8 loại đội nhóm thường gặp trong môi trường làm việc (Phần 1)

Có nhiều kiểu đội nhóm khác nhau được các nhà khoa học xã hội nghiên cứu. Một số nhà quản lý sẽ gặp khó khăn khi làm việc với những loại đội nhóm nhất định. Những thách thức liên quan đến nhóm đa chức năng (Cross-Functional Teams) có thể khác với thách thức của một nhóm phân tán theo địa lý (Geography Dispersed Team) hoặc một nhóm ảo (Virtual Team). Bài viết này sẽ giúp bạn đọc khám phá các kiểu nhóm phổ biến.

Nhóm là một tập hợp các cá nhân cùng làm việc với nhau

1. Nhóm độc lập và nhóm phụ thuộc
  • Nhóm độc lập:

Một nhóm độc lập là nhóm mà tất cả các thành viên đều có năng lực để thực hiện cùng các nhiệm vụ cơ bản. Họ có thể giúp đỡ lẫn nhau bằng cách đưa ra lời khuyên hoặc một vài sự hỗ trợ nhưng thành công của mỗi cá nhân là thước đo nỗ lực của chính họ. Ví dụ, các kỳ thủ không chiến thắng trận đấu của họ chỉ vì đồng đội của họ đã thắng hay một học sinh toán không vượt qua bài thi chỉ vì hàng xóm anh ta biết cách giải phương trình.

  • Nhóm phụ thuộc:

Trong một nhóm phụ thuộc, không có nhiệm vụ quan trọng nào có thể được hoàn thành mà không có sự giúp đỡ và hợp tác của các thành viên trong nhóm. Trong nhóm đó, mỗi thành viên sẽ chuyên một nhiệm vụ khác nhau và thành công của mỗi cá nhân sẽ gắn bó với thành công của tập thể. Một nhóm phụ thuộc hưởng lợi từ việc hiểu biết các thành viên khác trong nhóm về mặt xã hội, từ việc phát triển lòng tin lẫn nhau và từ việc chính phục những thử thách.

2. Nhóm chính thức và không chính thức
  • Nhóm chính thức:

Các đội, nhóm chính thức được tạo ra một cách có chủ ý bởi các nhà quản lý thực hiện có các nhiệm vụ cụ thể để giúp tổ chức đạt được mục tiêu của mình. Loại nhóm chính phổ biến nhất là nhóm chỉ huy, bao gồm một người quản lý và tất cả các nhân viên báo cáo cho quản lý đó. Một loại nhóm chính thức khác là ủy ban thường tồn tại trong một thời gian dài và giải quyết các vấn đề quyết định thường xuyên.

Nhóm chính thức khá phổ biến trong các công ty

Một số đội chính thức là tạm thời, họ có thể được xem là đội đặc nhiệm hoặc nhóm dự án. Các nhóm này được tạo ra để xử lý một vấn đề cụ thể và sau đó được giải tán khi nhiệm vụ đã hoàn thành hoặc vấn đề được giải quyết.

  • Nhóm không chính thức:

Các đội hoặc nhóm không chính thức xuất hiện bất cứ khi nào mọi người đến với nhau và tương tác thường xuyên. Các nhóm như vậy phát triển trong cơ cấu tổ chức chính thức. Thành viên của nhóm không chính thức có xu hướng phụ thuộc một số nhu cầu cá nhân của họ vào nhu cầu của cả nhóm, đổi lại nhóm sẽ hỗ trợ và bảo vệ họ. Các hoạt động của nhóm không chính thức có thể tăng thêm lợi ích cho tổ chức. Ví dụ như những trò chơi sáng thứ Bảy sẽ giúp tăng cường mối quan hệ giữa các thành viên.

3. Trên cơ sở mục đích hoặc sứ mệnh

Theo đó, nhóm có thể được chia thành nhóm làm việc và nhóm cải tiến.

  • Nhóm làm việc:

Nhóm làm việc chủ yếu quan tâm đến những công việc được tổ chức thực hiện như là phát triển và phân phối sản phẩm mới, cung cấp dịch vụ cho khách hàng,… Trọng tâm chính của họ là dùng các nguồn lực của tổ chức để tạo ra kết quả hiệu quả. Những nhóm này chịu trách nhiệm về hành động thực tế của việc tạo ra các sản phẩm và dịch vụ hữu hình. Các công nhân thực tế trên một dây chuyền lắp ráp sẽ là một ví dụ về đội sản xuất, trong khi những người phục vụ và bồi bàn tại một quán ăn sẽ là ví dụ về đội dịch vụ.

  • Nhóm cải tiến:

Nhóm cải tiến chủ yếu được định hướng vào sứ mệnh tăng hiệu quả của các quá trình được tổ chức sử dụng. Ví dụ, hầu hết công ty ngày nay đều có đội ngũ chất lượng tập trung vào việc cải thiện chất lượng hoạt động của công ty hoặc một quy trình.

4. Trên cơ sở thời gian

Đội là bất kỳ một nhóm người nào được tổ chức để làm việc cùng nhau một cách phụ thuộc và hợp tác nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng bằng cách hoàn thành các mục tiêu. Các nhóm được tạo ra để đáp ứng nhu cầu dài hạn và ngắn hạn.

Nhóm có thể được phân loại theo cơ sở thời gian

  • Nhóm ngắn hạn:

Một số nhóm chỉ là tạm thời và được thành lập cho một dự án cụ thể với thời gian tồn tại hữu hạn. Một nhóm phát triển sản phẩm, nhóm lãnh đạo điều hành và nhóm phòng ban là những nhóm hoạt động và lập kế hoạch lâu dài. Các nhóm ngắn hạn có thể bao gồm một nhóm phát triển quy trình giới thiệu nhân viên, một nhóm lên kế hoạch cho bữa tiệc thường niên của công ty hoặc một nhóm để phản hồi một vấn đề hay khiếu nại cụ thể của khách hàng.

  • Nhóm dài hạn:

Các nhóm khác thường trực và ở lại chừng nào tổ chức còn hoạt động. Ví dụ, các nhóm tập trung vào việc cung cấp dịch vụ khách hàng hiệu quả có xu hướng trở thành bộ phận thường trực của tổ chức.

Có thể thấy rằng, dựa vào những đặc điểm cụ thể, các nhóm sẽ được phân chia thành nhiều loại. Thấu hiểu đặc điểm nhóm sẽ giúp bạn phát huy vai trò của bản thân và nếu bạn là một người quản lý thì việc thành lập, quản lý, giám sát hoạt động của các nhóm là rất cần thiết. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ tiếp tục với các loại nhóm còn lại, đừng quên đón đọc.

Tham khảo: 8 loại nhóm thường gặp trong môi trường làm việc (Phần 2)

Nguồn tham khảo:

https://www.technofunc.com/

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
 
 

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất

Ban biên tập nội dung – BAC

Previous Post
Next Post