Performance Review hay cuộc họp đánh giá hiệu quả công việc hàng năm là thời điểm lý tưởng để bạn nhìn lại tổng quan sự nghiệp của mình. Đây cũng là lúc để BA nhận phản hồi từ quản lý về những kỹ năng và hiệu suất làm việc của bản thân, đồng thời cũng là cơ hội để BA nhận được sự cố vấn, hỗ trợ cho việc thăng tiến nghề nghiệp trong tương lai.
Nếu bạn đang chuẩn bị cho cuộc họp đánh giá hiệu quả công việc? Bạn đang tự hỏi mình nên trao đổi với cấp trên của mình về những gì bạn đã đạt được trong năm nay và mục tiêu nghề nghiệp của bạn cho năm tới như thế nào? Thì bài viết sau, BAC sẽ giới thiệu đến bạn 3 bước để chuẩn bị tốt nhất cho buổi performance review. Tìm hiểu ngay nhé!
Bước 1: Tự đánh giá hiệu suất làm việc của bản thân
Hãy dành thời gian nhìn nhận lại tổng thể năm qua. Điểm nổi bật và điểm yếu của bạn là gì? Bạn đặc biệt tự hào về những thành tựu nào? Nhìn lại các hoạt động phân tích nghiệp vụ của mình sẽ giúp bạn nhận thấy bản thân đã tiến bộ như thế nào trong năm qua. Điều này có thể giúp kết hợp những hoạt động công việc có vẻ ngắt quãng, rời rạc thành một chủ đề chung, giúp bạn xác định cách tiến lên phía trước.
Nếu bạn đã đặt mục tiêu công việc cho năm ngoái thì việc tự đánh giá sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho cuộc trò chuyện với quản lý. Thông thường, cấp trên sẽ yêu cầu bạn gửi báo cáo tự đánh giá bằng văn bản.
Hoàn thành một bài tự đánh giá kỹ năng BA là cách tuyệt vời để khám phá những khả năng mà bạn chưa nhận ra mình đã đạt được. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng thông tin này để làm nổi bật những thành tựu của mình trong buổi đánh giá.
Ví dụ minh họa:
Giả sử năm vừa qua, bạn đã thực hiện rất nhiều việc phân tích yêu cầu người dùng cho các dự án khác nhau. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy công việc khá rời rạc. Tuy nhiên, nếu nhìn lại, bạn có thể thấy rằng bản thân đã phát triển kỹ năng giao tiếp và cải thiện quy trình thu thập yêu cầu một cách đáng kể.
Như vậy, tóm gọn lại những việc bạn cần chú ý trong việc đánh giá hiệu suất làm việc cá nhân bao gồm:
-
Ghi lại các thành tựu nổi bật:
- Ví dụ bạn đã dẫn dắt thành công một dự án lớn, cải thiện quy trình thu thập yêu cầu từ khách hàng, hoặc đóng góp vào việc phát triển sản phẩm mới.
- Đừng bỏ qua các công việc hàng ngày: Những cải tiến nhỏ nhưng liên tục trong công việc, chẳng hạn như tổ chức cuộc họp hiệu quả hơn hoặc cập nhật tài liệu chính xác hơn, cũng có thể tạo ra giá trị lớn cho dự án.
-
Sử dụng nhật ký công việc: Nếu bạn có thói quen ghi chú lại các dự án mình đã tham gia hoặc các vấn đề đã giải quyết, đây sẽ là tài liệu quý giá để tổng hợp thành tựu của bạn.
- Ví dụ minh họa: Bạn có thể nhận ra rằng trong năm qua, bạn đã giúp rút ngắn thời gian phân tích yêu cầu từ 2 tuần xuống còn 1 tuần nhờ cải thiện cách giao tiếp với khách hàng. Đây là một thành tựu nổi bật mà bạn có thể trình bày trong buổi đánh giá.
Bước 2: Chuẩn bị những câu hỏi chất lượng cho buổi đánh giá
BA giỏi luôn biết cách đặt ra các câu hỏi khôn khéo. Giống như một cuộc phỏng vấn xin việc, performance review không nên là một cuộc trò chuyện một chiều. Quản lý của bạn có thể sẽ có một số câu hỏi dành cho bạn về mục tiêu nghề nghiệp của bạn nbên cạnh những phản hồi của họ về hiệu suất của bạn. Bạn cũng nên chuẩn bị một số câu hỏi để xác định rõ hơn tình hình của tổ chức và nắm bắt các cơ hội phát triển nghề nghiệp mới.
