Những kỹ năng kỹ thuật (Technical Skills) nào mà BA cần có để nổi bật và thành công trên con đường sự nghiệp? Đây là một trong những câu hỏi xuất hiện khá thường xuyên. Thực tế, với tư cách một nhà phân tích nghiệp vụ bạn cần phải có hiểu biết về technical vì nó giúp bạn phân tích vấn đề cần giải quyết và giao tiếp với các bên liên quan về kỹ thuật, tuy nhiên bạn không cần phải có những khả năng chuyên môn phức tạp như viết code hay chạy truy vấn cơ sở dữ liệu.
Trong bài viết này, BAC sẽ chia sẻ đến bạn các kỹ năng technical hàng đầu mà Business Analyst nên rèn luyện và cách chúng sẽ giúp bạn định vị bản thân trên thị trường việc làm cũng như giữ vững vị thế của mình với vai trò nhà phân tích nghiệp vụ (BA).
1. Kỹ năng technical đối với BA
Rất nhiều người thắc mắc “Các kỹ năng technical hàng đầu mà một nhà phân tích nghiệp vụ có nền tảng kinh doanh cần phải có là gì?” 
Đây là vấn đề về những kỹ năng technical bạn thường xuyên coi chúng là yêu cầu cần có trong công việc với vai trò nhà phân tích nghiệp vụ. 
Và tất nhiên, nếu bạn muốn mình có những kỹ thuật và tư duy technical hơn với tư cách là một BA, bạn có thể học cách lập trình để viết code. Bạn có thể tham gia một khóa học giới thiệu về lập trình và tiếp tục học một loạt các kỹ năng technical mà bạn có thể không bao giờ muốn sử dụng trong sự nghiệp của mình. Bạn hoàn toàn có thể làm điều đó. Hoặc bạn có thể tìm hiểu một số mô hình yêu cầu cho phép bạn có những cuộc trò chuyện và giao tiếp hiệu quả với các chuyên gia kỹ thuật. Qua đó hiểu rõ hơn về cấu trúc công nghệ cũng như cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc hơn về những câu hỏi cần đặt ra. Những kỹ năng kỹ thuật này thực sự không quan trọng bằng các mô hình yêu cầu.
Trong phần này, tôi sẽ nói về ba mô hình yêu cầu hay hiểu đơn giản là ba loại mô hình yêu cầu mà bạn có thể muốn xem xét nếu bạn cảm thấy mình chưa đủ "technical" để trở thành một nhà phân tích nghiệp vụ. Đáng chú ý là bài viết sẽ kết thúc với một kỹ năng bổ sung cuối cùng có thể khiến bạn bất ngờ.
2. Technical skill 1: Use case cho các yêu cầu chức năng (Functional Requirements)
Đầu tiên là use cases. Use cases là mô tả bằng văn bản về cách người dùng doanh nghiệp hoặc người dùng của ứng dụng phần mềm tương tác với hệ thống phần mềm. Chúng buộc bạn phải thực sự cụ thể về chức năng hoặc tính năng mà hệ thống đó cần có để đáp ứng nhu cầu nghiệp vụ. Nền tảng đằng sau tính năng thường là một đoạn mã mà một nhà phát triển đã tạo, tùy chỉnh hoặc tích hợp để làm cho chức năng đó hoạt động.
Nhưng những gì bạn cần để có thể chỉ định với tư cách là một nhà phân tích nghiệp vụ chính là phần mềm đó cần làm gì và điều kiện mà nó cần phải làm điều đó. Use case là mô hình hoàn hảo để làm quen với tương tác hệ thống của người dùng doanh nghiệp đó. Nó chi tiết hơn nhiều so với một mô hình quy trình nghiệp vụ điển hình và nó cụ thể hơn rất nhiều. Bạn sẽ đưa ra những yêu cầu kỹ thuật cụ thể mà không cần phải biết cách viết mã code để điều khiển nó.
3. Technical skill 2: Wireframes cho các yêu cầu trực quan (Visual Requirements)
Mô hình yêu cầu thứ hai có thể hữu ích trong việc biểu thị yêu cầu kỹ thuật là wireframes. Wireframes là mô tả trực quan hay biểu diễn trực quan của một màn hình giao diện người dùng. Nói một cách khác, khi bạn truy cập vào một ứng dụng phần mềm như một người dùng, nó sẽ hiển thị như thế nào?
Không phải cụ thể là màu gì, nút nhấn ra sao, hình dạng như thế nào: tròn hay vuông? Những điều này rất quan trọng tại một thời điểm nhất định của dự án, nhưng wireframe có thể ít cụ thể hơn thế. Nó có thể sử dụng các nút chung và không cụ thể về màu sắc. Hầu hết là sử dụng màu xám. Bạn chỉ chủ yếu cố gắng cho thấy đây là màn hình giao diện người dùng có thể trông như thế nào đối với người dùng tiềm năng.
Một lần nữa, bạn đang đi đến mức độ chi tiết về những gì hệ thống phần mềm đó cần để có thể thực hiện và trông như thế nào mà không cần phải viết mã đằng sau nó. Ngày nay, có rất nhiều công cụ mà những người không có nền tảng về lập trình, mã code, có thể sử dụng. Chỉ cần kéo và thả các tính năng đó vào một công cụ tạo wireframe để bạn có thể tạo chúng mà không cần phải biết cách viết code.
 
