Business Analysis là gì & Những giải đáp chi tiết nhất

Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang có những bước chuyển mình vô cùng mạnh mẽ và dần có chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Chính vì vậy, nghề Business Analysis đang ngày càng được biết đến nhiều hơn tại Việt Nam giúp tối ưu hóa hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp quy mô lớn, từ đó cho ra đời các sản phẩm công nghệ chất lượng nhất. 

Để hiểu rõ hơn về khái niệm Business Analysis là gì cho những bạn trẻ có đam mê theo đuổi ngành này, mời bạn cùng BAC khám qua chi tiết qua bài viết sau.

1. Business Analysis là gì?

Business Analysis là sự kết hợp giữa thu thập thông tin chi tiết từ dữ liệu bằng các kỹ thuật cụ thể và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn để xác định nhu cầu giữa khách hàng và doanh nghiệp. Sau đó sẽ đề xuất các thay đổi cũng như cung cấp giải pháp để tạo ra giá trị cho các bên liên quan. 

Trong đó, nhiều giải pháp có khả năng có các yếu tố dựa trên phần mềm và dữ liệu kỹ thuật số, đồng thời cũng có thể kết hợp các thay đổi về tổ chức như xây dựng chính sách mới, thay đổi cơ cấu tổ chức, cải thiện quy trình để tham gia vào việc lập kế hoạch chiến lược.

2. Business Analyst làm những công việc gì? 

Business Analyst được xem là chuyên gia phân tích một doanh nghiệp hoặc tổ chức bằng việc xem xét, ghi lại các hệ thống và quy trình vận hành của nó. Từ đó đánh giá được mô hình kinh doanh đang gặp phải vấn đề gì để tìm ra lỗ hỏng và đưa ra giải pháp cụ thể.

Họ cũng là người giúp xác định và giải thích những thay đổi nào là cần thiết để cải thiện năng suất và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó tạo ra những giá trị thay đổi tích cực cho tổ chức.

Theo đó, người làm công việc Business Analyst sẽ có nhiều chức danh công việc khác nhau, cụ thể như sau:

  • Business Architect
  • Business Intelligence Analyst
  • Business Systems Analyst
  • Data Scientist
  • Enterprise Analyst
  • Management Consultant
  • Process Analyst
  • Product Manager
  • Product Owner
  • Requirements Engineer
  • Systems Analyst
3. Quy trình Business Analysis gồm những bước nào?

Nhu cầu và sản phẩm của mỗi công ty là khác nhau nên sẽ có một số khác biệt nhất định trong cách thực hiện. Sau đây là những bước phổ biến nhất được áp dụng trong quá trình làm Business Analysis:

  1. Định hướng rõ ràng để đảm bảo làm rõ vai trò của người làm Business Analysis, xác định quan điểm của các bên liên quan đồng thời nghiên cứu, làm quen với lịch sử dự án.
  2. Đặt tên cho các mục tiêu kinh doanh chính và xác định yêu cầu, kỳ vọng của các bên liên quan, từ đó đưa ra hướng giải quyết cho các kỳ vọng không thực tế và đảm bảo các mục tiêu rõ ràng có tính khả thi.
  3. Xác định phạm vi của dự án bao gồm một lộ trình sơ bộ về tất cả các bước mà người tham gia dự án phải tuân theo.
  4. Thực hiện một kế hoạch phân tích kinh doanh cụ thể, liệt kê các mốc thời gian, quy trình và các sản phẩm trong dự án.
  5. Xác định các yêu cầu một cách cụ thể, chi tiết nhưng cần ngắn gọn, rõ ràng và có tính khả thi dựa trên các dữ liệu thu thập được.
  6. Phối hợp với bộ phận CNTT để thực thi các giải pháp nếu cần thiết.
  7. Hỗ trợ test thử phần mềm hoặc sản phẩm theo các tiêu chí đặt ra trước đó.
  8. Đánh giá lại toàn bộ dự án liệu có hoạt động tốt không, tiến độ đạt được là bao phần trăm hay có những phần nào chưa đạt yêu cầu cần tiếp tục triển khai. 
4. Một số kỹ thuật phân tích khác nhau trong Business Analysis
CATWOE (Customers, Actors, Transformation Process, World View, Owner, and Environmental Constraints)

Kỹ thuật này giúp xác định các bên liên quan và quy trình có khả năng bị ảnh hưởng bởi bất kỳ hành động nào mà doanh nghiệp thực hiện. Từ đó giúp Business Analyst đánh giá kỹ lưỡng các hành động được đề xuất sẽ tác động đến các bên và các yếu tố khác nhau như thế nào.

MoSCoW (Must or Should, Could or Would)

Phương pháp này ưu tiên các yêu cầu bằng cách trình bày trong một khuôn khổ mà mọi yêu cầu đơn lẻ được đem ra đánh giá so với các yêu cầu khác. Câu trả lời sẽ là Có hay Nên có, đó có phải là cách có thể cải thiện sản phẩm hay chỉ là một yếu tố lý tưởng trong tương lai.

MOST (Mission, Objectives, Strategies, and Tactics)

Business Analyst sử dụng các yếu tố này để có thể phân tích chi tiết và đầy đủ các mục tiêu của tổ chức cũng như cách xử lý từng mục tiêu cụ thể.

PESTLE (Political, Economic, Sociological, Technological, Legal, and Environmental)

Mô hình PESTLE dùng để đánh giá các yếu tố khác nhau bên ngoài có khả năng ảnh hưởng đến doanh nghiệp và đưa ra cách tốt nhất để giải quyết chúng.

SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, and Threats)

Phương pháp này giúp xác định các điểm mạnh và điểm yếu của một doanh nghiệp, từ đó biến những điều đó thành cơ hội và mối đe dọa so với đối thủ cạnh tranh. 

Six Thinking Hats

Phương pháp này giúp định hướng dòng suy nghĩ bằng cách đưa ra các ý tưởng và quan điểm thay thế. “Sáu chiếc mũ” được đề cập bao gồm Màu đỏ (cảm giác, cảm xúc, trực giác), Màu trắng (tập trung vào dữ liệu, logic), Màu vàng (tập trung vào mặt lạc quan, tích cực), Màu đen (kết quả tiêu cực tiềm ẩn, điều có thể sai), Xanh lục (sự sáng tạo), Xanh lam (kiểm soát quy trình, tổng quan toàn bộ bức tranh)

The 5 Whys

Đây là phương pháp giúp các nhà phân tích kinh doanh xác định nguồn gốc của vấn đề bằng cách đặt các câu hỏi “Tại sao?” để tìm ra giải pháp và câu trả lời xác thực nhất.

5. Mức lương cho Business Analyst Fresher

Đối với những người mới bắt đầu công việc Business Analysis, mức lương trung bình sẽ rơi vào khoảng 70.660 USD/năm. Tuy nhiên, các bạn Fresher mới vào vị trí này cần có nền tảng, hiểu biết và tư duy tốt về các phương pháp, kỹ thuật cũng như những kỹ năng làm việc cần thiết.

6. Mức lương cho người đã có kinh nghiệm 

Người đã có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề Business Analysis có thể nhận được mức lương trung bình là 83.008 USD/năm. Ở cấp độ này, họ đã có thể đánh giá và đo lường các mô hình kinh doanh có tác động đến tổ chức và khách hàng như thế nào, đồng thời hiểu được cách chúng vận hành để đưa ra giải pháp phù hợp, góp phần tăng giá trị sản phẩm và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

7. Những yêu cầu của doanh nghiệp khi tuyển dụng Business Analyst 

Khi đề cập đến các yêu cầu tuyển dụng Business Analyst, các nhà tuyển dụng thường yêu cầu một loạt các kỹ năng mềm và kỹ năng cứng, bao gồm kinh nghiệm về CNTT hay có nền tảng liên quan đến kinh doanh. 

