Cẩm nang nghề nghiệp dành cho Business Analyst

Business Analyst (hay còn gọi BA) là ngành nghề khá “hot” và không xa lạ với những người phát triển phần mềm. Để theo đuổi công việc này, bạn không nhất thiết phải là người trong ngành IT (Công nghệ Thông tin (CNTT))
 
Vậy những kỹ năng cần thiết cho Business Analyst là gì? Có bao giờ bạn thắc mắc về lộ trình thăng tiến của BA gồm những cấp bậc như thế nào chưa? Và quan trọng nhất – Bạn cần một hành trang như thế nào để có thể tự tin vững bước trên lộ trình này? Cùng theo dõi bài viết dưới đây, Cẩm nang nghề nghiệp dành cho Business Analyst sẽ giúp bạn trả lời mọi thắc mắc trên!
 
 
1. Các kỹ năng cần thiết cho Business Analyst
1.1 Nhạy bén trong kinh doanh
Nếu không có sự nhạy bén trong kinh doanh, thực tế không thể có được kiến ​​thức về lĩnh vực cụ thể để hiểu ngành và tổ chức cũng như làm việc trên dữ liệu để đóng góp một cách hiệu quả. Đầu vào BA được sử dụng thông qua vòng đời của trí tuệ kinh doanh và cần có kiến ​​thức kinh doanh cụ thể rõ ràng, tác động về bất kỳ việc triển khai chiến lược nào, và sự hiểu biết chiến thuật hàng ngày về doanh nghiệp.
 
1.2 Tư duy khái niệm, phân tích dữ liệu và mô hình hoá dữ liệu
Khả năng hiểu dữ liệu của nhà phân tích kinh doanh là đi sâu vào dữ liệu, ngoại suy những thông tin chi tiết có giá trị cho doanh nghiệp, hỗ trợ thực hiện chiến lược kinh doanh, v.v. thông qua khả năng hiểu dữ liệu sử dụng phân tích và mô hình dữ liệu, và sự hiểu biết về luồng dữ liệu tổ chức. được sử dụng hiệu quả cho các mục đích ra quyết định của ban quản lý.
 
 
1.3 Có kiến thức về BI và các chương trình phân tích kiến thức về phần mềm
BA sẽ tìm thấy kiến thức đặc biệt trong Microsoft văn phòng, đặc biệt là trong Excel, lợi thế bổ sung.
Để lập mô hình dữ liệu, bạn sẽ cần Visio và SharePoint khi xây dựng danh sách đầu vào tùy chỉnh. Theo truyền thống, việc sử dụng MS Access là phổ biến mặc dù ngày nay không thực sự quan trọng. SQL trôi chảy và kiến thức cao về các ngôn ngữ truy vấn cần được ưu tiên.
 
1.4 IQ cảm xúc và vượt trội giao tiếp
BA phải ngắn gọn và rõ ràng trong báo cáo và giao tiếp. Hãy trở thành một người lăng nghe tích cực xuất sắc với khả năng trình bày và dịch thuật chuyên sâu khái niệm và thuật ngữ một cách hiệu quả. Giao dịch trực tiếp với các bên liên quan, nhóm thành viên, hệ thống phân cấp tổ chức và những người khác.
 
2. Lộ trình thăng tiến của Business Analyst

Hiện nay cơ hội nghề nghiệp dành cho các BA đã được đào tạo đúng “chuẩn” vô cùng lớn! Hãy để BAC  bật mí cho các bạn thế nào là một lộ trình thăng tiến đúng chuẩn cho BA nhé!
 
2.1 Cấp bậc đầu tiên: Bạn là một Junior BA/ BA
a. Đối với một Junior BA
Khi mới vào nghề chúng ta sẽ bắt đầu với vị trí Junior BA, một vài công ty sẽ gọi là Associate BA. Ở vị trí này, bạn chủ yếu là hỗ trợ, được tiếp cận cách làm dự án, các thao tác với dữ liệu, các công cụ, hệ thống.
 
Đối với Junior BA, công ty đa quốc gia với quy trình rõ ràng và có thể là một sự lựa chọn tốt khi mới bắt đầu. Còn nếu làm startup, hãy luôn nhớ mình đang làm gì và muốn học gì, tránh lạc lối và tốn thời gian vô ích. Giai đoạn này, người sếp đầu tiên sẽ có ảnh hưởng cực lớn tới bạn về sau.
 
 
b. Business Analyst (BA)
Sau khoảng 1 năm trong nghề, bạn có thể tham gia dự án cùng với 1-2 BA khác. Ở giai đoạn này, bạn cần phải nắm thật kỹ và vận dụng thật tốt các kiến thức về elicitation, analysis và document. Ngoài ra, sự chủ động và quản lý thời gian là cực kỳ quan trọng.
 
2.2 Cấp bậc thứ hai: Senior BA
Khi đã lên tới Senior, mọi thứ sẽ dần trở nên khó hơn và cần nhiều nỗ lực hơn từ chính bản thân mình. Trở thành Senior BA, bạn sẽ được hưởng một mức lương cao hơn. Và dĩ nhiên, phạm vi công việc cũng sẽ được mở rộng hơn và chuyên sâu hơn rất nhiều.
 
