Chuyên viên phân tích nghiệp vụ (Business Analyst) hiện nay đang là một trong những công việc “hot”, và khát nhân sự. Tuy nhiên, muốn trở thành một BA chuyên nghiệp thì chỉ có kỹ năng thôi là chưa đủ, mà bạn nên cần có chứng chỉ hành nghề đạt chuẩn, điển hình như chứ chỉ IIBA (ECBA/CCBA/CBAP). Nếu bạn muốn thăng tiến và phát triển sự nghiệp Business Analyst, hãy cùng BAC tìm hiểu về “Lộ trình thi chứng chỉ IIBA” ngay nhé!
1. Chứng chỉ IIBA có những cáp độ nào
Trước khi đi vào chi tiết cụ thể về lộ trình luyện thi chứng chỉ IIBA, hãy cùng BAC khám phá về các cấp độ và điều kiện hiện tại của IIBA nhé.
Chứng chỉ IIBA gồm có 3 Level sau:
Cấp độ 1: ECBA
→ Yêu cầu 21 giờ PD (Professional Development (PD)) Đồng ý các quy tắc ứng xửng của IIBA Vượt qua bài kiểm tra ECBA
Cấp độ 2: CCBA
→ Yêu cầu 21 giờ PD Có 3750 giờ làm việc BA. Đồng ý các quy tắc ứng xử của IIBA Vượt qua bài kiểm tra của CCBA
Cấp độ 3: CBAP
→ Yêu cầu 35 giờ PD 7500 giờ kinh nghiệm làm việc BA Đồng ý các quy tắc của IIBA Vượt qua kì kiểm tra CBAP Tham khảo mẫu liệt kê kinh nghiệm tay nghề thao tác tại đây Ứng viên địa thế căn cứ vào số năm kinh nghiệm tay nghề thao tác để lựa chọn level tương thích ĐK thi chứng từ của IIBA
→ Vậy căn cứ vào số năm kinh nghiệm, tay nghề thao tác, bạn có thể để lựa chọn cho mình một mục tiêu level tương thích trong 03 cấp độ trên để đăng ký thi chứng từ của IIBA.
2. Chi phí thi chứng chỉ IIBA là bao nhiêu?
Do chứng chỉ IIBA cấp sẽ có 3 level chính khác nhau nên tuỳ từng cấp độ chi phí làm hồ sơ thi sẽ khác nhau. Chi phí này chưa bao gồm các khoá học tích luỹ số PD (Professional development). Để làm hồ sơ thi, BAC đã cập nhật thông tin về chi phí mới nhất dưới đây. Ngoài ra bạn có thể theo dõi chi tiết hơn để cập nhật khi có sự thay đổi từ link chính tại website IIBA ở đây.
2.1. Phí thi chứng chỉ ECBA
Chứng chỉ ECBA là viết tắt Entry Certificate in Business Analysis. Chứng chỉ cấp độ đầu tiên dành cho các bạn BA mới vào nghề. Chứng chỉ ECBA cần tích lũy 21 PD (Professional development) của IIBA.
Để thi ECBA bạn cần đóng các phí như:
– Phí đăng ký dự thi (Không hoàn lại): 45$ (thành viên IIBA và không phải thành viên IIBA ).
– Phí thi: 150$ (thành viên của IIBA); 305$ (không phải thành viên IIBA)
– Phí thi lại : 95$ (thành viên của IIBA); 250$ (không phải thành viên IIBA)
2.2. Phí thi chứng chỉ CCBA
Chứng chỉ CCBA là viết tắt của Certificate of Capability in Business Analysis.
Chứng chỉ CCBA cần 21 PD và 3750 giờ làm việc BA.
Để thi chứng chỉ này bạn cũng cần đóng các loại phí liên quan như:
– Phí đăng ký dự thi (Không hoàn lại): 145$ (thành viên IIBA và không phải thành viên IIBA ).
– Phí thi: 250$ (thành viên của IIBA); 405$ (không phải thành viên IIBA).
– Phí thi lại:195$ (thành viên của IIBA); 350$ (không phải thành viên IIBA).
2.3. Chứng chỉ CBAP
Chứng chỉ CBAP là cấp độ chứng chỉ cao nhất dành cho Business Analyst hiện nay theo khung của tổ chức IIBA. CBAP là viết tắt của cụm từ Certified Business Analysis Professional. CBAP yêu cầu 36 PD và 7500 giờ kinh nghiệm làm việc BA.
