Cách đọc bảng giá chứng khoán chi tiết cho người mới

Đọc bảng giá chứng khoán là một kỹ năng cực kỳ quan trọng đối với các nhà đầu tư. Mỗi tên gọi, chỉ số, màu sắc, trên bảng giá điện tử đều có ý nghĩa riêng. Vì thế, nếu bạn có ý định đầu tư chứng khoán thì hãy bắt đầu từ việc đọc hiểu bảng giá chứng khoán. Ngoài ra, bạn có thể trang bị những kiến thức cơ bản về chứng khoán tại đây.

Tham khảo: Khóa học chứng khoán cho người mới bắt đầu

1. Sàn giao dịch chứng khoán là gì?

Đầu tiên, bạn cần biết khái niệm sàn giao dịch chứng khoán. Đây là nơi cung cấp nền tảng và phương tiện cho người mua, bán và môi giới cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác trao đổi với nhau.

Tại Việt Nam, hai Sở giao dịch chứng khoán chính thức và lớn nhất chính là Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Mỗi sở giao dịch sẽ có một bảng giá chứng khoán riêng nhưng hiện nay không chỉ có hai sàn này mà còn rất nhiều sàn khác cũng có bảng giá. Tất cả bảng giá đều giống nhau về thông tin vì đều lấy dữ liệu từ hai Sở giao dịch và Trung tâm lưu ký. Khác biệt lớn nhất chính là giao diện, vì thế, bạn có thể yên tâm chọn một bảng giá chứng khoán bất kỳ, miễn là giao diện đó phù hợp với bạn.

2. Cách đọc bảng giá chứng khoán

Mặc dù, hình thức của các bảng giá sẽ có đôi chút khác biệt nhưng vẫn có một số quy định chung có thể áp dụng để đọc bảng giá. Chúng ta sẽ áp dụng cho bảng giá trực tuyến của VNDIRECT, bạn có thể truy cập tại đây, đăng ký tài khoản để xem giá cổ phiếu hôm nay.

Bảng giá chứng khoán VnDirect

  • Ý nghĩa các tên cột

1. Mã CK: Mã chứng khoán là tên riêng của doanh nghiệp khi lên sàn, mã này được cấp bởi sở và dùng cho nhà đầu tư đặt lệnh. Mã thường là tên viết tắt của tên công ty, ví dụ Công ty cổ phần FPT có mã là FPT.

2. TC: Tham chiếu hay giá tham chiếu là mức giá đóng cửa ở phiên giao dịch gần nhất trước đó (không áp dụng cho những trường hợp đặc biệt). Giá tham chiếu được dùng để làm cơ sở tính toán Giá trần và Giá sàn. 

  • Lưu ý: sàn UPCOM (sàn giao dịch trung chuyển) có Giá tham chiếu là bình quân của phiên giao dịch gần nhất.

3. Trần: Giá trần là mức giá kịch trần hay mức giá cao nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán trong ngày, giá trần có màu tím.

  • Sàn HOSE có Giá trần là mức giá tăng +7% so với Giá tham chiếu.
  • Sàn HNX có Giá trần là mức giá tăng +10% so với Giá tham chiếu.
  • Sàn UPCOM có Giá trần là là mức tăng +15% so với Giá tham chiếu.

4. Sàn: Giá sàn là mức giá kịch sàn hay mức giá thấp nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch, giá sàn có màu xanh dương.

  • Sàn HOSE có Giá sàn là mức giá giảm -7% so với Giá tham chiếu.
  • Sàn HNX có Giá sàn là mức giá giảm -10% so với Giá tham chiếu.
  • Sàn UPCOM có Giá sàn là mức giảm -15% so với Giá tham chiếu.

Từ đó, có thể thấy sàn HOSE có giá chứng khoán dao động trong biên độ ±7% so với Giá tham chiếu. Sàn HNX có giá chứng khoán dao động trong biên độ ±10% và sàn UPCOM là ±15%. Nhà đầu tư chỉ có thể đặt lệnh mua hoặc bán với giá nằm trong khoảng (giá sàn, giá trần), nếu không, lệnh sẽ không được khớp.

5. Tổng KL: Tổng khối lượng là tổng số cổ phiếu được giao dịch trong một ngày, giao dịch càng nhiều thì cho thấy tính thanh khoản của cổ phiếu đó càng cao.

6. Bên mua: Mỗi bảng giá sẽ có 6 cột tương ứng cho 3 mức giá và khối lượng (KL) tương ứng, bao gồm:

  • Cột Giá 1 và KL1 là mức giá đặt mua cao nhất ở thời điểm hiện tại và khối lượng cổ phiếu đặt mua tương ứng với mức giá đó.
  • Cột Giá 2 và KL2 là mức giá đặt mua thấp hơn mức 1 với khối lượng cổ phiếu tương ứng.
  • Cột Giá 3 và KL3 là mức giá đặt mua thấp hơn mức 2 với khối lượng cổ phiếu tương ứng.

Mức độ ưu tiên sẽ giảm dần, tức là những lệnh đặt mua ở mức Giá 1 sẽ được thực hiện trước sau đó đến Giá 2 và cuối cùng là Giá 3. Ví dụ, cổ phiếu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu có mã là ACB hiện có Giá khớp lệnh là 32.45, theo thứ tự ưu tiên Bên mua ở Giá 1 sẽ được khớp lệnh trước.

