8 loại đội nhóm thường gặp trong môi trường làm việc (Phần 2)

Tiếp tục với chủ đề các kiểu nhóm thường gặp, trong phần thứ hai này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về vai trò, đặc điểm và những yếu tố để phân loại các nhóm. Để không bỏ lỡ các kiến thức hữu ích, bạn nên xem phần đầu tiên của bài viết ngay dưới đây trước khi tiếp tục.

Tham khảo: 8 loại đội nhóm thường gặp trong môi trường làm việc (Phần 1)

5. Trên cơ sở cấu trúc quyền lực

Trong một số công ty, các nhóm có thể vượt qua nhiều đơn vị chức năng khác (truyền thông, tài chính, nhân sự,…). Việc sắp xếp như vậy thường khó vì không rõ ràng về thẩm quyền. Ngược lại, một số công ty dùng các nhóm còn nguyên vẹn so với cấu trúc hiện có của tổ chức. Các công ty như General Motors được cấu trúc để mọi người làm việc cùng nhau trên các sản phẩm cụ thể mọi lúc và không áp dụng chuyên môn của họ cho nhiều loại sản phẩm.

Cấu trúc quyền lực giúp định hình thẩm quyền nhóm rõ ràng hơn

6. Chức năng, chức năng chéo và tự quản lý

Nhóm chức năng hoặc phòng ban: Các nhóm người từ cùng một khu vực làm việc hoặc phòng ban gặp nhau thường xuyên để phân tích nhu cầu khách hàng, giải quyết vấn đề, cung cấp sự hỗ trợ, thúc đẩy cải tiến và chia sẻ thông tin.

  • Nhóm chức năng chéo:

Các nhóm người được tập hợp lại với nhau từ các phòng ban hoặc chức năng công việc để xử lý một sản phẩm cụ thể, vấn đề, khách hàng hay cải thiện một quy trình cụ thể.

  • Nhóm tự quản lý:

Các nhóm tự chịu trách nhiệm cho mọi mặt của công việc được gọi là nhóm tự quản lý.

7. Trên cơ sở bản chất công việc
  • Đội ngũ điều hành:

Một nhóm điều hành lập ra các kế hoạch cho những hoạt động và sau đó chỉ đạo các hoạt động này. Ví dụ, một nhóm điều hành là nhóm thiết kế các bản vẽ cho một tòa nhà mới, sau đó họ sẽ hướng dẫn việc xây dựng tòa nhà bằng các bản thiết kế này.

Nhóm điều hành là kiểu phổ biến trong môi trường công ty

  • Đội chỉ huy:

Mục tiêu của nhóm chỉ huy là kết hợp các hướng dẫn và phối hợp hành động. Nói cách khác, đội chỉ huy đóng vai trò là “người trung gian” trong nhiệm vụ. Ví dụ, những người đưa tin trên một công trường xây dựng, truyền đạt các hướng dẫn từ đội điều hành đến những người xây dựng.

  • Đội dự án (nhóm đa chức năng):

Một nhóm chỉ dùng trong khoảng thời gian nhất định cho mục đích riêng, thường được gọi là nhóm dự án. Những nhà quản lý thường gắn nhãn các nhóm dựa trên một chức năng chung. Các thành viên trong nhóm có thể ở những nhóm khác nhưng nhận nhiệm vụ tham gia hoạt động cùng dự án, vì thế có thể xem họ như một đơn vị duy nhất.

Bằng cách này, thành lập một nhóm sẽ tạo điều kiện để theo dõi và phân công một nhóm người trong dự án. Loại nhóm này bao gồm các nhóm phụ là nhóm thương lượng, ủy nhiệm và thiết kế. Thông thường, các nhóm kiểu này bao gồm cá nhân có chuyên môn khác nhau nhằm kết hợp khả năng của họ để tạo ra giải pháp mới và các sản phẩm sáng tạo. Nhóm đàm phán để thuyết phục, nhóm ủy nhiệm đưa ra các đánh giá và quyết định khéo léo về những chủ đề nhạy cảm trong khi nhóm thiết kế chịu trách nhiệm đưa ra chiến lược.

  • Nhóm cố vấn (song song):

Nhóm cố vấn đưa ra đề xuất về sản phẩm cuối cùng. Ví dụ, một nhóm kiểm soát chất lượng trên dây chuyền lắp ráp, họ có nhiệm vụ kiểm tra các sản phẩm được sản xuất và đưa ra đề xuất về cách cải thiện chất lượng các mặt hàng.

  • Nhóm hành động:

Nhóm hành động là những nhóm có chuyên môn cao được phối hợp với nhau nhằm tập trung vào việc tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ mới. Ví dụ như một đội bóng NFL, quân đội, nhân viên y tế và vận tải.

8. Trên cơ sở vị trí
  • Nhóm đồng địa điểm:

Có những nhóm truyền thống làm việc cùng với nhau tại cùng một nơi vì mục tiêu chung.

Các nhóm có thể làm việc cùng một nơi hoặc thông qua công nghệ kết nối

  • Nhóm ảo:

Sự phát triển của công nghệ truyền thông đã chứng kiến sự xuất hiện của nhóm ảo. Một nhóm ảo bao gồm các thành viên làm việc phụ thuộc lẫn nhau và có mục đích chung trên các ranh giới không gian, thời gian và tổ chức bằng cách sử dụng công nghệ để giao tiếp và cộng tác. Các thành viên trong nhóm ảo có thể ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, hiếm khi gặp mặt và bao gồm nhiều thành viên từ các nền văn hóa khác nhau.

Như vậy là qua hai phần của bài viết, chúng ta đã khám phá 8 loại nhóm thường gặp trong môi trường làm việc. Mong rằng những kiến thức được chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với bạn đọc, đừng quên đón xem các nội dung thú vị sẽ được cập nhật thường xuyên tại BAC’s Blog.

Nguồn tham khảo:

https://www.technofunc.com/

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
 
 

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất

Ban biên tập nội dung – BAC

Previous Post
Next Post