Domain Knowledge(DK) and Subject Matter Expert (SME)

Chủ đề này làm mình khá nhức đầu vì suy nghĩ làm sao tiếp cận một cách đơn giản và không khiến các bạn đọc bị bối rối, nhất là các bạn mới vào nghề hoặc còn đang đứng ngoài cân nhắc xem có nên theo nghề này hay không.

Nhưng cũng phải có gì đó để chia sẻ chứ, phải không? Mục tiêu đầu năm là “chăm viết bài chia sẻ” cơ mà Vậy thì mình xin được mạn bàn về việc học kiến thức Domain và vị trí SME dựa vào kinh nghiệm ít ỏi của mình héng.

Để bắt đầu thì mình xin kể một dự án mình tham gia năm ngoái. Một ngày đẹp trời, sếp nói có khách hàng kia dự án sắp go-live mà giờ thiếu BA…qua đó coi có mần ăn gì được không thì mần, không mần được đừng về. Nói vui là như vậy, chứ đời consultant ở đâu có “khách” là đi chứ đâu có lựa chọn. Họ yêu cầu 1 technical BA để làm việc với team đang thực hiện công đoạn Data Migration.

Kinh nghiệm cá nhân của mình nhận thấy khi khách hàng có yêu cầu “đích danh” technical BA thì khả năng rất lớn họ đã có sẵn BA “nhà” làm phần phân tích nghiệp vụ doanh nghiệp rồi. Hoàn toàn hợp lý vì BA cái giá trị nhất là ở khả năng phân tích, lật lại vấn đề và challenge các yêu cầu hay giải pháp để hoàn thiện và cung cấp giá trị cao nhất cho khách hàng. Với quy mô dự án lớn thì việc chia mảng công việc và nhiều BA với từng mảng riêng không xa lạ gì với mình. Và điều mình muốn nói tới ở đây là mình đóng vai trò BA làm việc trực tiếp với development team của mảng Data. Bạn BA kia đóng vai trò Business Consultant của application đang triển khai. Cả mình và bạn BA kia đều cùng làm việc với bạn SMEs của các phòng ban liên quan của khách hàng bảo hiểm nhân thọ. Chú thích quan trọng là Technical BA (tức là mình đây), Business Consultant và SME tới từ 3 vendors khác nhau nhé. 

1. Vậy SME là ai?

SME (Subject Matter Expert) được hiểu chung là người có kiến thức sâu rộng về một chủ đề nghiệp vụ hay một giải pháp. Đây là người trong phạm vi kinh nghiệm và tìm hiểu của mình, họ làm việc lâu năm trong một lĩnh vực cụ thể và hiểu rất rõ bản chất, các yêu cầu của lĩnh vực đó. Ví dụ: Bảo hiểm, bạn SME mình làm việc cùng trong chia sẻ ở phần trên đã có hơn 15 năm làm việc trong ngành bảo hiểm, trải qua hầu hết các vị trí trong Operations và 5 năm kinh nghiệm làm Operations Manager cho các công ty bảo hiểm lớn trên thế giới. Thêm nữa bạn hiểu rõ luật bảo hiểm của đất nước sở tại cũng như các quy trình liên quan. Vì thế nếu bạn hỏi đúng câu hỏi thì bạn SME sẽ là người giải đáp mọi thắc mắc bạn BA đặt ra về mặt nghiệp vụ, hoặc cũng sẽ là người biết bạn phải đi đâu gặp ai để hỏi tiếp ở các phòng ban liên quan.

Trong nhiều trường hợp, SME cũng được gọi cho các bạn Business Consultant cho giải pháp, sản phẩm công nghệ phổ biến. Bạn BA mình làm việc cùng trong phần giới thiệu trên cũng được giới thiệu là SME của mảng giải pháp vận hành bảo hiểm (insurance operations solution SME). Bạn đã làm BA cho sản phẩm này của cty đã hơn 3 năm và đã tham gia triển khai cho nhiều đối tác khách hàng bảo hiểm thành công

Thế còn BA thì làm sao để trở thành SME?

Mình muốn nhắc lại rằng cá nhân mình coi đây là một skills set hơn là một vị trí cố định. Dù bất kì ai khi đảm nhận vai trò BA trong một dự án thì cần phát huy khả năng phân tính vấn đề (đặt câu hỏi và mô hình hoá thông tin) để từ đó có thể cùng với các bên liên quan phát triển giải pháp đúng đắt nhất nhằm giải quyết vấn đề đó.

Nếu liệt kê số lượng domain từ các dự án mình từng tham gia toàn thời gian từ 3 tháng trở lên thì có lẽ phải hơn 10 domain. Nghe rất là…dàn trải không tập trung và ko phù hợp với con đường SME nhỉ? Và cá nhân mình dù đã làm việc với các khách hàng ở domain bảo hiểm một thời gian mình chưa bao giờ xác định sẽ trở thành SME dù đã có lời khuyên. Hoàn toàn là cá nhân mình thôi nhé. Bởi nên mới nói ở trên là “mạn bàn” vì bản thân mình chưa làm SME mà bàn về vấn đề này thì sợ còn thiếu xót quá.

