Business Analyst và Product Owner dưới góc nhìn của người trong nghề

Sự khác biệt giữa Business Analyst (BA) và Product Owner (PO), hai công việc này giống và khác nhau ở điểm nào? Nghề nào “xịn”hơn, cơ hội thăng tiến của bên nào tốt hơn, v.v?… Là những chủ đề thu hút sự chú ý, bàn luận tranh cãi không ngớt từ những người có chuyên môn và người trong ngành.
 
 
Câu chuyện của anh Phát (Phat Vo) – Product Portfolio Lead | Sr. Product Manager@Cho Tot | CSPO. Anh đã có hơn 2 năm  kinh nghiệm trong ngành BA và hơn 7 năm kinh nghiệm về Product sẽ mang đến cho các bạn một góc nhìn mới lạ về nghề nghiệp hấp dẫn này.
 
1. Sự khác biệt giữa Business Analyst (BA) và Product Owner (PO)
Đây là vấn đề mà nhiều bạn vẫn còn chưa rõ, cụ thể là hai môn học này có sự khác biệt ra sao? Nhiều bạn nghĩ rằng học BA thì có thể qua làm PO được luôn, và ngược lại làm PO thì chắc chắn làm được việc của BA. Lại có nhiều bạn cho rằng đổi từ BA sang làm PO vì nghe đồn rằng công việc của PO nhàn hơn mà lại được hưởng lương cao hơn… Vậy những điều này là đúng hay sai? Hãy cùng mình phân tích nhé!
 
1.1 Sáu (06) điểm tương đồng của BA và PO
Thật ra hai cái này “same same” nhau, trước hết mình sẽ đi một vòng xem nó giống nhau ở đâu nhé! Chính vì nó có nhiều điểm giống nhau quá nên mới tạo sự lầm tưởng là “scope”, thật ra thì tính chất công việc của hai bên giống nhau.
 
 

👉 Thứ nhất là những người mình làm việc cùng.

Cả BA hay PO đều là cầu nối giữa user/ stakeholder và development team (tạm hiểu là mấy anh chị Dev hoặc QC). Không phải đơn thuần là làm việc cùng thôi, mà phải nói là làm rất rất gần gũi, không những là hiểu mà còn phải đồng cam cộng khổ cùng user và team. 
 

👉 Thứ hai là đều làm việc với requirement (yêu cầu nghiệp vụ).

Phải đi từ bao quát đến chi tiết, gọi là làm requirement, sao cho dễ hiểu, thể hiện đúng yêu cầu, team dev nghe xong phải hiểu và làm đúng cái mình mong đợi. Rồi phải quản lý tài liệu, cập nhật document sao cho dễ tìm, sau này não có rớt thì kiếm lại để nạp vô được.
 

👉 Thứ ba là là tập trung vào việc “Product Delivery”.

Nói cho dễ hiểu là làm sao hiện thực hóa được mấy yêu cầu ở trên. Làm gì làm, cái kết quả làm ra mới là quan trọng, có đảm bảo các yếu tố về thời gian, chi phí và chất lượng hay không. 
 

👉 Thứ tư là về quy trình Software Development Life Cycle (SDLC)

Cả hai đều rất tinh thông quy trình và nghiệp vụ, code xong rồi tới test, test có UAT có production, rồi từ Scrum đến Kanban ra sao chắc cũng không cần phải nói quá nhiều.
 

👉 Thứ năm là nói về kỹ năng mềm.

Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, kỹ năng đặt câu hỏi, meeting note,..v..v… Thậm chí là tiếng Anh cũng phải lưu loát để dễ làm việc. Và còn nhiều hơn thế nữa.
 

👉 Cuối cùng, đa phần mấy anh đều làm việc vì tiền. Một số anh khác còn lại làm vì đam mê, đam mê tiền.

Và còn vài điểm tương đồng nữa nhưng mình kể sơ sơ là vậy cho các bạn dễ hiểu, nói nhiều quá sẽ mất hay. Giờ mình sẽ đi đến câu chuyện khác nhau nhé!
 
1.2 Các điểm khác nhau giữa BA và PO là gì?

 

👉 Cái dễ thấy nhất là tính chất công ty

Đa phần (chỉ là đa phần thôi nha) là BA sẽ làm việc ở các công ty outsourcing còn PO thì làm ở các công ty sản phẩm.
 
Công ty outsource họ phải đi kiếm dự án về, kiếm càng nhiều càng tốt. Mỗi dự án mỗi khác nhau, mỗi dự án là một khách hàng (người trả tiền cho cty để làm dự án mà họ mong muốn như phần mềm kế toán, phần mềm quản lý bán hàng, ERP, vân vân). Mấy phần mềm này làm xong có thể họ tự xài cho nội bộ (ví dụ mấy bệnh viện hay ngân hàng hay thuê cty outsource để viết phần mềm cho họ), hoặc họ đem sản phẩm này đi bán tiếp cho nhiều khách hàng khác nữa.
 
