Phần 2: Ôn tập
Như các anh chị đã nắm được ở phần 1 về cách đăng kí, trong phần này Toàn sẽ nói 1 chút về cách ôn tập của Toàn nha:
Tất cả các câu hỏi đều nằm trong định dạng là multiple choice, có nghĩa là đánh trắc nghiệm, và kiến thức hoàn toàn được lấy hết từ trong cuốn BABOK. 1 điểm chung của các bạn với Tiếng Anh(TA) không phải là tiếng mẹ đẻ, là khi nhìn cuốn sách TA dày cộp là muốn lăn quay ra ngủ rồi, huống hồ gì mà đọc hết cả cuốn rồi còn nghiền ngẫm cơ. Toàn có may mắn 1 chút là Toàn được tiếp xúc với TA từ khá sớm, nhưng mà nhìn cuốn sách, bỏ thời gian ra đọc còn thấy tối nghĩa thế thì thú thật với các anh chị là 1 trang đọc xong Toàn đã có thể tự hào khoe là mình hiểu lúc ấy cơ. Lúc đó Toàn còn nghĩ bụng, chà giỏi thế này thì thi đậu chắc rồi. Nah, đời không như là mơ, Toàn rớt cái oạch.
Thật ra thì cuốn BABOK đọc không khó, mà cần chiến lược đọc hiểu và nghiền ngẫm rất nhiều. Đó là lí do IIBA đòi hỏi anh chị phải làm hơn 2 tới 3 năm mới hẳn thi CCBA là thế, và cũng là 1 phần lí do các anh chị làm lâu năm thi thì tỉ lệ đậu rất là cao (Toàn là trường hợp cá biệt, làm chưa tới 2 năm mà đã dám tranh đua vơi các anh chị, thật là không biết xấu hổ mà). Toàn sẽ có 1 bài hướng dẫn cách đọc BABOK theo cách của Toàn khi đi thi cho anh chị nào muốn thi nha.
Xin nhắc lại là Toàn không tài giỏi, và kinh nghiệm làm việc thì èo ọt chứ cũng không phải là hoành tờ ráng như nhiều anh chị trong đây đâu ạ. Toàn mà đâu được thì chắc là 1 phần nhờ may mắn trời độ, và 1 phần là nghiên cứu và nghiền ngẫm. Lúc qua Úc Toàn có may mắn là trường có liên kết với IIBA và có 1 môn sử dụng BABOK để giảng dạy. 1 điểm chung mà Toàn nhận ra là các bạn sinh viên chưa ra trường khi đọc cuốn BABOK cũng đều díp mắt và nhanh chán, dù đối với họ TA là tiếng mẹ đẻ hay là thứ tiếng dùng hằng ngày. Và không chỉ họ, mà các bạn học thạc sĩ cũng gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức từ BABOK. Lúc đó Toàn chỉ dùng cuốn sách để tra kiến thức chuyên môn và đủ để làm bài thi ngắn trong lớp. Các chapter cũng được sắp xếp 1 cách hợp lý để hoàn thành 1 dự án. Chứ nếu để thi thì cũng không chắc là làm nổi CCBA. Lớp học diễn ra trong vòng 12 tuần, nhưng lượng kiến thức mà Toàn có chỉ là bề mặt nổi của tảng băng.
Tham khảo:
Lúc này Toàn có nhận được Toàn mail của IIBA là đăng ký thi lại, và họ nói là hạn chót để mày thi lại là 10/11/2019. Thế cho nên Toàn chờ, rồi lâu lâu lên check lịch thi của trung tâm. Có 1 điều Toàn thắc mắc là tại sao ngày cuối là tháng 11, nhưng các trung tâm đều có lịch không vượt quá ngày 9 tháng 10. Tới ngày 3 tháng 10, Toàn mới nhận được bức Toàn mail của IIBA nói rằng Toàn sẽ sắp hết hạn đăng kí, và lúc này Toàn mới nhận ra trụ sở chính của IIBA là ở Canada. Các nước Bắc Mỹ là tháng trước ngày sau, chứ không như Úc hay VN là ngày trước tháng sau. Và điều gì đến cũng phải đến, Toàn tức tốc đăng ký ngày thi, chọn trung tâm thi và nhanh chân lên đăng ký Watermarklearning.
Watermarklearning là 1 trang web hỗ trợ thi cử các chứng chỉ trong đó có CCBA. Toàn đăng kí 1 gói 2 tháng (dù biết rằng còn đúng 1 tuần nữa là thi). Và làm bài thi thử. Kết quả không mong đợi, nhưng ngoài 1 BOK là High, còn lại là 3 Low và 2 Moderate. Vậy là mình biết mình yếu đâu rồi, tập trung ôn thi thật kĩ những phần đó nào. Sau đó Toàn chỉ quay lại watermarklearning đúng 1 lần trước khi lên máy bay đi Sidney.
Chỗ này
BAC có áp dụng cho học viên giải đề, hỗ trợ giải thích qua account của Watermarklearning khi tham gia các
khóa luyện IIBA – các bạn có thể làm quen trước, trong và sau khi học.
Tối hôm trước ngày thi, Toàn không thể lật cuốn sách ra được nữa do quá căng thẳng nên quyết định đóng sách đi ngủ sớm. Sáng hôm sau Toàn dạy từ lúc 4h sáng, ăn vội cái bánh và lật lại hết 1 lượt. Lúc này Toàn xToàn kĩ hơn về phần techniques (Rất quan trọng nha), rồi di chuyển lên địa điểm thi lúc 1h chiều.
Mời các bạn đọc các chia sẻ của Anh Toàn: