sự hỗ trợ của các Senior BA ở các dự án lớn, phức tạp. Cần được dẫn dắt và đào tạo thêm để có đủ những kĩ năng mềm cần thiết và các kĩ năng phân tích để đưa ra giải pháp ở các dự án với quy mô lớn.
  • Level 3: Senior BA (cấp độ cao cấp)
    • Các bạn làm BA trên 3 năm kinh nghiệm, trải qua nhiều dự án khác nhau.
    • Có khả năng làm việc độc lập, giải quyết các bài toán phức tạp.
    • Có kĩ năng mềm, kĩ năng xử lý vấn đề tốt.
    • Có khả năng hỗ trợ các thành viên khác trong team.
    • Có khả năng sử dụng linh hoạt các công cụ để xử lý những bài toán khác nhau.
    • Thành thạo các nhóm kĩ năng nền tảng của BA.

Đến level này BA sẽ có nhiều hướng đi khác nhau theo từng lĩnh vực và mục tiêu nghề nghiệp. BAC chia ra làm 3 nhóm chính:

  • Nhóm Delivering Path: Nhóm màu hồng theo biểu đồ trên. Là nhóm đi theo hướng vận hành. Tìm hiểu và làm việc sâu về dự án, liên quan đến các nguồn lực như thời gian, con người, chi phí. Các vị trí mà BA có thể lựa chọn để theo đuổi đó là quản lý dự án Project Manager, Product Manager, Program Manager, CIO,…
  • Nhóm Managing Path: Nhóm này sẽ đi theo hướng quản lý BA như BA Team Lead, BA Practice Lead, BA Program Lead, và xa hơn là BA Manager, Business Relationship Manager.
  • Nhóm Planing Path: Nhóm đi xây dựng theo hướng chiến thuật, chiến lược cho doanh nghiệp như Business Architect, Enterprise Architect.

Mô hình trên sẽ không thể tổng quát được hết nghề BA, chủ yếu theo lĩnh vực phần mềm. Những ngành đặc thù khác sẽ có những thay đổi nhất định. BAC chia sẻ thêm một góc nhìn về lộ trình phát triển nghề BA đến các bạn.

Bạn nào có tiếng Anh tốt có thể tham khảo 2 bài sau, khá chi tiết và thú vị: 

Tham khảo thêm các bài viết: 

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất. 

Ban biên tập nội dung – BAC

Previous Post
Next Post
Exit mobile version