Outsourcing sẽ giúp họ tiết kiệm chi phí, không phải nuôi một đội ngũ mấy anh dev hút lương như cá voi hút nước; vừa đỡ mất công tuyển, mà outsource lại là chuyên gia, họ sẽ đáp ứng nhanh chóng và chất lượng mấy yêu cầu này. Và mấu chốt chính ở chỗ này, cty outsource họ cần người đứng ra “chuyển thể” mấy yêu cầu của khách hàng tới đội dev (vì không phải ông dev nào cũng nghe và hiểu hết một cách dễ dàng, nhất là mấy khách hàng thích chia động từ).
 
Chưa kể, ông khách hàng kia, điều ổng nói ra chưa chắc là điều ổng thực sự muốn, mà có những cái ổng muốn thì ổng lại không chịu nói ra, nó chết con chim én ở chỗ đó. Lúc này chính là lúc mấy anh BA xuất chiêu. BA sẽ cực kì mạnh ở khúc này, ảnh khai thác khách hàng đến tận xương tủy, Khách hàng nói 1 ảnh hiểu tới 8, 9. Rồi ảnh bắt đầu làm bản vẽ, modeling, workflow, diagram, làm mockup prototype các thể loại, để cuối cùng anh hỏi anh Khách hàng, nè, phải cái này là cái mày muốn hông! Siêu cái nữa, là một anh BA ảnh có thể cùng lúc tiếp tới 3.14 lũy thừa n ông khách hàng cùng lúc, mấy anh BA dày kinh nghiệm còn nắm được Khách hàng trong lòng bàn tay, nhiều anh làm tốt tới nỗi Khách hàng khoái quá tuyển anh này về công ty mình làm luôn.
 
Product thì khác, ảnh làm cho công ty về sản phẩm.
 
Một công ty sản phẩm có thể có một hoặc nhiều sản phẩm (Grab thì có Grab car, Grab bike, Grab food, etc..), một anh PO ảnh có thể ôm một hay nhiều sản phẩm là tùy theo sếp ảnh muốn sao và công ty trả lương thế nào.
 

👉 Hiểu thị trường

Đặc trưng của PO là ở chỗ này. Nhiệm vụ chính của anh PO chính là phải hiểu được cái sản phẩm mình đang làm cho thị trường nào, người dùng nào, thị trường đó muốn gì, cần cái gì, đối thủ có những ai. Để cuối cùng là phải đảm bảo được sản phẩm của mình đáp ứng được nhu cầu, đem về lợi nhuận cho cty.
 
Khác với BA ở trên, chỉ có một Khách hàng (thường sẽ có 1 hoặc vài bạn đại diện đứng ra gửi yêu cầu), cái chữ thị trường ở đây cực kỳ rộng. Giờ ha, tui nói tui làm Chợ Tốt cho thị trường Việt Nam xài? Vậy ông nào tên Việt Nam? Giờ không lẽ đi hỏi hết 98 triệu dân? Lúc này, kĩ thuật của PO phải làm làm sao hiểu được 2 tiếng thị trường đó, ví dụ làm market research, quali/quanti feedback, phân tích đối thủ, đánh giá market size, personal, SWOT analysis đồ.
 
Từ cái hiểu thị trường đó, sẽ dẫn tới việc hiểu người dùng. Trở lại ví dụ ở trên, BA sẽ phải quan tâm Khách hàng của mình là ai và ông nội đó thực sự muốn gì. BA có thể đi sâu vào việc hiểu vì sao Khách hàng của mình muốn cái đó, rồi từ đó thậm chí có thể tư vấn thêm giải pháp cho ông khách đó.
 
Còn PO, ảnh phải hiểu end-user của anh đang gặp khó khăn gì, đâu mới là khó khăn hay nhu cầu cấp thiết nhất. Để làm được cái đó, ảnh phải lăn lộn làm user validate, chạy tới tận nơi ông end-user sống và làm việc, để ngoài việc lắng nghe feedback của họ, thì còn coi môi trường xung quanh ảnh hưởng đến họ như thế nào.
 
Ví dụ vầy, để hiểu được một anh “Cò” đất, mình phải đi theo họ, xem họ suốt ngày lăn lộn ở mấy quán cafe, dang nắng dang nôi để tiếp Khách hàng… Chính những context đó sẽ giúp PO design được một giải pháp phù hợp và đúng đắn hơn cho end-user. Khác với BA, nói thiệt ảnh chỉ cần care có đúng yêu cầu của anh đại diện Khách hàng kia hay không thôi, còn làm ra có ai xài không, bao nhiêu người xài, vv… hỏng phải việc của ảnh. Có muốn quan tâm ảnh cũng không có thời gian, nhà bao việc.
 