 
Bạn sẽ được yêu cầu nắm thật kỹ một lĩnh vực hoặc kiến thức chuyên môn trong một ngành nghề nào đó. Ví dụ có người chuyên về CRM, có người lại chuyên về ERP. Có người thì chuyên về nghiệp vụ kế toán, nghiệp vụ kho bãi, supply chain… Hoặc thậm chí có người chuyên về các dự án upgrade, migrate data hoặc chuyên về lĩnh vực nhất định như Banking, Finance, Healthcare, Retail,…
 
Khi khách hàng yêu cầu, Senior BA sẽ cùng Tech Lead là người đầu tiên đề xuất solution cho khách hàng. Vì mình đã hiểu rõ bài toán của họ, đặc thù của họ có những gì, và quan trọng nhất là thấy được nút thắt mà khách hàng đang gặp phải
 
2.3 Cấp bậc thứ ba: BA Leader
Sau một thời gian ở vị trí Senior BA, bạn sẽ có cơ hội bước lên thêm 1 nấc thang mới. BA Leaders gồm 1 số vị trí như:
  • BA Project Lead
  • BA Program Lead
  • BA Practice Lead
  • BA Manager

Project hay Program là tùy mô hình hoặc thậm chí là tùy tên gọi ở mỗi chỗ mỗi khác nhau, bạn sẽ quản lý các BA còn lại trong dự án. Còn BA Practice Lead là người chịu trách nhiệm cho các hoạt động của BA được trơn tru, hiệu quả. Từ các framework làm việc, processes, đến các tools,… Còn BA Manager thì phạm vi rộng hơn rất nhiều.
 
Ngoài những việc trên, thì BA Manager phải kiêm luôn việc resources planning (tuyển người, dùng người), training, cho tới quản lý ngân sách department hay co-working một cách hiệu quả với các bộ phận khác trong công ty.
 
2.4 Cấp bậc thứ tư: Management Consultant
Một nhánh khác sau level Senior mà bạn có thể cân nhắc đó là trở thành một Management Consultant thực thụ. Cái tên nói lên tất cả, ở level này, bạn chỉ làm TƯ VẤN là chủ yếu.
 

Sẽ có các công ty chuyên rộng cửa chào đón những Consultant chuyên nghiệp như: Big Four (Deloitte, EY, KPMG, PwC), hoặc McKinsey, hoặc IBM, thậm chí là làm ở các hãng như Microsoft, SAP hay Oracle.
 
Ở vai trò này, bạn sẽ không phải làm tiểu tiết như thời Senior BA hay BA nữa. Công việc chính là đi gặp khách hàng, đa phần là các C-Level từ các công ty, tập đoàn lớn. Và phạm vi khách hàng không chỉ trong nước, mà là cả khu vực, như Europe, Asia Pacific…
 
2.5 Cấp bậc thứ 5: C-Level
Sau một thời gian dài trải nghiệm vị trí BA với nhiều level khác nhau, từ Junior, BA, đến Senior, lên BA Leadership hay cả Management Consultant. Cuối cùng nấc thang cao nhất của một người làm công việc BA là C-Level, vậy thực hư về C-Level là gì?
 
 
Sẽ có nhiều “vị trí C” khác nhau yêu cầu mảng kỹ năng của BA, như:
  • CIO – Chief Information Officer
  • CTO – Chief Technology Officer.
  • Hoặc COO – Chief Operating Officer
Những level này đòi hỏi bạn cần nhiều bằng cấp và chứng chỉ hơn nữa, có thể nói hầu như nó là một thế giới mới với phạm vi công việc rộng hơn rất nhiều. Các vị trí này hầu như chỉ xuất hiện ở các công ty Client, tức trong môi trường end-user.
 
2.6 Cấp bậc cuối cùng: Entrepreneur
Có thể hiểu đơn giản Entrepreneur là một mô hình kinh doanh của riêng bạn. Điểm mấu chốt là bạn cần có một cái gì đặc thù riêng của mình trên thị trường (thế mạnh của bạn).
 
 
Một trong những điểm quan trọng nhất của BA là hiểu rõ về một số domain knowledge nhất định và có các solution đặc thù về nó. Nếu ngay từ đầu chọn đi theo ngách, tập trung phát triển một mảng kiến thức – kỹ năng về một domain knowledge nhất định sẽ giúp ích cho bạn trong tương lai rất nhiều.
 
3. Khóa học Business Analyst – Hành trang cho lộ trình BA
Hy vọng lộ trình thăng tiến trên sẽ giúp bạn định vị được bản thân mình là ai trong Business Analyst. Hãy chuẩn bị tinh thần sẵn sàng học hỏi và trang bị cho mình những hành trang thiết yếu, bổ sung kiến thức chuyên môn, các kỹ năng khác cho bản thân để vững bước trên con đường này.
 
Không chỉ là kiến thức chuyên môn thiên về kỹ thuật, phần mềm mà còn là kiến thức về hệ thống, nghiệp vụ và kỹ năng. Tuỳ thuộc vào từng môi trường làm việc, các BA sẽ có chương trình đào tạo phù hợp với định hướng phát triển của công ty. Ngoài ra, để đi nhanh và thành công hơn, một người BA rất cần học hỏi từ những trải nghiệm thực tế, từ những người làm việc cùng mình và từ chính khách hàng của họ. Đừng tự đóng cửa bản thân, điều đó sẽ tước mất cơ hội học tập của bạn.
 
Hãy tham khảo hành trang cho lộ trình BA được chia sẻ dưới đây.
 
 
BAC hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho các bạn cái nhìn rõ ràng hơn về con đường nghề nghiệp của một BA, những kỹ năng cần thiết cũng như hành trang cho lộ trình nghề nghiệp này. Đăng ký ngay khóa học BA cơ bản tại đây để sở hữu ngay dàn “skills” chuyên nghiệp giúp nâng cao tầm tư duy và tối ưu hiệu quả công việc BA bạn nhé!
 

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
 
 

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất

Ban biên tập nội dung – BAC

Previous Post
Next Post
Exit mobile version