Đối với các yêu cầu về CNTT, nhìn chung ứng viên cần biết cách lấy, phân tích và báo cáo các dữ liệu phục vụ công việc cũng như làm việc với các bộ phận IT liên quan. Về phía doanh nghiệp, bạn cần có những hiểu biết cơ bản về cách thức hoạt động của các hệ thống, công cụ và sản phẩm mà tổ chức hướng tới.

Thông thường, Business Analyst cần có bằng cử nhân Kinh doanh hoặc các lĩnh vực liên quan khác hoặc bằng MBA. Hơn nữa, hầu hết các doanh nghiệp đều yêu cầu ứng viên có một số kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích nghiệp vụ trong khoảng từ 5 năm.

8. Business Analyst cần những kỹ năng chuyên môn nào?

Theo Institute of Business Analysis, một nhà phân tích nghiệp vụ cần có những kỹ năng và kiến ​​thức sau:

Phân tích kinh doanh

Với tư cách là Nhà phân tích nghiệp vụ, một trong những nhiệm vụ chính của bạn là xác định và hiểu các vấn đề kinh doanh mà tổ chức đang gặp phải. Bạn cần phải có con mắt tinh tường để biết chi tiết, là người biết lắng nghe và quan sát tốt, đồng thời có hiểu biết thấu đáo về ngành và xu hướng thị trường. Khi bạn đã xác định được các vấn đề kinh doanh mà tổ chức đang gặp phải, bạn có thể làm việc với các bên liên quan để tìm ra giải pháp tốt nhất.

Tư duy phản biện

Tư duy phản biện là quá trình phân tích và đánh giá thông tin nhằm đưa ra phán đoán hoặc kết luận hợp lý. Đối với nhà phân tích nghiệp vụ, bạn cần sử dụng tư duy phản biện để đánh giá, thu thập và phân tích thông tin từ nhiều nguồn, sau đó cân nhắc ưu nhược điểm của các tùy chọn khác nhau và đưa ra quyết định sáng suốt dựa trên dữ liệu.

Giao tiếp tốt 

Giao tiếp tốt là một kỹ năng vô cùng quan trọng giúp bạn có thể kết nối và làm việc với các bên liên quan từ giám đốc điều hành đến người dùng cuối cùng. Bạn cần có khả năng truyền đạt thông tin phức tạp một cách rõ ràng, ngắn gọn bằng ngôn ngữ và thuật ngữ phù hợp. Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp tốt cũng liên quan đến việc tích cực lắng nghe và đặt câu hỏi phù hợp để hiểu đầy đủ nhu cầu, mong muốn của các bên liên quan.

Kỹ năng đàm phán

Với vai trò là Nhà phân tích nghiệp vụ, bạn sẽ gặp phải các tình huống mà các bên liên quan có mong muốn và ưu tiên trái ngược nhau. Lúc này, kỹ năng đàm phán rất cần thiết giúp bạn cân bằng các lợi ích khác nhau đồng thời tìm ra giải pháp đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan. Tuy nhiên, kỹ năng này đòi hỏi cách giao tiếp hiệu quả, khéo léo, sáng tạo và khả năng suy nghĩ vượt trội giúp cân bằng lợi ích giữa các bên.

Vừa rồi là những chia sẻ của BAC về nghề Business Analysis là gì cũng như kỹ năng mà người làm phân tích nghiệp vụ cần có. Hy vọng bạn đã có được những thông tin hữu ích nhất và đừng quên truy cập thường xuyên BAC’s Blog để tham khảo thêm nhiều kiến thức bổ ích khác về nghề BA.

Nguồn tham khảo

https://www.simplilearn.com/ 

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
 
 

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất

Ban biên tập nội dung – BAC

 
Previous Post
Next Post
Exit mobile version