Ngày nay, dữ liệu đóng một vai trò quan trọng, giúp doanh nghiệp có được cái nhìn toàn cảnh về hoạt động kinh doanh, xử lý các vấn đề tồn động và dự đoán xu hướng trong tương lai. Vị trí “Data Analyst – Chuyên viên phân tích dữ liệu” không phải là một ngành mới. Đây là ngành ngày càng nổi tiếng, nhu cầu tuyển dụng cao và phát triển mạnh mẽ, khẳng định vị trí TOP của mình, thu hút sự tò mò của những ai đam mê làm việc với dữ liệu và công nghệ.
1. Data Analyst là ai?
Data Analyst hay chuyên viên phân tích dữ liệu là người xử lý thông tin (thu thập, tổng hợp và sắp xếp dữ liệu bằng các công cụ trực quan thành các đồ thị, bản đồ, biểu đồ…). Từ đó, doanh nghiệp có thể dựa vào để đưa ra các quyết định một cách chính xác, nhanh chóng hơn so với dữ liệu thô (chưa qua xử lý) và mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh.
Data Analyst có thể biến các con số thành những hình ảnh sinh động
Nói cách khác, với lượng thông tin ngày càng lớn trong thời đại công nghệ như hiện nay, việc đọc các báo cáo, khảo sát ở dạng dữ liệu thô (con số, văn bản) sẽ vô cùng phức tạp, tốn nhiều thời gian nhưng kém hiệu quả. Điều này buộc doanh nghiệp phải xử lý, sàng lọc và trực quan các dữ liệu thô thành những biểu đồ, bản đồ, đồ thị mới có được cái nhìn bao quát nhất và người làm công việc này được gọi là Data Analyst.
2. Data Analyst làm gì?
Câu trả lời cho câu hỏi “Data Analyst làm gì?” còn tùy vào từng lĩnh vực hoạt động, loại hình tổ chức, vân vân mà công việc của Data Analyst sẽ có những sự điều chỉnh nhất định. Tuy nhiên, nói chung là công việc của các DA thường bao gồm các đầu việc sau:
-
Tổng hợp yêu cầu phân tích dữ liệu từ các phòng ban, các bên liên quan,…
-
Thu thập dữ liệu, thiết kế và duy trì hệ thống dữ liệu và cơ sở dữ liệu; điều này bao gồm sửa lỗi mã hóa và các vấn đề khác liên quan đến dữ liệu.
-
Khai thác và xử lý dữ liệu từ các nguồn chính và phụ, đảm bảo tất cả dữ liệu quan trọng có thể được xem trên cùng nền tảng, công cụ, thiết bị, sau đó sắp xếp lại dữ liệu đã nói ở một định dạng mà con người hoặc máy móc có thể dễ dàng đọc được.
-
Phân tích dữ liệu (bằng các công cụ thống kê Power BI, Tableau, Qlik,…), giải thích các tập dữ liệu, đặc biệt chú ý đến các xu hướng và mẫu có thể có giá trị cho các nỗ lực phân tích dự đoán và chẩn đoán.
-
Thể hiện tầm quan trọng của công việc của họ trong bối cảnh các xu hướng địa phương, quốc gia và toàn cầu tác động đến cả tổ chức và ngành của họ.
-
Chuẩn bị các báo cáo cho lãnh đạo điều hành để truyền đạt hiệu quả các xu hướng, mô hình và dự đoán bằng cách sử dụng dữ liệu có liên quan.
-
Trả lời yêu cầu phân tích bằng các báo cáo, dashboard đã tạo (kết nối các phòng ban, các bên liên quan, ban quản lý, điều hành thông qua tính năng chia sẻ trong công cụ đảm bảo mọi người có cùng câu trả lời cho tất cả vấn đề.
-
Cộng tác với các lập trình viên, kỹ sư và lãnh đạo tổ chức để xác định các cơ hội cải tiến quy trình, đề xuất sửa đổi hệ thống và phát triển các chính sách quản trị dữ liệu.
-
Tạo tài liệu thích hợp cho phép các bên liên quan hiểu các bước của quá trình phân tích dữ liệu và sao chép hoặc lặp lại phân tích nếu cần.
-
Đề xuất phương án phát triển trong tương lai bằng các mô hình dự đoán xu hướng, khắc phục các vấn đề còn tồn đọng để cải thiện quy trình kinh doanh.
3. Data Analyst học ngành gì?
Mặc dù không có một ngành học cụ thể để trở thành Data Analyst trên ghế nhà trường. Nhưng bạn vẫn có thể bắt đầu từ những bộ môn cụ thể sau:
-
Toán: Toán học là được xem là bộ môn tốt nhất để phát triển tư duy và tính logic khi phân tích, điều không thể thiếu ở các chuyên viên phân tích.
-
Xử lý dữ liệu: Đối với các bạn học chuyên ngành Kế toán, Công nghệ thông tin, Marketing… sẽ không còn xa lạ với những phần mềm như Excel, SQL, Access. Đây là những phần mềm giúp bạn hình thành cái nhìn đầu tiên về dữ liệu, từ tổng hợp, phân tích, phát triển hệ thống….