Mình nghĩ thế này: Nếu bạn muốn trở thành một SME thì cần xác định được Subject mà bạn muốn theo đuổi là gì: Bảo Hiểm, Tài Chính, Quản Trị Nhân Sự, ..Và tiếp theo làm việc với các dự án ở domain này càng nhiều càng tốt, dự án càng lớn càng tốt và đương nhiên phải tự nghiên cứu thêm và hỏi kinh nghiệm các bậc tiền bối SME trong lĩnh vực này để dần hoàn thiện kiến thức chuyên ngành. Ví dụ: Bạn là BA và muốn trở thành SME của ngành Quản Trị Nhân Sự.

 

Bạn sẽ cần tham gia làm các dự án liên quan với domain này, học hỏi nghiên cứu về các thông tin liên quan tới quản trị nhân sự, trong ngành này quy trình chung là gì, có các bước quan trọng nào, về luật cần có những yếu tố nào trong quy trình nghiệp vụ…etc.

2. Học Domain như thế nào?

Câu hỏi này có lẽ thường xuyên được trả lời là “làm nhiều khắc giỏi”. Đúng mà chưa đủ. Làm nhiều nhưng làm sao để mình “học” được và có thể revise thường xuyên? Mình có chia sẻ ở trên là mình có kinh nghiệm trải trên nhiều domain khiến cho bạn nào tuyển dụng nếu nhìn CV sẽ thấy ko đáng giá. Cũng vì đặc thù đó, mình phải tự nghiên cứu nhiều mỗi khi nhận một dự án mới mà domain cũng mới. Mình làm dự án nào cũng sẽ tự tạo một document gọi là BA’s Self Note. Nôm na là ghi chép cá nhân. Ở đây mình tập trung mô hình hoá quy trình của nghiệp vụ, các yêu cầu và mối liên hệ giữa các yêu cầu, các hệ thống liên quan tới scope của yêu cầu dự án.

Thường thì công việc luôn cuốn BA đi nên họ ít có thời gian dừng lại để ghi chép cho riêng mình, lo làm requirements cho ngon lành cũng gian nan, vất vả lắm rồi. Thế nên mình có thói quen yêu cầu 2-4 tuần đầu để tìm hiểu và làm quen với dự án từ con người tới quy trình và qui mô dự án. Đây cũng là lúc mình bắt đầu ghi chép. Mình thường dành chiều thứ 6 để xem lại (review) công việc của tuần rồi, tổng kết vào ghi chép cá nhân các mảnh ghép về nghiệp vụ và quy trình của khách hàng trong tuần đó. Sau mỗi tuần thì ghi chép của mình sẽ hoàn thiện hơn, hoặc ít nhất nó lưu giữ giúp mình những kiến thức nghiệp vụ mình đã tiếp xúc từ việc họp trao đổi với SME, với Delivery Manager, hay với Product Manager, đào bới trên confluence để tìm các thông tin mình cần hoặc muốn biết…Mindmap là một công tụ mình dùng thường xuyên để hệ thống hoá các kiến thức domain này.

SME đi làm BA được không?

Được chứ! Nếu hướng BA đi làm SME được thì tại sao không có SME đi làm BA được nào? Nếu nói một cách lạc quan thì ở đâu có ý chí ở đó sẽ có con đường (Where there’s a will there’s a way). Nhưng các bạn đang làm business, tức các bạn thực hành một nghiệp vụ rất lâu thì khi các bạn chuyển sang làm BA cần đi tiếp vào domain nghiệp vụ của các bạn đang có thì sẽ nhiều lợi thế hơn. Thêm nữa các bạn cần phải trang bị thêm kiến thức và phát triển giải pháp, các kĩ thuật phân tích và mô hình hoá yêu cầu để làm sao truyển tải được đúng và đủ yêu cầu nghiệp vụ thành các tác vụ để team phát triển giải pháp thực thi. Nếu các bạn chuyển sang làm cho 1 domain mới thì việc cần thiết là gạt bỏ những kinh nghiệm đã có mang tính đặc thù để tiếp nhận thông tin mới. Việc các bạn hoàn toàn chưa có kinh nghiệm làm các dự án phát triển sản phẩm IT không hoàn toàn đáng sợ (vẫn là một bước ngoặt lớn nhé) nếu các bạn nỗ lực tự học và học hỏi thêm từ các đồng nghiệp đi trước, quan trọng là thiết lập một ranh giới với development team về việc bạn cần hiểu sâu về technical đến đâu…

Một bạn line manager người Pháp từng nhắc mình thế này: Ngay cả khi mày thừa hiểu khách hàng đang muốn gì, mày vẫn phải hỏi đủ 5 cái Why nhé. Vậy dù là BA hay SME hãy thử cầm giấy bút viết ra câu hỏi Tại Sao mình muốn làm vị trí này đủ 5 lần xem kết quả các bạn có gì nhé

Bài viết có tham khảo thêm từ các trang sau:

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất. 

Chia sẻ của chị Annia Trần – Biên tập nội dung bởi BAC

Previous Post
Next Post
Exit mobile version