Kỹ thuật sáng tạo nhóm: Quản lý những tình huống thu thập yêu cầu

Kỹ thuật sáng tạo nhóm (Group Creativity Techniques)là những giải pháp cho việc thu hút những ý tưởng từ một nhóm gồm các bên liên quan và có thể rất hữu ích trong những buổi thu thập yêu cầu.

Dưới đây là sơ lược một vài kỹ thuật gợi mở nhóm có thể hữu ích cho dự án (Chi tiết từng kỹ thuật sẽ được bàn đến ở các bài viết sau):

1.   Động não (Brainstorming)

Những phản hồi mạnh mẽ từ tất cả thành viên mà không có lời phê bình, chỉ trích nào. Đánh giá những ý tưởng còn  mơ hồ cho đến khi tất cả ý tưởng được thu thập lại. Với kỹ thuật này, những ý tưởng ngông cuồng, táo bạo luôn được khuyến khích và các thành viên tham gia có thể dựa vào ý tưởng của các thành viên khác.

Tuy nhiên, hạn chế của kỹ thuật này, đó là, khi trong nhóm xuất hiện một vài cá nhân có vị trí, trình độ, uy tín khác biệt thì sẽ gây ảnh hưởng đến những người khác. Vì vậy trong trường hợp này cần sử dụng kỹ thuật: Động não tổng lực. Để khắc phục hạn chế của động não thông thường, người chủ trì cho các thành viên viết ra giấy ý tưởng của mình trước khi nhóm tổ chức trình bày.

 2.   Kỹ thuật Nhóm danh nghĩa (Nominal Group Technique – NGT)

Với kỹ thuật này, mỗi thành viên sẽ viết ra những ý tưởng của họ, sau đó các ý tưởng được tập hợp và nhóm sẽ phân tích, đánh giá chúng. Những ý tưởng này có thể được liệt kê trên một bảng cho đến khi tất cả chúng được nắm bắt. Các thành viên sau đó tiến hành đặt câu hỏi để làm rõ những gì mà ý tưởng thể hiện. Một cuộc bỏ phiếu bầu cho những ý tưởng được thực hiện để xác định ý tưởng nào là phổ biến hoặc được chấp nhận rộng rãi (bình chọn độ ưu tiên cho chúng).

 

Kỹ thuật này cho phép nhóm nhanh chóng đi đến sự đồng tâm nhất trí. Đây là kỹ thuật làm việc nhóm mang lại lợi ích rất lớn từ công nghệ mạng nội bộ, nghĩa là sử dụng các máy tính nối mạng cho các thành viên để họ có thể đưa ra các ý kiến mà không biết tác giả là ai. Đồng thời họ có thể thấy các ý kiến được thu thập lại của nhóm. Công nghệ này nâng cao tính rành mạch của quá trình.

 3.   Kỹ thuật Sơ đồ tư duy (Mind-mapping Technique)

Đây là kỹ thuật có thể được sử dụng cùng với kỹ thuật “Động não”. Những ý tưởng từ mỗi thành viên được phối hợp lại trên một sơ đồ trực quan với màu sắc, hình ảnh và các ký hiệu để đọc sơ đồ một cách dễ dàng, thể hiện được mối liên hệ giữa chúng.

 

4.   Sơ đồ các mối quan hệ (Affinity Diagram)

Cho phép nhóm tổ chức những ý tưởng của  mình thành những loại khác nhau phục vụ cho việc xem và phân tích chúng. Kỹ thuật này cho phép nhìn thấy dễ dàng hơn các yêu cầu, vấn đề cần được bổ sung thêm vào.

5.   Kỹ thuật Delphi (Delphi Technique)

Chuyên gia trong một vấn đề nào đó được tư vấn, ước chừng độ khoảng 15 – 20 người. Những bảng câu hỏi có cấu trúc sau đó được gửi đến mỗi thành viên mà không có bất kỳ sự tương tác trực tiếp nào giữa họ. Một bản tóm tắt những phản hồi sẽ được chuẩn bị và gửi đến mỗi chuyên gia. Nhiều vòng bảng câu hỏi có thể được gửi đi và những phản hồi từ các chuyên gia có thể thay đổi dựa trên bản tóm tắt mà họ đã xem cho đến khi có được sự đồng thuận.

Kỹ thuật này tương tự kỹ thuật “Động não”, khác biệt chỉ là các thành viên tham gia không biết nhau, do đó kỹ thuật này thích hợp nếu các thành viên ở xa nhau. Hơn nữa, do thành viên là “vô danh” nên kỹ thuật này hạn chế nhược điểm của kỹ thuật “Động não” là một vài cá nhân (chẳng hạn sếp) sẽ có ảnh hưởng đến suy nghĩ của các thành viên khác.

 6.   Devil’s Advocacy (tạm dịch là Biện hộ cho Chúa quỷ)

Với kỹ thuật này, một thành viên được chọn vào vai như một người phê bình, đi kèm với những vấn đề tiềm năng có thể đưa ra một quyết định lựa chọn.

 

“Người devil’s advocate đóng vai phe địch, tấn công phe ta, để phe ta tập đỡ đòn và phản công. Không có devil’s advocate thì trăm trận trăm thua, vì khi lâm trận ta sẽ đụng quá nhiều bất ngờ bí hiểm.

Phản biện là tiến trình tự nhiên của sáng tạo. Không thể sáng tạo được, nếu ta không phản biện. Phản biện là hai võ sinh tập đấu trên sân đấu. Học võ mà không tập đấu thì chỉ có võ mồm. Nhưng, nếu học võ mồm chính thống, thì vẫn phải học phản biện là chính.”.

(Trích từ bài viết Phản biện như thế nào? của Trần Đình Hoành trên website dotchuoinon.com)

7.   Kỹ thuật Bể cá (Fishbowling)

Một biến thể phổ biến của kỹ thuật Bể cá là nơi mà tất cả thành viên ngồi lại với nhau thành một vòng tròn với một người trung tâm. Người này sẽ đưa ra những đề nghị về một vấn đề và các thành viên khác sẽ đặt câu hỏi cho người đó về đề nghị vừa đưa ra hoặc nói lên quan điểm của mình. Tất cả những quan điểm được thể hiện trong kỹ thuật này và một quan điểm, hay đề nghị với sự đồng thuận lớn nhất được chọnvào cuối buổi.

 

Có nhiều biến thể khác nhau cho kỹ thuật Bể cá. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, các thành viên trong một nhóm sẽ tách đôi ra: bên trong và bên ngoài bể cá. Những thành viên trong bể cá tham gia vào một cuộc trò chuyện có cấu trúc một người nói, nhiều người nghe. Những thành viên bên ngoài bể cá theo dõi cuộc trò chuyện và có thể thay phiên tham gia vào bể cá nếu họ có những đóng góp nào đó.

 8.   Hội thảo (Workshops)

Một lợi ích chỉ có ở buổi Hội thảo về yêu cầu (Requirements Workshop) đó là cho phép Chuyên viên phân tích nghiệp vụ (Business Analyst – BA) giải quyết những mâu thuẫn trong yêu cầu nghiệp vụ, tiến hành phân tích các bên liên quan và đạt được việc xác thực những yêu cầu ngay lập tức, tất cả chỉ trong một buổi hội thảo. Theo cuốn BABOK, những yếu tố đặc biệt cần thiết cho một Workshop là khám phá, chọn lọc, ưu tiên và xác định phạm vi yêu cầu.

 

Theo bạn, có những kỹ thuật nào khác nữa nên được đưa vào danh sách này?

Nguồn: http://businessanalystlearnings.com/

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất. 

Ban biên tập nội dung BAC.

Previous Post
Next Post
Exit mobile version