BA, PO hay PM?

Chúng ta phải mất bao lâu để chuyển từ một Business Analyst – BA (Chuyên viên Phân tích Nghiệp vụ) sang một Product Owner – PO (Chủ Sở hữu Sản phẩm), và từ một PO sang Project Manager – PM (Quản lý dự án)? Liệu BA, PO, và PMba vai trò riêng biệt nhưng luôn bổ sung và phối hợp cùng nhau hoàn thiện dự án? Hay PO sẽ bao gồm cả kiến thức và công việc của BA, và PM sẽ là quản lý tối cao bao gồm thêm các vai trò và công việc của BA và PO? BAC không thể giúp bạn trả lời chính xác những câu hỏi này, vì câu trả lời còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, góc nhìn khác nhau và quy định của công ty. Nhưng ở bài viết này, BAC sẽ chia sẻ thêm với các bạn kiến thức liên quan và các góc nhìn ở cả ba vai trò này nhé!
 
1. Bạn chọn “quả trứng” hay “con gà”?
Ở mỗi góc nhìn khác nhau, bạn sẽ thấy những “kết quả” khác nhau. Hãy hình dung về quá trình phát triển nghề nghiệp: Có phải bạn sẽ đi từng bước, từ thấp đến cao, bao gồm việc bổ sung thêm trách nhiệm và trình độ chuyên môn. Tức là từ một BA, dựa vào những kinh nghiệm, vai trò và dự án đã tham gia trước đó, bạn sẽ dần “tiến hoá” lên PO, và sau đó là trở thành PM, đúng không? Nếu bạn đồng ý với quan điểm và góc nhìn này, bạn có thể nhận thấy sự tiến hóa này trông giống như một “quả trứng”: Người PO sẽ bao gồm hết kiến thức của BA và PM sẽ bao gồm kiến thức của cả ba vai trò.
 
Bạn sẽ thấy hình ảnh này ở góc nhìn trong một hệ thống cấp bậc – thường gặp ở các công ty theo tinh thần truyền thống, nơi PM sẽ đứng ở nơi cao nhất giám sát tất cả thành viên trong nhóm hoàn thành công việc.
 
Một góc nhìn khác bạn có thể tìm thấy đó là hình ảnh của một “con gà” – tức cả ba vai trò PM, PO, và BA hoàn toàn khác biệt và bổ sung cho nhau, chỉ chồng chéo lên nhau trong một số lĩnh vực nhất định:
 
Đối với mô hình này, người nhân viên có thể tiến bộ trong sự nghiệp của họ bằng việc linh hoạt chuyển đổi giữa các vai trò từ BA sang PM, PM sang PO hoặc BA sang PO. Việc thừa nhận tầm quan trọng của những vai trò riêng biệt này dẫn đến việc mở rộng các nhóm bao gồm tất cả các vai trò này. Điều này sẽ tạo ra sự kiểm tra và cân bằng và một nền văn hóa bình đẳng, nơi các thành viên trong nhóm có vị thế ngang nhau để hướng tới một giải pháp.
 
2. Tại sao nên chọn “con gà”?
Mô hình “con gà” tạo ra sự cân bằng trong một nhóm và khắc phục khuyết điểm rằng: Một mình PM không thể tự hoàn thành tất cả mọi thứ. Các BA sẽ tập trung vào chất lượng và xây dựng dự án, trong khi PO tập trung vào việc cung cấp giá trị hoặc ROI – tỷ suất hoàn vốn cho khách hàng. Mặt khác, PM tập trung vào tốc độ để cung cấp sản phẩm đúng tiến độ. Mặc dù các vị trí này chồng chéo lên nhau, nhóm dự án vẫn được hưởng lợi từ kiến thức chuyên môn độc đáo khi nhân viên theo đuổi chuyên sâu trong một vai trò thay vì cố gắng trở thành những người tổng quát trong cả ba. Dưới đây là một số ví dụ về sự “chồng chéo” chức năng giữa các vai trò này:
 
BAC xin phép tạm dịch:
 
 
3. Tại sao không phải là “quả trứng”?
Hình ảnh “quả trứng” về ba vị trí quan trọng này đã dẫn đến việc xem nhẹ các chuyên gia, đặc biệt là BA, cũng như vai trò của họ, hình thành một thứ bậc sai lệch về kỹ năng và thâm niên trong công việc. Khi chúng ta đảm nhận trách nhiệm và trình độ của từng vai trò và liên tục chuyển sang vai trò “cao hơn” tiếp theo, điều này dẫn đến sự thiếu hiểu biết về sự cộng tác và giá trị thực sự từ tất cả các thành viên trong nhóm.
 
Ví dụ: các kỹ năng và khả năng giữa một BA cao cấp, có kinh nghiệm, và PM mới vào nghề là không thể so sánh được. Để thoát khỏi sự khó khăn và theo PMI, đó là sự xích mích giữa BA và PM, bạn cần thoát khỏi cái suy nghĩ truyền thống này. Bạn có thể áp dụng mẹo là: “Hãy xem BA như một nhà lãnh đạo, và bạn cũng là một nhà lãnh đạo”. Tất cả các thành viên trong nhóm nên xem các vai trò khác là đồng nghiệp, không phải cấp dưới hay cấp trên.
 
Hoặc nếu như hầu hết BA đều đi theo con đường sự nghiệp tiêu chuẩn và phát triển dần thành PM, vậy thì khiến dự án có quá nhiều PM và thiếu những người BA và PO tài năng. Hãy tưởng tượng bạn trong một dự án và làm việc với những BA mới vào nghề và những người có kinh nghiệm đã phát triển lên thành PM hết, vậy thì dự án này sẽ không có PO đứng tên. Câu hỏi đặt là là: Liệu dự án có thành công hay không khi tất cả những người dùng đều không thích sản phẩm cuối cùng được phân phối? Người PM được kỳ vọng về việc thúc đẩy và phân phối sản phẩm đúng thời hạn, PM hợp tác với BA mang lại chất lượng trong công việc,… nhưng không có PO ủng hộ lợi ích của người dùng và đảm bảo sản phẩm mang lại giá trị phù hợp với nhu cầu thật sự. Bạn có thể tham khảo hình ảnh bên dưới:
 
 
Tạm dịch:
Kết lời, mặc dù có những điểm chung giữa PO, và BA, và PM, dự án thực sự cần hội tụ đủ cả ba vai trò để thực sự thành công. Các nhà lãnh đạo ở cả phía CNTT và doanh nghiệp phải nhận ra nhu cầu này và tạo cơ hội cho sự phối hợp và hoàn thiện giữa các BA, PO, và PM.
 
Bạn đọc có thể tham khảo tên các bài viết khác liên quan đến các vai trò này:
Nguồn tham khảo:

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
 
 

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất. 

Ban biên tập nội dung – BAC

 

Previous Post
Next Post
Exit mobile version