4. Technical skill 3: Data Models cho yêu cầu dữ liệu (Data Requirements)
Nhóm mô hình thứ ba là các mô hình dữ liệu (data models), chẳng hạn như sơ đồ mối quan hệ thực thể (entity relationship diagrams), sơ đồ ngữ cảnh hệ thống (system context diagrams), sơ đồ luồng dữ liệu (data flow diagrams), từ điển dữ liệu (data dictionaries). Có rất nhiều mô hình khác nhau được bao gồm trong lĩnh vực mô hình hóa dữ liệu.
Về cơ bản, tất cả các mô hình đó cho phép bạn hiểu cơ sở dữ liệu được xây dựng như thế nào, thông tin được lưu trữ ra sao, thông tin nào cần được lưu trữ. Vì vậy, nếu bạn đang xem xét một quy trình nghiệp vụ và có các trường khác nhau trên một biểu mẫu xuất hiện thông qua một số loại đầu vào sau:
  • Thông tin đó được lưu trữ trong hệ thống phần mềm của bạn như thế nào?
  • Những quy tắc nào cần được áp dụng khi thông tin đó được lưu trữ?
  • Các mảnh thông tin khác nhau đến từ các quy trình nghiệp vụ khác nhau, chúng liên quan với nhau như thế nào?
Các mô hình dữ liệu khác nhau cho phép bạn xem xét mô hình thông tin đó theo nhiều cách khác nhau. Đây là phương thức bạn học cách mô hình hóa cơ sở dữ liệu quan hệ hoặc diễn đạt yêu cầu dữ liệu mà không cần biết SQL.
5. Technical skill bổ sung: khả năng đặt câu hỏi
Đây chính là một kỹ năng bổ sung ngoài ba mô hình mà chúng ta đã đề cập ở trên là use cases, wireframes và mô hình dữ liệu. 
Khi đối mặt với câu hỏi technical, khả năng đặt câu hỏi là điều thực sự bạn sẽ cảm thấy mình nên biết. Đó là việc đặt câu hỏi về cách mọi thứ được triển khai, những khả năng của công nghệ, những điều mà bạn có thể không nghĩ đến. Bạn đang sử dụng nó để hiểu được các khả năng của công nghệ và cách hệ thống được thiết kế mà không cần biết làm thế nào để thực hiện nó.
Tất nhiên bạn có thể dành rất nhiều thời gian để học cách xây dựng các hệ thống này và lập trình. Điều này sẽ có một số tác động đáng kể đến sự nghiệp của bạn. Hoặc bằng cách đơn giản hơn, bạn có thể dành thời gian để học những kỹ năng cốt lõi trên mà bạn sẽ sử dụng mãi mãi trong sự nghiệp của mình với tư cách BA.
Chúng sẽ cung cấp cho bạn một cấp độ hiểu biết nâng cao về tiềm năng của công nghệ hơn là bạn sẽ nhận được nếu học cách viết code từng dòng vì chúng sẽ cho phép bạn làm việc trong bất kỳ tình huống nào thay vì chỉ ngôn ngữ lập trình cụ thể mà có thể bạn đã học. Có hàng chục ngôn ngữ lập trình và môi trường kỹ thuật khác nhau. Vì vậy, bạn sẽ không bao giờ trở thành chuyên gia về tất cả chúng trừ khi bạn muốn trở thành chuyên gia lập trình và là người thực hiện điều đó. Nếu bạn là một nhà phân tích nghiệp vụ, có thể bạn sẽ cảm thấy rất khó và không muốn làm điều này. 
Một lần nữa, các mô hình use cases, wireframes, data models và khả năng đặt câu hỏi để nhận về câu trả lời hữu ích sẽ giúp bạn có thêm nhiều hiểu biết technical hơn trong môi trường làm việc. Đó là những kỹ năng hàng đầu mà bạn cần để thành công như một nhà phân tích nghiệp vụ với nền tảng kinh doanh trong môi trường kỹ thuật hiện nay. Chúng sẽ giúp bạn đi xa hơn trên con đường sự nghiệp BA mà không bị lạc lối quá sâu trong những chi tiết kỹ thuật cụ thể nào. Thường xuyên đón đọc những bài viết mới tại BAC's Blog để học hỏi và rèn luyện thêm nhiều kỹ năng bổ ích hơn bạn nhé!
Nguồn tham khảo:

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
 
 

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất

Ban biên tập nội dung - BAC