Công nghệ ngày nay mang đến những cơ hội to lớn để cải thiện công việc kinh doanh của các doanh nghiệp. Một BA đóng góp vào các chiến lược của công ty, dịch vụ, doanh thu và lợi nhuận. Nó mang đến cơ hội để tương tác với các bên liên quan, phát triển các giải pháp sáng tạo và cải tiến những cái cũ. Trong quyển BABOK Guide, IIBA định nghĩa “Phân tích kinh doanh là hoạt động tạo điều kiện cho sự thay đổi trong doanh nghiệp bằng cách xác định nhu cầu và đề xuất các giải pháp mang lại giá trị cho các bên liên quan”. Các nhà phân tích kinh doanh cho phép một doanh nghiệp trình bày rõ nhu cầu và lý do để thay đổi cũng như thiết kế và mô tả các giải pháp mang lại giá trị.
Tuy nhiên, một vai trò mới sẽ đòi hỏi những kỹ năng mới. Là một nhà phát triển phần mềm, bạn có lợi thế về khía cạnh công nghệ nhưng để trở thành một BA, bạn sẽ cần thêm kiến thức về lĩnh vực kinh doanh.
“Tôi là một nhà phát triển phần mềm và muốn tìm hiểu về vai trò mới. Tôi rất hào hứng với nghề phân tích kinh doanh và mong muốn trở thành một nhà phân tích kinh doanh (Business Analyst – BA)”. Nếu bạn cũng đang trong trường hợp này thì đây chính xác là bài viết dành cho bạn.
1. Học những điều cơ bản về kinh doanh
Bước đầu tiên, bạn cần hiểu cách doanh nghiệp vận hành và những gì họ làm. Một điểm bắt đầu tốt là đi qua khung phân loại quy trình chung cung cấp bởi American Productivity & Quality Center (APQC). Bạn có thể tải xuống phiên bản cá nhân từ website APQC. Khung APQC PCF liệt kê hơn 1000 nhiệm vụ mà các tổ chức thực hiện bất kể quy mô, vị trí và lĩnh vực hoạt động. Bạn cũng nên đọc thêm một số sách cơ bản về chiến lược kinh doanh, tiếp thị, tài chính, nhân sự và hoạt động.
2. Phát triển kỹ năng ứng xử
Khía cạnh thứ hai khác biệt giữa một BA và một nhà phát triển phần mềm đó là sự tương tác. Thông thường, nhà phát triển sẽ làm việc dưới sự hướng dẫn của người quản lý. Khi trở thành BA, bạn phải học cách giao tiếp với nhà tài trợ, Domain SME, người dùng cuối và tất cả các bên liên quan khác phía doanh nghiệp, bao gồm nhà cung cấp. Các kỹ năng chính bao gồm giao tiếp, tương tác với các bên liên quan, lắng nghe, tạo điều kiện, kỹ năng trình bày và giải quyết vấn đề.
Cách tốt nhất để phát triển kỹ năng chính là thực hành bất cứ khi nào có cơ hội. Bạn có thể ghi âm cuộc hội thoại để tự mình đánh giá lại những điểm chưa tốt cần cải thiện. Ngày nay, có rất nhiều khóa học để giúp bạn rèn luyện một kỹ năng bất kỳ.
3. Tìm hiểu quy trình phân tích hoạt động kinh doanh
Giống như nhiều hoạt động khác, phân tích kinh doanh cũng có một quy trình. Một số sách hướng dẫn nói rằng quy trình phân tích kinh doanh không thể chuẩn hóa. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng một số cách tiếp cận chung như dưới đây.
Bạn có thể xem Global Business Analyst Core Standard từ IIBA. Phiên bản miễn phí là một tài liệu ngắn khoảng 50 trang cung cấp cho bạn một ý tưởng tốt về cách phân tích hoạt động kinh doanh.
4. Tìm hiểu các công cụ mô hình hóa yêu cầu và công cụ quản lý
Các BA cần dùng nhiều công cụ cho công việc của mình. Một số công cụ phổ biến là mô hình hóa quy trình kinh doanh, mô hình trạng thái và mô hình trường hợp sử dụng. Bạn có thể thực hành phiên bản dùng thử Microsoft Visio hay một vài phần mềm miễn phí khác như Lucidchart hay BizAgi Business hoặc StarUML.
5. Tìm hiểu lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp
Bạn nên bắt đầu từ doanh nghiệp hiện tại của mình, bạn là một phần của doanh nghiệp và bạn biết mọi người quy trình, công cụ nhưng đồng thời các bên liên quan kinh doanh sẽ muốn bạn hiểu các sắc thái cụ thể trong lĩnh vực của tổ chức.
Hiện nay, bạn có thể dễ dàng tìm thấy mọi thông tin trên internet về mọi lĩnh vực khác nhau. Ngoài ra, bạn nên tìm đọc thêm sách về chuyên ngành của doanh nghiệp hay các tác giả có xuất thân từ lĩnh vực bạn quan tâm.
6. Tham gia vào các hoạt động BA như thu thập yêu cầu
Sau khi bạn đã tìm hiểu tất cả những kiến thức cơ bản về phân tích kinh doanh, điều tiếp theo cần làm chính là thực hành những gì đã học. Bạn có thể bắt đầu từ việc tham gia các dự án nhỏ hoặc giúp đỡ những người đang thực hiện dự án của họ.
7. Tham gia vào các cộng đồng BA
Nhờ có sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, ngày nay, bạn có thể kết nối với tất cả BA trên khắp thế giới. Cộng đồng BA là nơi giúp bạn nắm bắt được những thay đổi đang diễn ra, các xu hướng và đặc biệt là cách để bạn kết nối, làm việc nhóm,…. Có rất nhiều chuyên gia trong các nhóm trên LinkedIn, diễn đàn, mạng xã hội thường xuyên thảo luận, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của họ.
8. Thi các chứng chỉ BA
Chứng chỉ là một minh chứng cụ thể cho kiến thức của bạn, mang lại cho bạn nhiều cơ hội cạnh tranh hơn trên thị trường việc làm. Phổ biến nhất hiện nay phải kể đến các chứng chỉ của IIBA, được chia thành nhiều cấp độ dành cho người mới bắt đầu cho đến các chuyên gia. Bạn sẽ nhận được kiến thức phù hợp với trình độ của mình cũng như xác định lộ trình phát triển trong tương lai.
Hy vọng rằng các bước trên đây sẽ giúp bạn giải quyết những khó khăn khi quyết định chuyển đổi vai trò. Đừng quên đón xem các bài viết mới nhất sẽ được cập nhật thường xuyên tại BAC’s Blog.
Nguồn tham khảo:
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Khoá học Online:
Khoá học Offline:
Tại Tp.HCM:
Tại Hà Nội:
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất
Ban biên tập nội dung – BAC