Kiến thức

Google Data Studio là gì?

Google Data Studio là một công cụ giúp bạn kết nối, tổng hợp, phân tích, báo cáo dữ liệu. Google Data Studio giúp bạn kết nối dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, giúp bạn phân tích để đưa ra được những báo cáo trực quan, dễ dàng chia sẻ và ra quyết định.

Phân biệt cơ sở dữ liệu (Database) và Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS)

Một trong những môn học quan trọng khi các bạn theo học ngành Công nghệ Thông tin (CNTT) đó chính là môn cơ sở dữ liệu. Với các bạn trái ngành muốn chuyển qua lĩnh vực IT, cụ thể hơn là Business Analyst, Data Analyst… thì việc học và nắm bắt những kiến thức về cơ sở dữ liệu là rất cần thiết và quan trọng.

Product Owner Là Ai? Vai Trò Của Product Owner Trong Dự Án

Product Owner có vai trò rất quan trọng trong dự án. Product Owner có trách nhiệm phải làm việc với các bên liên quan khác nhau như khách hàng, chủ doanh nghiệp, bộ phận phát triển…PO có nhiệm vụ cầu nối giữa khách hàng và bộ phận phát triển sản phẩm. PO giúp xác nhận những yêu cầu phù hợp từ phía khách hàng, truyền đạt

Non- Function Requirement là gì? Ví dụ Non-Function Requirement

Non- Function Requirement (NFR) hay còn gọi là yêu cầu phi chức năng. Non- Function Requirement là tập hợp các thuộc tính giúp nâng cao chất lượng của một hệ thống phần mềm. Một bộ tài liệu có đủ danh sách Function Requirement và Non-Function Requirement sẽ giúp cho dự án giảm thiểu rủi ro, đáp ứng đúng mong đợi từ phía khách hàng hơn.Người sử dụng phần mềm sẽ đánh giá chất lượng của phần mềm thông qua các yếu tố như tính đáp ứng, tính dễ dùng, khả năng bảo mật hệ thống, tính di động, tính toàn vẹn dữ liệu, …và nhiều thuộc tính khác.

SCRUM là gì?

Scrum là một khung (Framework) trong đó mọi người có thể giải quyết các vấn đề phức tạp, cung cấp sản phẩm một cách hiệu quả và sáng tạo với giá trị cao nhất có thể. Đặc điểm của Scrum có thể hiểu trong một câu nói khá phổ biến đó là “Scrum easy to understand difficult to master” tức là Scrum tưởng đối dễ hiểu nhưng khó để áp dụng một cách thành thạo nhất.

Agile là gì? — Scrum là gì?

Khi tìm kiếm thông tin về Agile, bạn sẽ thấy phần lớn thông tin là về ngành phát triển phần mềm. Trong đó, phần lớn lại dùng Scrum để triển khai Agile. Rất nhiều bài viết nói chung về Agile nhưng lại dùng các thuật ngữ của Scrum. Việc nắm bắt triết lý Agile, vận dụng Scrum thuần thục, hiệu quả, khoa học sẽ giúp quá trình xây dụng và phát triển sản phẩm tốt hơn, ít rủ ro hơn.

Một số thuật ngữ chuyên ngành Công nghệ Thông tin (Phần 2)

Để tiện cho việc bắt nhịp nhanh nhất về ngành Công nghệ Thông tin(CNTT) nói chung và ngành/nghề Phân tích nghiệp vụ phần mềm nói riêng. BAC đã tổng hợp/hiệu chỉnh các thuật ngữ cơ bản để các bạn ngoại đạo tiếp cận nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Một số thuật ngữ chuyên ngành Công nghệ Thông tin (Phần 1)

Để tiện cho việc bắt nhịp nhanh nhất về ngành Công nghệ Thông tin(CNTT) nói chung và ngành/nghề Phân tích nghiệp vụ phần mềm nói riêng. BAC đã tổng hợp/hiệu chỉnh các thuật ngữ cơ bản để các bạn ngoại đạo tiếp cận nhanh nhất và hiệu quả nhất.

User Story và Use Case

Khi bạn lên danh sách các Use Case, điều bạn cần làm chính là đưa ra một giải pháp về chức năng phần mềm cho nhu cầu của người dùng. Nó phải là một giải pháp mà những người phát triển có thể triển khai khi xây dựng phần mềm. Một User Story có thể có nhiều Use Case và khi bạn tập hợp tất cả Use Case vào một tài liệu. Lúc đó, bạn sẽ có một tập hợp đầy đủ mô tả những tương tác giữa người dùng với phần mềm mà bạn sẽ làm.

User Scenario, User Story và Use Case

User Scenario có thể dùng khi trao đổi với các nhà nghiên cứu người dùng. User Story có thể sử dụng khi làm việc cùng doanh nghiệp, mô tả ngắn gọn yêu cầu của người dùng mà hệ thống cần phải đáp ứng. Use Case dùng cho những nhà phát triển, đặc điểm là chi tiết và thể hiện rõ vai trò của người dùng và hệ thống cần phải làm những việc cụ thể gì, làm như thế nào? Việc vận dụng một cách phù hợp giữa User Scenario, Use Case và User Story sẽ giúp kết nối các bên liên quan, nâng cao hiệu quả của dự án.

Business Analysis for Banking Glossary

BA (Phân tích nghiệp vụ) là một nguyên tắc nghiên cứu nhằm xác định những yêu cầu nghiệp vụ cần thiết và mang lại giải pháp cho những vấn đề nghiệp vụ. Các giải pháp này thường bao gồm thành phần phát triển hệ thống hay các quy trình cải tiến, các thay đổi về tổ chức hoặc kế hoạch chiến lược và chính sách phát triển. Người thực hiện những nhiệm vụ này được gọi là chuyên viên phân tích nghiệp vụ hay BA.

BUSINESS ANALYSIS và BUSINESS ANALYTICS

Cùng với sự phát triển kiến thức và hiểu biết ngày càng tăng về khái niệm “Analysis” và “Analytics domain. Có một sự nhầm lẫn rõ rệt giữa hai khái niệm “Business Analysis” và “Business Analytics” về điểm giống hay khác nhau.

Exit mobile version