LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỬ DỤNG KỸ THUẬT SƠ ĐỒ TƯ DUY ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ – VÀ 6 YẾU TỐ CHIẾN LƯỢC
Sơ đồ tư duy là một trong số các kỹ thuật phân tích nghiệp vụ nhằm cung cấp sự trực quan của những ý tưởng, suy nghĩ hoặc vấn đề. Nó còn là một kỹ thuật Brainstorming (Động não) tuyệt vời, dùng để thu thập thêm nhiều ý tưởng và khám phá điểm quan trọng của vấn đề.
Không có bất cứ quy luật nào có thể áp dụng cho sơ đồ tư duy. Bạn chỉ cần viết ra ý tưởng chính của mình, đó có thể là một yêu cầu hay một vấn đề, rồi sau đó bắt đầu thêm vào những ý liên quan tiếp tục nảy ra trong đầu bạn.
Sơ đồ tư duy như là một công cụ tư duy cá nhân, được sử dụng nhiều trong các buổi phỏng vấn hoặc hội thảo
Dưới đây là cách làm thế nào để tạo ra một sơ đồ tư duy
Bước 1 – Xác định ý tưởng chính và đặt nó vào sơ đồ tư duy
Có thể bạn đã được nghe nói đến những yêu cầu phát triển của một hệ thống mới. Trong kinh doanh người ta thường có câu “Chúng ta cần một hệ thống quản lý lỗi mới bởi vì ta đang nhận rất nhiều sản phẩm lỗi bị khách hàng trả về”. Tại thời điểm này dễ dàng giả định rằng chúng ta thực sự cần khảo sát một hệ thống mới hoặc tìm ra những vấn đề tương tự như vậy, nó có thể là những yếu tố khác được giải quyết đầu tiên.
Ta có thể dùng phần mềm miễn phí được gọi là FreeMind để tạo sơ đồ tư duy. Tuy nhiên, một số công cụ quản lý các yêu cầu như Sparx Enterprise Architect cũng cung cấp chức năng vẽ sơ đồ tư duy. Chúng ta còn có thể dùng Visio, Powerpoint hoặc bất kỳ công cụ nào có thể vẽ được hình tròn và đường thẳng.
Bước 2 – Xác định phạm vi tác động vào vấn đề
Sau khi đã thêm những ý tưởng chính vào sơ đồ thì chúng ta bắt đầu phát triển những ý tưởng xung quanh nó. Để sắp xếp ý tưởng được hiệu quả, chúng ta nên dùng 6 yếu tố sau đây để mô tả vấn đề: chiến lược, dịch vụ, tiến trình, ứng dụng, thông tin và kỹ thuật/cơ sở hạ tầng. Chúng giúp ta có được một cấu trúc hoặc một điểm khởi đầu để tạo ra ý tưởng. Dưới đây là biểu đồ cho thấy ví dụ sự đánh giá mức độ lỗi của sản phẩm với 6 yếu tố như một điểm khởi đầu để tạo ra những ý tưởng.
Bước 3 – Xác định những thứ tác động đến 6 yếu tố
Trong trường hợp này, với vấn đề chính là “mức độ lỗi của sản phẩm”, chúng ta thêm 6 yếu tố và sau đó thêm những ý thuộc từng yếu tố có tác động đến vấn đề đó. Những ý này ghi lại dựa trên những gì chúng ta xác định được và không cần theo thứ tự cụ thể. Sau đó sắp xếp lại và loại bỏ những ý không cần thiết.
Điều quan trọng là tiếp tục tìm ra những thứ tác động cho đến khi những yếu tố được rõ ràng nhất có thể. Bằng cách này chúng ta sẽ có được những suy nghĩ thực tế và sáng tạo trong việc khám phá vấn đề
Sơ đồ tư duy là công cụ phân tích nghiệp vụ vô cùng quan trọng dùng ghi nhận lại những ý tưởng trong buổi Brainstorming và nó giúp phát hiện ra những nguyên nhân của vấn đề.
Như ví dụ ở trên, nhiều ý tưởng được tạo ra trong buổi họp nhanh chỉ 20 phút với việc sử dụng sơ đồ tư duy. Những ý tưởng mới được xác định có thể được sử dụng như những ý chính để phân tích sâu hơn. Ví dụ, theo yếu tố “tiến trình” ở trên, ta xác định được một ý chính là Quy trình đảm bảo chất lượng và cải thiện chất lượng kém, từ ý đó ta tiếp tục phân tích chi tiết hơn nữa.
Một đánh giá về những tiến trình ở hiện tại, tái cấu trúc hệ thống hiện tại có thể làm sáng tỏ hơn công việc quản lý và giải quyết lỗi đang được thực hiện tốt như thế nào, trước khi khách hàng phát hiện được chúng. Đó là cách quản lý có thể thực hiện các chiến lược mới để giảm mức độ báo cáo những sản phẩm lỗi.
Nguồn: http://www.businessanalyststoolkit.com/
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Khoá học Online:
Khoá học Offline:
Tại Tp.HCM:
Tại Hà Nội:
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất.
Ban biên tập nội dung BAC.