7. Bên bán: Tương tự như bên mua nhưng lúc này giá bán thấp hơn sẽ được ưu tiên khớp lệnh trước.

  • Cột Giá 1 và KL1 là mức giá đặt mua cao nhất ở thời điểm hiện tại và khối lượng cổ phiếu đặt mua tương ứng với mức giá đó.
  • Cột Giá 2 và KL2 là mức giá đặt mua thấp hơn mức 1 với khối lượng cổ phiếu tương ứng.
  • Cột Giá 3 và KL3 là mức giá đặt mua thấp hơn mức 2 với khối lượng cổ phiếu tương ứng.

Ví dụ Giá khớp lệnh của ACB là 32.45 và Giá 1 Bên bán là 32.5, nếu có lệnh đặt mua cao hơn hoặc bằng 32.5 thì người bán sẽ được khớp với người mua ở mức giá này.

  • Lưu ý: Nếu trong phiên định kỳ (ATO/ATC), lệnh với giá ATO/ATC sẽ là mức giá 1 do lệnh này chấp nhận mua bằng mọi giá nên luôn có thứ tự ưu tiên khớp cao nhất.

8. Khớp lệnh: Là mức giá bên mua và bên bán chấp nhận mà không cần xếp lệnh chờ. Bao gồm 3 cột, trong thời gian giao dịch, các cột có ý nghĩa là:

  • Giá: Mức giá khớp trong phiên hoặc cuối ngày.
  • KL: Khối lượng khớp là khối lượng cổ phiếu khớp tương ứng với mức giá khớp.
  • “+/-”: Tăng hoặc giảm là mức thay đổi so với Giá tham chiếu.

9. Giá: Bao gồm 3 cột là Cao, TB (trung bình), Thấp

  • Cao: Là mức giá khớp cao nhất từ đầu phiên giao dịch đến thời điểm hiện tại.
  • TB: Là mức giá trung bình cộng của Giá cao và Giá thấp.
  • Thấp: Là mức giá khớp thấp nhất từ đầu phiên giao dịch đến thời điểm hiện tại.

10. Dư: gồm hai cột là Mua và Bán, trong đó:

  • Trường hợp tại phiên khớp lệnh liên tục thì ở đây sẽ biểu thị số cổ phiếu đang chờ khớp lệnh.
  • Trường hợp đã kết thúc ngày giao dịch thì ở đây sẽ biểu thị số cổ phiếu không được thực hiện trong ngày giao dịch.

11. ĐTNN: Viết tắt của Đầu tư nước ngoài là khối lượng cổ phiếu được giao dịch của Nhà đầu tư nước ngoài trong ngày giao dịch bao gồm hai cột Mua (số cổ phiếu được mua bởi nhà đầu tư nước ngoài và Bán (số cổ phiếu bán ra bởi nhà đầu tư nước ngoài).

  • Quy định về màu sắc

Màu sắc trên mã chứng khoán có ý nghĩa gì?. Thực ra đây là những quy định được sử dụng để giúp nhà đầu tư nhận biết thông tin, trong đó:

Màu tím: Giá tăng kịch trần so với giá tham chiếu của mã chứng khoán tương ứng.

Màu xanh lá cây: Giá tăng so với giá tham chiếu của mã chứng khoán tương ứng nhưng chưa chạm trần.

Màu vàng: Giá bằng với giá tham chiếu của mã chứng khoán tương ứng.

Màu đỏ: Giá giảm so với giá tham chiếu của mã chứng khoán tương ứng.

Màu xanh dương: Giá giảm chạm đáy so với giá tham chiếu của mã chứng khoán tương ứng.

  • Đơn vị giá và khối lượng

Theo quy định của bảng giá chứng khoán VnDirect: Giá sẽ x 1.000vnđ và KL (khối lượng) x10 cổ phiếu.

  • Các chỉ số thị trường

Các chỉ số thị trường là giá trị được thống kê để phản ánh tình hình thị trường cổ phiếu. Những chỉ số được VnDirect sử dụng là VN-Index, VN30-Index, VNX AllShare, HNX-Index, HNX30-Index, UPCOM.

Các chỉ số thị trường trên bảng giá điện tử VnDirect

Ý nghĩa của từng chỉ số như sau:

  • VN-Index: Là chỉ số thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả các cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE)
  • VN30-Index: Là chỉ số giá của 30 công ty niêm yết trên sàn HOSE có giá trị vốn hóa và thanh khoản hàng đầu, đáp ứng được những tiêu chí sàng lọc khắt khe nhất.
  • VNX AllShare: Là chỉ số chung thể hiện sự biến động của tất cả giá cổ phiếu đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).
  • HNX-Index: Là chỉ số được tính dựa trên biến động giá cả tất cả các cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).
  • Tương tự cho các chỉ số khác…

Trên đây là ý nghĩa của tất cả những chi tiết trong một bảng giá chứng khoán điện tử mà bạn thường gặp. Bất kỳ ai khi tham gia vào thị trường chứng khoán đều phải học cách đọc bảng giá, bạn có thể truy cập vào các sàn trực tuyến hoặc tải ứng dụng về điện thoại để áp dụng các kiến thức trên. Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với các bạn, đừng quên đón đọc các nội dung mới sẽ được cập nhật thường xuyên tại BAC’s Blog.

Nguồn tham khảo:

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
 
 

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất

Ban biên tập nội dung – BAC

 

Previous Post
Next Post