👉 Định nghĩa XONG (Definition of DONE)

Thời mình còn làm BA, xong có nghĩa là test tiết xong hết, làm demo cho khách hàng, khách hàng hài lòng, release lên môi trường production, xong, đi nhậu. Cứ như thế cuốn chiếu liên tục cho đến khi deliver được hết các yêu cầu của Khách hàng trong roadmap. Nhưng với PO, lúc release lên production, game mới chính thức bắt đầu. Vì sao?
 
Vì thứ anh PO cần là outcome sâu khi cái sản phẩm đó release, bao nhiêu người xài, user bị drop ở bước nào, tỉ lệ adoption bao nhiêu, v..v… Ảnh và team gần như phải monitoring liên tục mấy con số này, có fail cũng phải biết lý do tại sao fail, để từ đó tiếp tục revise tính năng cho tốt hơn. Đó là còn chưa kể, ảnh và team còn phải tính toán coi release như thế nào (Go to Market Strategy), làm sao để người dùng biết đến tính năng đó, làm sao và làm sao.
 

👉 Scope

Cũng như BA, PO cũng quản lý danh sách các tính năng, quản lý backlog, quản lý roadmap. Tuy nhiên, khác nhau ở chỗ, nếu PO trong quá trình monitor kết quả của sản phẩm, ảnh thấy phát sinh một nhu cầu nào đó (ví dụ khách hàng cần thêm tính năng nhớ tài khoản ngân hàng), nhiệm vụ của ảnh là note cái đó lại vào backlog để xem có nên làm tính năng đó hay không…
 
Còn BA, mục tiêu là đáp ứng đúng scope của khách ảnh muốn, nếu có phát sinh thêm tính năng mà ảnh nghĩ là cần, thì cũng không được làm (ảnh có thể hỏi Khách hàng xem có muốn làm không thì được). Vì sao, khách hàng của công ty ảnh chỉ trả tiền cho đúng cái họ yêu cầu. Kinh nghiệm của mình, nhiều khi team mà thấy ngứa mắt với tức mình quá, làm luôn, anh khách hàng ảnh sẽ chửi một trận, tao không yêu cầu ai cho mày làm?!?
 
Nói tóm lại, BA thì mục tiêu là làm sao deliver được kết quả như Khách hàng mong muốn, đảm bảo được các tiêu chí về time-scope-cost. Còn nhiệm vụ của PO là làm sao cho sản phẩm của ảnh đáp ứng được nhu cầu của thị trường mà sản phẩm đó đang nhắm tới.
 
2. Nghề nào không “xịn” quan trọng là người làm nghề có “xịn hay không!!
👉 BA vs. PO:
  • Requirement roadmap vs. Product roadmap
  • Stakeholder liaison vs. Customer liaison 
  • Solution focus vs. Market focus
  • Project acceptance criteria vs. Competitive market analysis
  • Requirement analysis vs. Strategy analysis

Trước hết để trả lời cho câu hỏi ở đầu bài viết, nghề nào “xịn” hơn, mình muốn nói rằng thật ra nghề không “xịn” mà quan trọng là người làm nghề có “xịn” hay không.
 
Nếu bạn đam mê BA – Hãy theo đuổi nó tới cùng! PO cũng vậy! Nếu bạn đang làm BA mà nghĩ PO ngon hơn, thế là bạn lại nhảy qua Product làm đúng như scope của một BA thì thật sự cũng không tới đâu, bạn chỉ là một BA cô đơn trong cty product.
 
Nhiều đàn anh đàn chị của mình, theo nghiệp BA bao nhiêu năm trời, giờ nhìn cực kì đáng ngưỡng mộ, có tiếng tăm trong giới, lương cao, biết rất nhiều domain knowledge, được đi bao nhiêu nước từ Mỹ tới  u. PO thì được làm và theo đuổi đúng một field mình thích. Thị trường việc làm và cơ hội thăng tiến của 2 jobs không thua gì nhau (cả BA và PO đều ra làm CEO hay founder được).
 
Và nếu bạn đang cân nhắc nhảy từ cái này qua cái kia, hãy luôn đặt câu hỏi vì sao mình muốn nhảy, bạn sẽ tự trả lời được.
 
Trên đây là tất cả những gì dựa trên kinh nghiệm cá nhân của mình. Mình từng có 2 năm làm BA cho một công ty lớn, và khoảng hơn 7 năm làm về product. Rất cảm ơn các bạn đã yêu thích những chia sẻ của mình, mình hy vọng sẽ nhận được những feedback bổ sung hoặc chỉnh sửa từ các bạn nếu mình có sai sót điều gì nhé.
Nguồn tham khảo:
 

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
 
 

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất

Ban biên tập nội dung – BAC

Previous Post
Next Post