Các khái niệm về bản đồ trong Tableau

Nếu bạn muốn phân tích dữ liệu của mình về mặt địa lý, bạn có thể vẽ dữ liệu trên một bản đồ trong Tableau. Chủ đề này sẽ giải thích tại sao và khi nào bạn nên đặt dữ liệu trên một trực quan bản đồ. Ngoài ra, chúng ta sẽ cùng điểm qua một số loại bản đồ bạn có thể vẽ trong Tableau.

1. Tại sao phải đặt dữ liệu của bạn trên một bản đồ?

Có rất nhiều nguyên nhân, có thể là một vài dữ liệu vị trí trong dữ liệu, hoặc bản đồ có thể giúp dữ liệu của bạn nổi bật. Tất cả những nguyên nhân này đều rất phù hợp để vẽ một bản đồ nhưng hãy nhớ rằng bản đồ cũng giống như nhiều loại biểu đồ khác đó là phục vụ mục đích trả lời các câu hỏi không gian.

Bạn tạo một bản đồ trong Tableau bởi vì bạn có một câu hỏi không gian và bạn cần sử dụng một bản đồ để hiểu xu hướng hoặc mẫu trong dữ liệu. Một vài ví dụ phổ biến về các câu hỏi không gian và bản đồ là câu trả lời tốt nhất.

  • Tiểu bang nào có nhiều chợ nhất?
  • Các khu vực nào ở Hoa Kỳ có tỷ lệ béo phì cao?
  • Ga tàu điện ngầm nào đông nhất cho mỗi chuyến trong thành phố của tôi?
  • Những cơn bão đã di chuyển về đâu theo thời gian?
2. Khi nào bạn nên sử dụng bản đồ để biểu diễn dữ liệu?

Nếu bạn có một câu hỏi không gian, bản đồ có thể là câu trả lời tốt nhất.Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vẫn có ngoại lệ. Ví dụ, câu hỏi đầu tiên từ danh sách trên: Tiểu bang nào có nhiều chợ nhất?.

Nếu có một nguồn dữ liệu với danh sách các chợ nông sản ở mỗi bang, bạn có thể tạo một view bản đồ như dưới đây. Tuy nhiên, thật không dễ để tìm thấy sự khác nhau giữa New York và California, nơi nào có nhiều chợ hơn?

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta thay bản đồ bằng một biểu đồ thanh? Nó sẽ giúp ta dễ dàng nhận biết tiểu bang với nhiều chợ nhất.

Ví dụ trên là một trong nhiều ví dụ mà một kiểu trực quan khác sẽ tốt hơn bản đồ khi trả lời cho một câu hỏi không gian.

Vì thế, nguyên tắc đầu tiên là hãy tự hỏi bạn có thể trả lời câu hỏi nhanh hơn bằng một biểu đồ khác hay không. Nếu câu trả lời là có đây là lúc bạn nên cân nhắc một biểu đồ khác thay cho bản đồ. Ngược lại, câu trả lời là không, bạn hãy xem xét những điều sau:

Bản đồ trả lời tốt câu hỏi có cả dữ liệu phù hợp và biểu diễn dữ liệu hấp dẫn. Nói cách khác dữ liệu không sai lệch và bản đồ hấp dẫn.

Nếu bạn đồ đẹp nhưng dữ liệu sai lệch hoặc không chuyên sâu, có nguy cơ mọi người sẽ hiểu sai dữ liệu của bạn. Đó là lý do phải tạo các bản đồ thể hiện dữ liệu một cách chính xác và hấp dẫn.

3. Những loại bản đồ bạn có thể tạo trong Tableau
3.1. Proportional symbol maps

Proportional symbol maps (bản đồ ký hiệu tỷ lệ) là loại bản đồ rất tốt để hiển thị dữ liệu định lượng cho các vị trí riêng lẻ. Ví dụ, bạn có thể vẽ biểu đồ các trận động đất trên khắp thế giới và chia kích thước theo độ lớn.

Tham khảo: Tạo bản đồ hiển thị giá trị định lượng trong Tableau

3.2. Choropleth maps

Còn được biết đến với tên gọi là filled maps trong Tableau, Choropleth maps là lựa chọn hoàn hảo để biểu diễn dữ liệu tỉ lệ. Ví dụ, nếu bạn muốn xem tỉ lệ béo phì tại từng khu vực trên khắp Hoa Kỳ, bạn có thể cân nhắc Choropleth maps để xem liệu có phát hiện bất kì đường xu hướng không gian nào không.

Tham khảo: Tạo bản đồ biểu diễn tỷ lệ hoặc dữ liệu tổng hợp trong Tableau

3.3. Point distribution maps

Bản đồ phân bố điểm có thể sử dụng khi bạn muốn biểu diễn các vị trí gần đúng và đang tìm kiếm các cụm dữ liệu trực quan. Ví dụ, nếu bạn muốn xem tất cả các trận mưa đá ở Hoa Kỳ vào năm ngoái, bạn có thể tạo bản đồ phân bố điểm để xem liệu bạn có phát hiện bất kì cụm nào không.

Tham khảo: Tạo bản đồ làm nổi bật các cụm dữ liệu trực quan trong Tableau

3.4. Heatmaps

Heatmaps (bản đồ nhiệt) hoặc density maps (bản đồ mật độ) có thể được dùng khi bạn muốn hiển thị một xu hướng cho các cụm dữ liệu liên quan. Ví dụ, nếu bạn muốn tìm ra khu vực nào của Manhattan có lượt đón taxi nhiều nhất.

Tham khảo: Tạo Heatmaps để biểu diễn xu hướng hoặc mật độ trong Tableau

3.5. Flow maps (path maps)

Bạn có thể dùng flow maps (bản đồ luồng) để kết nối các con đường trên một bản đồ và để xem thứ gì đó đã đi đâu theo thời gian. Ví dụ, bạn có thể theo dõi đường đi của các cơn bão lớn trên khắp thế giới trong một khoảng thời gian.

Tham khảo: Tạo bản đồ vẽ đường đi theo thời gian trong Tableau

3.6. Spider maps

Spider map (bản đồ hình nhện) được dùng để hiển thị cách vị trí xuất phát và một hoặc nhiều vị trí đích tương tác với nhau. Ví dụ, bạn có thể kết nối đường đi giữa các ga tàu điện ngầm để vẽ chúng trên bản đồ hoặc bạn có thể theo dõi các chuyến đi chung xe đạp từ một điểm xuất phát đến một hoặc nhiều điểm đến.

Tham khảo: Tạo bản đồ đường dẫn giữa điểm xuất phát và điểm đến trong Tableau

Như vậy chúng ta đã đi qua các loại biểu đồ mà bạn có thể tạo trong Tableau. Tiếp theo, bạn hãy dành nhiều thời gian để thực hành tạo bản đồ trong Tableau. Đừng quên theo dõi các bài viết mới nhất tại website bacs.vn và tham khóa học Tableau tại BAC để được trang bị cho mình những kiến thức nền tảng nhất về phân tích và trực quan dữ liệu.

Nguồn tham khảo:

https://help.tableau.com/

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.

Tham khảo chương trình đào tạo: 

 

Previous Post
Next Post
Exit mobile version