Dưới đây là một số câu hỏi bạn có thể đặt ra:
- Những dự án ưu tiên chính của tổ chức trong năm nay là gì?
- Team/phòng ban của chúng ta sẽ đối mặt với những thay đổi nào trong năm nay?
- Làm thế nào để em có thể đóng góp tốt nhất cho những ưu tiên hoặc thay đổi này?
- Có những lợi thế, yếu tố nào để em có thể phát triển chuyên môn không?
- Anh/chị nhìn thấy cơ hội nào để em cải thiện trong năm tới?
VD: Nếu tổ chức của bạn đang chuyển đổi sang sử dụng Agile, bạn có thể hỏi: “Tôi có thể tham gia vào các dự án Agile, khóa học nội bộ của công ty sắp tới để nâng cao kỹ năng làm việc trong môi trường Agile không?”
Đặt ra những câu hỏi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hướng đi của team và cách bạn có thể đóng góp cũng như tạo thêm giá trị với tư cách là một chuyên viên phân tích nghiệp vụ. Xem thêm video này để biết tất cả các cách mà BA có thể tạo ra giá trị cho doanh nghiệp trong vai trò chuyên viên phân tích nghiệp vụ nhé!
Bước 3: Chuẩn bị mục tiêu hiệu suất ban đầu
Hãy nghĩ về những gì bạn muốn đạt được trong năm tới. Làm thế nào để bạn đầu tư thời gian và sức lực để hỗ trợ công ty và phát triển sự nghiệp? Thực tế, bạn sẽ có thể tìm thấy những cơ hội tốt nhất ở giao điểm giữa các mục tiêu phân tích nghiệp vụ của bạn và các mục tiêu chính của doanh nghiệp.
Khi bạn nghĩ về các mục tiêu của mình cho năm tới, hãy xem xét bạn cần sự hỗ trợ nào từ quản lý của mình để đạt được chúng.
Ví dụ như nếu bạn muốn phát triển kỹ năng phân tích dữ liệu, bạn có thể đặt mục tiêu tham gia các dự án sử dụng công cụ như SQL hoặc Power BI.
Một số yếu tố chính bạn cần xem xét bao gồm:
- Đào tạo: Bạn có cần đào tạo chuyên môn về phân tích nghiệp vụ hay không? Và nếu có, ngân sách và thời gian biểu là gì? Thông thường, các nhà quản lý sẽ có khoản tiền nhất định được phân bổ cho đào tạo và bạn có thể đề xuất với quản lý để tận dụng phần chi phí này.
- Dự án mới: Bạn cần tham gia các loại dự án nào để phát triển một kỹ năng cụ thể nào đó hay không? Performance review chính là lúc để đưa ra yêu cầu đó với quản lý để họ chú ý và giao cho bạn các loại dự án phù hợp.
- Hỗ trợ từ mentor: Bạn có cần một người cố vấn hoặc sự hướng dẫn từ quản lý không? Nếu cần, hãy hỏi quản lý của bạn xem họ có sẵn lòng tư vấn, huấn luyện cho bạn hoặc có ai khác trong tổ chức của bạn sẵn sàng tư vấn hay không.
Một chút sự chuẩn bị có thể biến những gì có thể cảm thấy như một cuộc thảo luận căng thẳng thành một cuộc trò chuyện hợp tác. Hãy nhớ rằng, đây là sự nghiệp của bạn và cuộc họp đánh giá hiệu quả công việc của bạn. Công ty của bạn cũng sẽ được hưởng lợi từ hiệu suất cải thiện của bạn như bạn vậy.
Nếu bạn muốn theo đuổi sự nghiệp BA nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, có thể khoá học tại BAC sẽ là khởi đầu vững chắc cho bạn. Tham khảo tất cả các lịch khai giảng tại đây nhé! Đừng quên đón xem các bài viết mới nhất sẽ được cập nhật thường xuyên tại BAC's Blog.
Nguồn tham khảo:
https://www.bridging-the-gap.com
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Khoá học Online:
Khoá học Offline:
Tại Tp.HCM:
Tại Hà Nội:
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất
Ban biên tập nội dung - BAC