Tại Việt Nam, chuyên viên phân tích nghiệp vụ (Business Analyst) được ví như “cánh tay phải” đắc lực của các doanh nghiệp. Do vậy mà hiện nay vị trí này luôn khát nhân lực và được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong ít nhất 10 năm tới. Vì vậy, nếu bạn có định hướng trở thành một nhà phân tích nghiệp vụ thì việc tìm hiểu sớm các xu hướng có khả năng giúp bạn đi trước một bước và trở thành nhà lãnh đạo trong tương lai. Dưới đây BAC sẽ giới thiệu đến bạn 6 lĩnh vực hàng đầu để các nhà phân tích nghiệp vụ lưu tâm.
1. Phân tích dữ liệu (Data Analytics)
Các nhà phân tích nghiệp vụ cần liên tục sử dụng dữ liệu để có cái nhìn sâu sắc hơn về định hướng doanh nghiệp và thúc đẩy các quyết định kinh doanh. Số lượng và sự đa dạng của dữ liệu đã tăng đáng kể trong thập kỷ qua. Khi dữ liệu trở nên quan trọng hơn, BA cần phải thành thạo các công cụ và kỹ thuật phân tích dữ liệu tiên tiến nhằm hỗ trợ việc giải thích kết quả và truyền đạt tốt nhất cho khách hàng và các bên liên quan.
2. Phương pháp Agile (Agile Methodologies)
Trong vài thập kỷ qua, hơn 70% các công ty đã áp dụng phương pháp Agile trong việc thực hiện các dự án của họ. Là một BA, bạn không thể bỏ lỡ những kiến thức quan trọng về khái niệm, nguyên tắc cũng như cách thức để sử dụng phương pháp Agile!
Theo dự báo, xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai. Do đó, các nhà phân tích nghiệp vụ cần phải thành thạo các nguyên tắc Agile, vì nhiều dự án có thể yêu cầu kết hợp đồng thời với Scrum Master hoặc Product Owner.
3. Trí tuệ nhân tạo và máy học (AI & Machine Learning)
Nói một cách đơn giản, trí tuệ nhân tạo và máy học là một lĩnh vực nghiên cứu giúp máy tính có thể thực hiện các nhiệm vụ được lập trình sẵn hoặc theo các hướng dẫn cho trước. Nó có thể phân tích dữ liệu và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu mẫu. Ngày nay, AI và ML (Machine Learning) có thể thực hiện các nhiệm vụ phân tích đầu vào và truy xuất đầu ra vô cùng linh hoạt, nổi bật là chatbot.
Một số lợi ích chính của việc sử dụng AI và ML điển hình như:
- Tốc độ xử lý nhanh
- Tăng hiệu quả công việc
- Hiệu suất dự đoán có độ chính xác cao
- Giảm sự can thiệp của con người vào quy trình hoạt động
- Tự động hóa quá trình
- Nghiên cứu các mẫu thử nghiệm và báo cáo sai lệch
- Báo cáo các gian lận tài chính
- Cải tiến chuỗi cung ứng
- Phân tích trải nghiệm khách hàng và tư vấn bổ sung
- Hiểu hành vi của khách hàng và đề xuất các sản phẩm/dịch vụ dựa trên lịch sử mua hàng
Các nhà phân tích nghiệp vụ là những người tạo ra sự thay đổi tích cực cho doanh nghiệp. Để tăng hiệu quả, họ cần sử dụng công nghệ tiên tiến để mang lại giải pháp ưu việt nhất. Do đó, AI và ML sẽ trở thành công cụ chính của BA trong tương lai để đạt được kết quả kinh doanh tốt nhất. Các nhà phân tích nghiệp vụ cần phải nắm vững cách sử dụng các công nghệ này và tận dụng tối đa khả năng của chúng để tự động hóa các quy trình và ứng dụng vào công việc.
4. Hợp tác đa chức năng (Cross-functional Collaboration)
Các nhà phân tích nghiệp vụ thường nhìn các quy trình bên trong và bên ngoài của tổ chức dưới con mắt của nhà phê bình trên cơ sở đó thiết kế lại quy trình để thực hiện tất cả các ý tưởng cải tiến mới.
Điều này thường liên quan đến việc hợp tác, làm việc với nhiều chức năng và bộ phận trong doanh nghiệp. Họ thường cần sử dụng ảnh hưởng của mình để thúc đẩy các chương trình thay đổi hoặc cải tiến quy trình. Điều này đòi hỏi sự phối hợp và hợp tác với các chủ sở hữu và các bên liên quan khác nhau nhằm thúc đẩy kế hoạch thành công.
5. Chuyển đổi kinh doanh (Business Transformation)
Các BA chủ yếu chuyển đổi kinh doanh thông qua việc sử dụng các công nghệ hiện đại, và như đã đề cập ở trên, AI và ML đóng một vai trò rất lớn trong lĩnh vực này.
So với những năm trước, ngày càng có nhiều tổ chức chấp nhận chuyển đổi kỹ thuật số, cho dù đó là ngân hàng, tổ chức tài chính, tổ chức dịch vụ hay bán lẻ. Các nhà phân tích nghiệp vụ chính là động lực chủ đạo giúp các công ty xác định và thực hiện những thay đổi cần thiết để chuyển đổi thành công. Điều này có thể bao gồm việc thay đổi quy trình, phân tích và thiết kế lại mô hình kinh doanh, quy trình và hệ thống, cũng như triển khai các công nghệ mới để thúc đẩy tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
6. An ninh mạng (Cybersecurity)
Với sự chuyển đổi kỹ thuật số ngày càng nhanh chóng trong tất cả các lĩnh vực đòi hỏi dữ liệu doanh nghiệp phải được giữ bí mật cao. Tuy nhiên thực tế, mối đe dọa của các cuộc tấn công mạng đã tăng lên đáng kể.
Khi thiết kế/giải quyết các nghiệp vụ, BA cần xem xét tính bảo mật, rủi ro và lỗ hổng có thể xảy ra. Họ cần phải thành thạo trong lĩnh vực an ninh mạng để thiết kế các hệ thống và quy trình mạnh mẽ. Do đó các nhà phân tích nghiệp vụ cần có khả năng làm việc với các chuyên gia bảo mật để đảm bảo hệ thống và dữ liệu được bảo vệ an toàn khỏi các mối đe dọa nguy hiểm.
Nhìn chung, các xu hướng Business Analyst trong năm 2023 sẽ tiếp tục phát triển mạnh với trọng tâm gồm phân tích dữ liệu, công nghệ, tự động hóa, an ninh mạng và hợp tác đa chức năng nhằm hướng đến mục tiêu chính là thúc đẩy doanh nghiệp. Các nhà phân tích nghiệp vụ nên chú trọng các kỹ năng cần thiết của những lĩnh vực trên và áp chúng để thành công trong môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng trogn tương lai.
Hy vọng rằng những thông tin BAC chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn trên con đường sự nghiệp. Đừng quên đón đọc những nội dung mới nhất tại BAC’s Blog bạn nhé.
Nguồn tham khảo:
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Khoá học Online:
Khoá học Offline:
Tại Tp.HCM:
Tại Hà Nội:
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất
Ban biên tập nội dung – BAC