Data Analytics là gì? Những điều bạn cần biết (Phần 1)

Trong thế kỷ 21, chắc chắn bạn đã không ít lần bắt gặp cụm từ Data Analytics. Hiện nay, đây chính là một trong những từ khóa được tìm kiếm phổ biến nhất ở lĩnh vực công nghệ. Bài viết này dành cho các bạn mới bắt đầu tìm hiểu về Data Analytics (phân tích dữ liệu) và có ý định phát triển sự nghiệp trong tương lai.

Data Analytics là chủ đề được tìm kiếm phổ biến

1. Data Analytics là gì?

Các công ty trên toàn cầu tạo ra một khối lượng lớn dữ liệu hằng ngày dưới dạng file log, web servers và các dữ liệu khác liên quan đến khách hàng. Ngoài ra, những website truyền thông xã hội cũng tạo ra một lượng dữ liệu khổng lồ.

Những dữ liệu này được tận dụng để giúp công ty có thể thu được những giá trị quan trọng. Từ đó, công ty sẽ đưa ra các quyết định kinh doanh quan trọng thông qua giá trị thu thập từ dữ liệu. Và đó cũng chính là lúc Data Analytics được ra đời với mục đích thúc đẩy điều này.

Data Analytics giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định chính xác

Data Analytics là quá trình khám phá và phân tích các tập dữ liệu lớn để tìm ra các mẫu ẩn, xu hướng chưa thấy, khám phá các mối tương quan và thu được những hiểu biết có giá trị để đưa ra các dự đoán kinh doanh. Nó cải thiện tốc độ và hiệu quả kinh doanh của bạn. Các doanh nghiệp sử dụng nhiều công cụ và công nghệ hiện đại để thực hiện phân tích dữ liệu.

2. Những cách sử dụng Data Analytics

Bây giờ, bạn đã hiểu được Data Analytics là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách sử dụng.

Có nhiều cách sử dụng Data Analytics trong thực tiễn

  • Tăng sự chính xác trong quyết định: Data Analytics sẽ loại bỏ các thao tác thủ công và phỏng đoán và cho phép lựa chọn nội dung phù hợp, lập kế hoạch chiến dịch marketing hoặc phát triển sản phẩm.
    Các tổ chức có thể dùng thông tin chi tiết mà họ thu được từ Data Analytics để đưa ra quyết định sáng suốt. Do đó, điều này dẫn đến kết quả tốt hơn và sự hài lòng từ khách hàng.
  • Cải thiện dịch vụ khách hàng: Data Analytics cho phép bạn điều chỉnh dịch vụ khách hàng theo nhu cầu của họ và xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn. Dữ liệu được phân tích có thể tiết lộ thông tin về sở thích, mối quan tâm của khách hàng…. Nó giúp bạn đưa ra các đề xuất tốt hơn cho các sản phẩm và dịch vụ.
  • Hoạt động hiệu quả: Với sự giúp đỡ của Data Analytics, bạn có thể nâng cao hiệu quả của quy trình làm việc, tiết kiệm ngân sách cho nhân lực và thúc đẩy sản xuất. Khi hiểu được những gì mà khách hàng của bạn mong muốn, bạn sẽ mất ít thời gian hơn để tạo ra những quảng cáo và nội dung phù hợp.
  • Tiếp thị hiệu quả: Data Analytics cho bạn những giá trị cốt lõi về khách hàng để tiếp thị hiệu quả hơn. Nhờ đó, bạn có thể tối ưu nguồn ngân sách cho việc tiếp thị, tìm thấy nhóm khách hàng tìm năng những người tương tác với chiến dịch quảng cáo của bạn và có thể tạo ra chuyển đổi.
3. Các bước liên quan đến Data Analytics

Bước tiếp theo để hiểu được phân tích dữ liệu là gì chính là học cách dữ liệu được phân tích trong các tổ chức. Có một số bước liên quan đến vòng đời phân tích dữ liệu, hãy cùng xem xét dưới sự trợ giúp của phép loại suy.

5 bước giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề

Hình dung bạn đang vận hành một doanh nghiệp thương mại điện tử và công ty của bạn có đến gần một triệu khách hàng. Mục đích của bạn là tìm ra các vấn đề nhất định liên quan đến doanh nghiệp của bạn và đưa ra các giải pháp dựa trên dữ liệu để phát triển doanh nghiệp. Dưới đây là các bước có thể giúp bạn giải quyết vấn đề.

  • Bước 1: Thấu hiểu vấn đề, hiểu được vấn đề của doanh nghiệp, xác định các mục tiêu của tổ chức và lên kế hoạch giải pháp sinh lợi là bước đầu tiên trong quá trình phân tích. Các công ty thương mại điện tử thường gặp phải các vấn đề như dự đoán trả hàng, các đề xuất sản phẩm có liên quan, hủy đơn, xác định gian lận….
  • Bước 2: Thu thập dữ liệu, bạn cần thu thập dữ liệu kinh doanh giao dịch và thông tin liên quan đến khách hàng trong vài năm trở lại để giải quyết các vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp. Dữ liệu có thể chứa thông tin về doanh số và lợi nhuận, dữ liệu trong quá khứ đóng vai trò quan trọng cho việc định hình tương lai.
  • Bước 3: Làm sạch dữ liệu, sau khi thu thập tất cả dữ liệu cần thiết, bạn cần làm sạch dữ liệu. Nguyên nhân là do dữ liệu được thu thập có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau và khá lộn xộn, không phù hợp để phân tích.
  • Bước 4: Khám phá và phân tích, đến bước này, bạn đã có được những dữ liệu cần thiết và phù hợp để phân tích. Tại đây, bạn có thể dùng các công cụ trực quan dữ liệu như Tableau hay Power BI, các kỹ thuật khai thác và mô hình dự đoán để phân tích, trực quan hóa và dự đoán kết quả trong tương lai. Việc áp dụng các phương pháp này có thể cho bạn biết tác động và mối quan hệ của một đối tượng địa lý nhất định so với các biến số khác.

Một vài kết quả bạn có thể nhận được sau phân tích:

  • Xác định khi nào khách hàng mua hàng lần tiếp theo.
  • Thời gian vận chuyển hàng trung bình.
  • Có được thông tin chi tiết về loại mặt hàng mà khách hàng tim kiếm, sản phẩm đổi trả….
  • Dự đoán doanh số và lợi nhuận cho các quý tiếp theo.
  • Giảm tình trạng hủy đơn hàng bằng cách gợi ý sản phẩm có liên quan.
  • Tìm ra con đường ngắn nhất để phân phối sản phẩm.
  • Bước 5: Giải thích kết quả, bước cuối cùng là giải thích các kết quả và xác nhận xem kết quả có đáp ứng mong đợi của bạn không. Bạn có thể tìm ra các mẫu ẩn và xu hướng trong tương lai. Điều này giúp bạn có được thông tin chi tiết để đưa ra quyết định phù hợp theo hướng dữ liệu.

Bạn có thể tham khảo thêm phần 2 của bài viết tại đây

Như vậy chúng ta đã đi qua định nghĩa và những bước phân tích dữ liệu doanh nghiệp. Hy vọng bài viết  của BAC đã cung cấp những thông tin hữu ích cho các bạn mới bắt đầu tìm hiểu về Data Analytics. Đừng quên theo dõi phần tiếp theo về công cụ phân tích dữ liệu và demo phân tích cho người mới sẽ được cập nhật tại website: bacs.vn.

Nguồn tham khảo: https://www.simplilearn.com/

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.

Tham khảo chương trình đào tạo: 
Previous Post
Next Post
Exit mobile version