Để thi chứng chỉ CBAP bạn cũng cần đóng một số chi phí như:
– Phí đăng ký dự thi (Không hoàn lại): 145$ (thành viên IIBA và không phải thành viên IIBA ).
– Phí thi: 350$ (thành viên của IIBA); 505$ (không phải thành viên IIBA).
– Phí thi lại:295$ (thành viên của IIBA); 450$ (không phải thành viên IIBA).
3. Quy trình đăng ký thi IIBA
Để giúp các bạn dễ dàng hình dung được quy trình đăng ký thi chứng chỉ IIBA diễn ra như thế nào, BAC đã tóm tắt ngắn gọn sơ bộ về quy trình đăng ký thi này qua sơ đồ dưới đây.
4. Hướng dẫn các bước thi chứng chỉ IIBA
Bước 1. Đăng ký thành viên của IIBA
Các bạn đăng ký thành viên sẽ là 57$. Việc đăng ký thành viên sẽ có nhiều quyền lợi, đặc biệt là giảm phí thi.
Bước 2. Đăng ký khóa học để tích lũy đủ số giờ PD
Tùy vào cấp độ bạn lựa chọn thi để chọn khóa học tích lũy đủ số giờ PD. Các khóa học được chứng nhận tích lũy số giờ PD là các chương trình học đạt chuẩn của IIBA. Tại Việt Nam bạn có thể đăng ký khóa học của trung tâm BAC ở Hà Nội và HCM tại đây
Nếu bạn muốn học nhóm và trao đổi kiến thức cũng như có mentor hướng dẫn trong quá trình ôn luyện theo BABOK v3 các bạn nên lựa chọn khóa học offline để có thể trao đổi và học hiệu quả, đặc biệt là cùng ôn thi.
Bước 3. Khai báo thông tin cá nhân trên IIBA
Các bạn khai báo đúng tên thật của mình trong thẻ căn cước để hạn chế rủi ro trong quá trình làm thủ tục dự thi và cấp chứng chỉ. Khai báo số giờ và kinh nghiệm làm việc BA. Ở đoạn này bạn cần làm chính xác và hợp lý, có thể khai báo kinh nghiệm trên file excel (theo mẫu tham khảo trên) trước khi điền vào mẫu của IIBA. Khai báo người 2 reference để IIBA gửi đánh giá về năng lực của bạn. Có thể là thành viên cố vấn của IIBA, có chứng chỉ CBAP thì càng tốt.
Bước 4. Apply hồ sơ và đóng phí
Sau khi apply hồ sơ thì IIBA sẽ xét duyệt hồ sơ của bạn. Bước này mức phí là 125$, nếu bị reject thì phí này sẽ mất. Sau khi đăng ký thành công IIBA sẽ gửi Email thông báo cho bạn.
Bước 5. Đóng phí thi
Bạn đóng phí thi là 325$ và nhận email từ IIBA để nhận Eligibility ID trong email.
Bước 6: Chọn schedule my test
Bạn vào trang: https://www.prometric.com/en-us/clients/iiba/Pages/landing.aspx và làm theo các bước được hướng dẫn.
Bước 7: Nhận thông tin lịch thi, địa điểm thi và thông báo kết quả từ IIBA
Sau khi chọn thông tin đầy đủ IIBA sẽ gửi email về cho bạn về địa điểm thi.
5. Lộ trình học và luyện thi chứng chỉ IIBA
Để thi chứng chỉ của IIBA, đầu tiên bạn cần xác định mục tiêu chứng chỉ mà mình muốn thi, hãy tìm hiểu thêm về các kiến thức vùng để xem loại chứng chỉ nào cho phù hợp với bạn trong 3 level (ECBA, CCBA, CBAP)
Ngoài những kiến thức bắt buộc cần có để thuận lợi làm bài thi và tiếng anh tốt, thì bạn cần phải có đủ số PD tương ứng với loại chứng chỉ mà bạn chọn, BAC có note rõ ràng ở hình trên.
① ECBA (Entry Certificate in Business Analysis)
– Dành cho BA mới vào nghề, không đòi hỏi kinh nghiệm nhiều, chỉ cần có một số kiến thức như sau:
– Đủ 21 PD (Professional Development – Tức là 21 giờ học theo giáo trình BABOK V3 trong vòng 4 năm gần nhất cho đến thời điểm đăng ký thi, có thể học với đơn vị không uỷ quyền).
– Tham gia các khóa học BA online hoặc offline và có sự xác nhận của đơn vị tổ chức.
→ Bạn có thể tham khảo khóa “Phân tích nghiệp vụ cơ bản” tại BAC.