-
Trực quan dữ liệu: Các trang web thương mại điện tử ngày nay có thể tiếp nhận hàng triệu đơn hàng mỗi ngày. Thông tin khách hàng, đơn hàng, sản phẩm, giao hàng… có thể khiến báo cáo của bạn dài đằng đãng. Trực quan dữ liệu chính là giải pháp tối ưu nhất, không chỉ giúp báo cáo gọn gàng mà các biểu đồ tương tác còn giúp người xem dễ dàng nhận được thông tin mong muốn.
-
Mô hình dữ liệu: Cách một doanh nghiệp vận hành, quy trình kinh doanh từ bước bán sản phẩm, thành tiền, quản lý kho, công nợ… Một Data Analyst cần phải tổ chức dữ liệu rõ ràng, tạo thành mô hình hoàn chỉnh, loại bỏ các thông tin không cần thiết.
-
Kỹ năng mềm: Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, trình bày vấn đề, phản biện, đều rất quan trọng với Data Analyst. Bạn sẽ phải làm việc với nhiều bên, trình bày nhiều vấn đề khác nhau để tìm ra câu trả lời cuối cùng.
-
Kiến thức và kỹ năng chuyên môn: Bất kỳ lĩnh vực nào đều có những kiến thức và kỹ năng riêng mà chỉ có người hoạt động lâu năm mới nắm vững. Vì vậy, hãy dành nhiều thời gian để nâng cao kiến thức, kỹ năng bản thân để trở thành chuyên gia trong ít nhất một lĩnh vực trước khi bước sang một trang mới.
4. Lương Data Analyst ở Việt Nam là bao nhiêu?
Một vấn đề không kém phần quan trọng chính là mức đãi ngộ của các doanh nghiệp Việt Nam. Thật khó để có một con số chính xác nhưng theo khảo sát từ mức lương trung bình của một Data Analyst trên phạm vi toàn quốc được lấy từ trang tuyển dụng Careerbuilder, con số dao động từ 500USD/tháng (từ 10,000,000đ/tháng đến 15,000,000đ/tháng) cho vị trí bắt đầu.
Tất nhiên, mỗi vị trí trong từng tổ chức sẽ có các yêu cầu khác nhau và làm thay đổi con số trên. Đặc biệt, kinh nghiệm được xem là yếu tố hàng đầu quyết định đến thu nhập, cụ thể, Data Analyst từ 1 đến 2 năm kinh nghiệm hoàn toàn có thể nhận được con số hơn 1000 USD/tháng. Ngoài ra, bạn còn có thể nhận thêm các khoản thù lao từ nhiều dự án riêng trong vai trò quản lý.
5. Lộ trình trở thành Data Analyst
Hình ảnh trên chính là lộ trình chuẩn giúp bạn trở thành một Data Analyst, BAC đã nghiên cứu, tổng hợp và mô phỏng lại con đường một cách cơ bản nhất giúp bạn có được định hướng dễ dàng hơn trên con đường này.
Để có thể thuận lợi đi đúng hướng theo lộ trình, BAC đã chia thành 2 nhóm chính là nhóm sử dụng Tools (công cụ) và nhóm sử dụng ngôn ngữ lập trình (programming). Bên cạnh đó bạn nên cần có bằng Cử nhân trong các ngành học liên quan như Tài Chính, Kế Toán, Khoa Học Máy Tính, Hệ Thống Thông Tin, Toán Học, Thống Kê.
Bạn có thể tham khảo chi tiết và rõ ràng hơn về lộ trình trở thành Data Analyst tại đây.
Bạn biết không, thực ra vị trí Data Analyst này chưa thực sự là đích đến cuối cùng đâu. Một khi bạn đã tích lũy được vốn kiến thức, kỹ năng cùng kinh nghiệm dồi dào, bạn hoàn toàn có thể tự tin hướng đến theo đuổi những vị trí cao hơn như: Data Scientist, Business Analyst, Management Consultant Senior Analyst hay Financial Analyst…
BAC chúc các bạn ngày càng thành công trên con đường sự nghiệp dương quang rực rỡ của mình, chúng tôi hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Ngoài ra, nếu các bạn đang quan tâm đến lĩnh vực dữ liệu nói chung và Data Analysis nói riêng, bạn có thể tham khảo khóa học Data Analyst, hoặc liên hệ trực tiếp với BAC để được tư vấn lộ trình học phù hợp với nhu cầu, trình độ, và định hướng sự nghiệp trong tương lai.
- Data Analyst và những kỹ năng quan trọng cho người mới vào nghề
- Sự khác nhau giữa Data Analyst & Business Analyst
- [Phần 01] 7 điều cơ bản cần biết về phân tích dữ liệu – Khái niệm & các dạng phân tích dữ liệu
- [Phần 02] – 7 điều cơ bản cần biết về phân tích dữ liệu – Kỹ năng & quy trình của phân tích dữ liệu
- [Phần 03] – 7 điều cơ bản cần biết về phân tích dữ liệu – Ai học, học gì và làm gì?
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Khoá học Online:
Khoá học Offline:
Tại Tp.HCM:
Tại Hà Nội:
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất
Ban biên tập nội dung – BAC