IT Business Analyst là khái niệm được tìm kiếm rất phổ biến trong những năm trở lại đây. Không chỉ những người trẻ mà ngay cả những người đã và đang hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khác cũng rất quan tâm. Nếu đây là chủ đề mà bạn tìm kiếm, hãy dành ra ít phút để xem tiếp bài viết này.
1. IT Business Analyst là ai?
IT Business Analyst viết tắt của Information Technology Business Analyst (IT BA) là từ dùng để chỉ chức danh chuyên viên phân tích nghiệp vụ phần mềm. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở đó, nghề BA tại Việt Nam hiện nay rất phát triển và công việc của một BA không chỉ gói gọn trong lĩnh vực công nghệ.
IT Business Analyst là người kết nối khách hàng và bộ phận IT
Từ đó, bạn có thể gặp các định nghĩa khác về IT BA như chuyên viên phân tích nghiệp vụ, phân tích kinh doanh, phân tích yêu cầu người dùng,…. Điều này không hề khó hiểu khi họ hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau và tập trung chuyên môn, kiến thức cho một ngành nghề nhất định. Để dễ hình dung hơn, dưới đây là các công việc cụ thể mà một IT BA sẽ làm.
2. IT Business Analyst làm những công việc gì?
Tổng kết một cách ngắn gọn nhất công việc của một IT BA chính là làm cầu nối giữa khách hàng với doanh nghiệp để giải quyết các vấn đề của khách hàng. Cụ thể hơn, quy trình làm việc của một IT BA có thể gói gọn trong 3 bước sau:
- Làm việc với khách hàng:
Người IT BA sẽ tiếp nhận các yêu cầu từ khách hàng, bao gồm việc lắng nghe những vấn đề, phân tích, gợi ý, đề xuất giải pháp cho các vấn đề đó. Tuy nhiên, không phải lúc nào khách hàng cũng hiểu rõ vấn đề của họ, điều này khiến các IT BA phải có cả sự am hiểu về công việc của khách hàng.
- Làm việc với đội ngũ IT:
Sau khi đã xác định được vấn đề cần giải quyết cũng như các nhu cầu của khách hàng, người IT BA phải xây dựng các quy trình cụ thể, tài liệu hóa các yêu cầu để bàn giao cho đội ngũ IT. Thông thường, đội ngũ này sẽ bao gồm một hoặc nhiều nhóm phát triển dự án như PM, Dev, QC,…. Bước này sẽ yêu cầu kiến thức IT từ BA, đảm bảo truyền đạt một cách chính xác ngôn từ của khách hàng bằng các thuật ngữ IT.
Trong quá trình làm việc, người IT BA phải quản lý tất cả các yêu cầu, vì sẽ luôn có sự thay đổi theo thời gian. Những thay đổi này dù là nhỏ nhất vẫn cần sự can thiệp của IT BA đảm bảo khách hàng và đội ngũ IT luôn có cùng sự hiểu biết dù cả hai dùng ngôn ngữ, phương tiện khác nhau.
Cuối cùng, thành quả của những tháng ngày nỗ lực là một giải pháp cụ thể cho các vấn đề cần giải quyết. Đó có thể là một phần mềm quản lý nhân sự do đội ngũ IT phát triển để khắc phục tình trạng quá tải khi số lượng nhân viên tăng nhanh. Lúc này, IT BA sẽ tiếp tục truyền đạt những gì mà đội IT đã làm cho khách hàng, như viết tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm.
IT Business Analyst sẽ đảm nhiệm nhiều vai trò trong dự án
Tóm lại, trong thời đại công nghệ như hiện nay, các công ty phần mềm luôn hướng đến việc tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu doanh nghiệp. Bản thân doanh nghiệp cũng cần có sự hỗ trợ đó để nâng cao hiệu quả công việc, giải quyết các vấn đề còn tồn đọng bằng các sản phẩm công nghệ hiện đại, tự động hóa. Và IT BA chính là người kết nối cả hai lại với nhau bằng sự thấu hiểu vấn đề trong hoạt động của doanh nghiệp và kiến thức trong lĩnh vực công nghệ.
3. Hành trang để theo nghề IT Business Analyst
- Những người trong lĩnh vực IT (Ví dụ: Lập trình viên, chuyên viên kiểm tra phần mềm,….)
- Những người không chuyên IT (Ví dụ: Kinh doanh, marketing,…)
- Người vừa có kiến thức về IT, vừa có kiến thức cơ bản ở các lĩnh vực khác
Tham khảo: Lộ trình học Business Analysis
Mặc dù có sự khác biệt nhưng vẫn có những kiến thức, kỹ năng cơ bản mà một IT BA nào cũng cần.
- Kiến thức công nghệ thông tin
Là người trực tiếp làm việc với khách hàng nhưng cũng là người thực hiện các phân tích, tài liệu hóa, mô hình hóa,…. Kiến thức trong lĩnh vực công nghệ giúp BA truyền đạt chính xác nhất những nhu cầu của khách hàng cho đội ngũ IT.
- Kiến thức về tài chính, kế toán
Thực hiện các thống kê, khảo sát và phân tích số liệu là một phần không thể thiếu trong danh sách công việc của IT BA. Dù không phải là một viên kế toán, hãy chắc chắn bạn hiểu các thông số cơ bản, cách sử dụng các công cụ như Excel, SQL, Google Sheets,…. Ngày nay, bạn còn có thể dùng các công cụ như Power BI, Tableau để trực quan dữ liệu thành những mô hình sống động.
- Kiến thức chuyên môn
Đây là kiến thức ở các lĩnh vực khác như marketing, tài chính, kinh tế, ngân hàng,…. Hầu hết người có được sự am hiểu sâu rộng thường là các ứng viên hoạt động trong một ngành nghề khác trước khi bắt đầu công việc BA. Tuy nhiên, nếu bạn không nằm trong số này, hãy bắt đầu từ việc tìm hiểu, đặc biệt nếu muốn trở thành IT BA Client, bạn có thể bắt đầu từ lĩnh vực của client.
- Kỹ năng giao tiếp
Đặc biệt quan trọng đối với các IT BA outsource nói riêng và công việc BA nói chung. Để hiểu rõ được vấn đề của khách hàng, các BA phải có một bộ kỹ năng giao tiếp tốt như kỹ năng lắng nghe, cách đặt câu hỏi, tạo mối quan hệ, ngôn ngữ cơ thể, đàm phán, thuyết phục…
- Kỹ năng quản lý
Thông thường, một người IT BA sẽ đảm nhiệm cùng lúc nhiều dự án, điều này sẽ khiến người mới có chút bối rối. Kỹ năng quản lý sẽ là chìa khóa cho cánh cửa này, từ việc quản lý dự án, quản lý nhân sự, thời gian cá nhân,….
- Kỹ năng làm việc nhóm
Tất cả các vấn đề không bao giờ được tìm thấy trong một lần, vì thế, bạn sẽ phải trải qua nhiều cuộc họp, thực hiện nhiều thay đổi, làm việc với nhiều nhóm từ các bên liên quan đến đội ngũ IT. Hãy xây dựng cho mình khả năng làm việc đội nhóm, kết hợp với nhiều đối tác, đồng nghiệp để đạt hiệu quả tốt nhất.
4. Học gì thì có thể trở thành Business Analyst?
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Khoá học Online:
Khoá học Offline:
Tại Tp.HCM:
Tại Hà Nội:
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất
Ban biên tập nội dung – BAC