② CCBA (Certification of Capability in Business Analysis)
– Dành cho các BA có kinh nghiệm thực hành từ 2 năm trở lên, với yêu cầu một số kiến thức như sau:
– Đủ 21 PD theo giáo trình BABOK V3 với bất kỳ đơn vị đào tạo nào (kể cả không uỷ quyền).
– Tích lũy đủ tối thiểu 3,750 giờ kinh nghiệm thực hành của BA phù hợp với các vùng kiến thức tương ứng với BABOK V3 trong 7 năm gần nhất. Nhiều bạn làm chuyên BA thì có thể tích lũy đủ số giờ nhanh nhất trong vòng khoảng 2 năm. Tuy nhiên nếu bạn không chuyên BA thì chắc phải tốn nhiều thời gian hơn để tích lũy kinh nghiệm thực hành.
– Tối thiểu 900 giờ trong mỗi 2 trong 6 vùng kiến thức hoặc tối thiểu 500 giờ trong mỗi 4 trong 6 vùng kiến thức.
– Tham gia các khóa học online hoặc offline có sự xác nhận của đơn vị đào tạo. Đơn vị uỷ quyền thì PD được xác nhận trước, đơn vị không uỷ quyền thì IIBA audit sau khi khai trong Application.
– Kiến thức chuyên môn về BA, hiểu rõ các định nghĩa trong BABOK v3
– Có kinh nghiệm thực tế và kỹ năng vận dụng BA trong công việc.
→ Khóa “Phân tích nghiệp vụ cơ bản” tại BAC sẽ giúp bạn tích lũy được 36 giờ PD, hoàn toàn đủ điều kiện để tham dự khoá thi lấy chứng chỉ CCBA này.
③ CBAP (Certified Business Analysis Professional)
– Chứng chỉ danh giá mà bất kỳ người BA nào cũng muốn sở hữu. Chứng chỉ này dành cho các bạn BA chuyên nghiệp (từ 5 năm kinh nghiệm trở lên), mức độ này đòi hỏi người đi thi phải có kinh nghiệm thực tế và kiến thức cao.
– Tối thiểu 7,500 giờ kinh nghiệm thực hành Business Analysis phù hợp với vùng kiến thức của BABOK trong 10 năm gần nhất, bao gồm: tối thiểu 900 giờ trong mỗi 4 trong 6 vùng kiến thức.
– Tối thiểu 35 PD, tương ứng 35 giờ học online/offline với giáo trình tương ứng với các vùng kiến thức của BABOK. Đơn vị uỷ quyền thì PD được duyệt trước, còn đơn vị không uỷ quyền thì vẫn cấp được PD nếu giáo trình tương thích với BABOK V3, sẽ được audit trong quá trình duyệt hồ sơ – Application.
→ Tham khảo ngay khó học “Phân tích nghiệp vụ phần mềm nâng cao” để có được 36PD, đủ điều kiện đăng ký thi chứng chỉ CBAP.
– Cần có sự xác nhận từ 2 quản lý trước đây (sẽ “được” audit nhưng ngẫu nhiên). Bạn cần cung cấp thông tin liên hệ của quản lý trước, chính là người quản lý của dự án anh chị khai kinh nghiệm làm việc. Do đó nếu muốn thi chứng chỉ này bạn cần duy trì mối quan hệ tốt với quản lý cũ.
– Tuân thủ với những Quy tắc ứng xử của CBAP.
→ Đây là level tương đối khó nên cần đòi hỏi người học có sự trải nghiệm thực tế cao, kiến thức về BA vững chắc. Khóa học “Luyện thi IIBA” tại BAC sẽ giúp bạn hệ thống đầy đủ kiến thức BABOK V3, cam kết có 98% cơ hội đạt được chứng nhận IIBA sau khi hoàn thành khóa học. Ngoài ra BAC còn hỗ trợ bạn hoàn thành thủ tục đăng ký dự thi IIBA, và giới thiệu bạn đến các tổ chức/doanh nghiệp đang cần tuyển dụng BA chuyên nghiệp như bạn.
6. Giải đáp thắc mắc trong quá trình luyện thi chứng chỉ
Cuối cùng là những câu hỏi thường gặp trong quá trình thi chứng chỉ IIBA, bạn có thể tham khảo chi tiết ở website chính thống của IIBA tại đây. Ngoài ra BAC cũng đã tổng hợp và phiên dịch lại một số đề mục quan trọng sau:
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Khoá học Online:
Khoá học Offline:
Tại Tp.HCM:
Tại Hà Nội:
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất
Ban biên tập nội dung – BAC