Trader là nghề gì? Có những loại Trader nào?

Năm 2021 chứng kiến sự gia tăng chóng mặt về số lượng các nhà đầu tư trên mọi lĩnh vực từ Forex (ngoại hối) đến chứng khoán, bất động sản thậm chí là Crypto (tiền điện tử). Tuy nhiên, dù ở “mặt trận” nào thì thuật ngữ Trader cũng xuất hiện một cách rất thường xuyên. Vậy Trader – họ thực sự là ai???

Trader là thuật ngữ xuất hiện trên nhiều lĩnh vực đầu tư

1. Trader là gì?

Trader là một cá nhân thực hiện những giao dịch mua hoặc bán các sản phẩm trên thị trường tài chính. Sản phẩm tài chính khá đa dạng bao gồm vàng, bạc, chứng khoán, ngoại hối, tiền điện tử,… Trader sẽ tiến hành công việc dưới danh nghĩa cá nhân hoặc đại diện cho một tổ chức hay cá nhân khác.

Thông thường, thuật ngữ Trader được dùng để chỉ những hoạt động mua bán ngắn hạn và thu về lợi nhuận thông qua sự chênh lệch giá cả (đầu cơ). Đối với các nhà đầu tư dài hạn, người ta thường dùng cụm từ Investor (nhà đầu tư). Ngoài ra, Trader cũng được phân chia thành nhiều loại dựa trên chiến lược đầu tư, chủ thể quản lý hay thị trường hoạt động.

2. Phân loại Trader
Đứng trước sự bùng nổ công nghệ như hiện nay, Trader đang dần trở thành một nghề tay trái hái ra tiền cho rất nhiều người. Mặc dù, vẫn chưa có một chương trình đào tạo chính thức nào trong nước nhưng đã có rất nhiều chuyên gia và Trader lâu năm chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của họ. Trước khi quyết định có trở thành Trader trong tương lai hay không, bạn cần chọn cho mình một hình mẫu cụ thể.

Trader có thể được phân loại theo chiến lược đầu tư

  • Chiến lược đầu tư:

    • Scalper Trader: Là những Trader chuyên thực hiện nhiều giao dịch trong thời gian ngắn để chốt các khoản lợi nhuận nhỏ. Thuật ngữ Scalping dùng để chỉ phong cách đầu tư ngắn hạn hay còn gọi là lướt sóng.

    • Position Trader: Position trading là chiến lược đầu tư dài hạn nhất. Trong đó, nhà giao dịch (trader) được gọi là Position Trader sẽ giữ lệnh rất lâu để chờ đợi xu hướng thị trường có lợi.

    • Day Trader: Còn gọi là những nhà giao dịch trong ngày, họ là những người thực hiện các hoạt động mua bán trước khi thị trường giao dịch của ngày hôm đó đóng cửa.

    • Swing Trader: Được xem là có khoảng thời gian trung hạn, Swing Trader không thực hiện việc giao dịch trong thời gian quá ngắn hay quá dài. Dựa trên các phân tích họ sẽ đưa ra quyết định gồng lỗ hoặc giữ lệnh.

  • Đối tượng quản lý:

    • Trader cá nhân: Những nhà đầu tư bằng tiền của bản thân, dựa trên năng lực cá nhân và tự đưa ra các quyết định quan trọng.

    • Trader đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác: Chuyên viên tài chính, nhà đầu tư có kinh nghiệm, công ty ủy thác đầu tư, họ là người có kiến thức, kinh nghiệm để  hướng dẫn người khác cách sử dụng tiền đầu tư hợp lý.

  • Thị trường:

    • Stock Trader: Nhà giao dịch chứng khoán hay cổ phiếu là nhà đầu tư trên thị trường tài chính. Các Stock Trader sẽ mua các sản phẩm chứng khoán (phổ biến là cổ phiếu) và thu về lợi nhuận từ biến động giá cho bản thân hoặc khách hàng.
    • Fbs Trader: Đây là nền tảng giao dịch do sàn FBS phát triển năm 2020 để dành riêng cho các nhà đầu tư có tài khoản giao dịch tại FBS. FBS là một sàn môi giới tiền tệ quốc tế được ưa chuộng nhất hiện nay trên thị trường giao dịch ngoại hối Forex. Vì thế, nhiều nhà giao dịch ngoại hối còn được gọi là Forex Trader.
    • Crypto Trader: Đúng như tên gọi của mình, các nhà giao dịch Crypto sẽ thực hiện các giao dịch với sản phẩm chính là những đồng tiền điện tử (tiền ảo). Tuy nhiên, vài năm trở lại đây thị trường tiền ảo đã có nhiều biến động, đáng kể nhất là đồng Bitcoin. Tùy theo loại tiền mà nhà giao dịch thực hiện sẽ hình thành những tên gọi khác nhau như Bitcoin Trader.
3. Phân biệt Trader, broker, holder và investor
Bên cạnh Trader, còn có nhiều thuật ngữ khác nhau rất dễ nhầm lẫn, dưới đây là một vài cái tên phổ biến và định nghĩa của chúng.

Trader (nhà giao dịch) thường bị nhầm lẫn với Investor (nhà đầu tư)

  • Trader: Những nhà giao dịch ngắn hạn với số lượng nhiều và hưởng lợi nhuận thông qua sự chênh lệch giá trong mua bán.

  • Broker: Nhà môi giới chứng khoán hay có thể hiểu là người trung gian trong giao dịch giữa người mua và người bán. Khác với Trader họ không chủ động mua bán mà sẽ kết nối các bên với nhau và thu lợi từ các khoản hoa hồng và chi phí môi giới.

  • Holder: Nhà giao dịch dài hạn chuyên đánh giá và phân tích để lựa chọn các cổ phiếu tiềm năng từ đó đưa ra các quyết định phù hợp. Holder có thể xem là một nhà đầu tư trung hạn, họ không giao dịch nhanh chóng như Trader nhưng cũng không nắm giữ tài sản quá lâu như Investor.

  • Investor: Khái niệm nhà đầu tư, được dùng để chỉ người thu lợi nhuận từ việc giữ tài sản trong dài hạn. Các loại tài sản này rất đa dạng từ cổ phiếu, trái phiếu đến bất động sản, vàng, ngoại hối,… Ngoài việc nhận được tiền từ việc chênh lệch giá khi mua bán thì họ còn có thể nhận được cổ tức, những đặc quyền về lãi suất hoặc tận dụng tài sản để cho thuê,…

Có thể nói, Trader đang dần phổ biến hơn và có mặt trên mọi mặt trận kinh tế. Những khái niệm được chia sẻ trong bài chỉ mang tính chất tham khảo vì theo thời gian mọi thứ đều sẽ thay đổi. Tuy nhiên, nếu bạn có ý định bước chân vào con đường của một Trader thì đây chính là những điều cơ bản cần biết.

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
 
 

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất

Ban biên tập nội dung – BAC

Previous Post
Next Post