6 việc cần làm để nâng tầm CV của Business Analyst

Một sơ yếu lý lịch rõ ràng là điều rất quan trọng dù bạn đang nhắm đến vai trò nào và điều đó càng quan trọng hơn đối với vị trí Business Analyst (BA). Đây là một lĩnh vực cạnh tranh và bạn cần phải cho nhà tuyển dụng thấy được bạn là người phù hợp nhất, bắt đầu từ CV của bạn. Dưới đây là 6 việc mà bạn nên làm trước khi quyết định nộp hồ sơ của mình.

Hồ sơ là bước đầu tiên để tiếp cận nhà tuyển dụng

1. Điều chỉnh CV cho mỗi công ty

Khi bạn quyết định gửi cùng một hồ sơ cho nhiều công ty, nó sẽ trở nên nhàm chán với những thông tin cơ sở. Vì thế, mỗi lần trước khi bạn tiến hành gửi một sơ yếu lý lịch của mình, bạn cần dành thời gian để xem lại và điều chỉnh nó. Bạn có thể viết thêm một điều gì đó tập trung hơn vào nơi mà bạn sẽ làm việc.

Hãy cho nhà tuyển dụng lý do chọn bạn bằng cách đưa ra những kỹ năng phù hợp với công việc. Giả sử, trong vai trò BA, bạn có thể cho họ thấy cách bạn biến dữ liệu doanh nghiệp thành những giải pháp cụ thể.

2. Định dạng hồ sơ một cách chính xác

Đây là điều rất quan trọng mà bất kỳ BA nào viết CV đều phải biết. Bạn có thể nói rằng mình là người giỏi nhất, phù hợp nhất nhưng nếu bạn không dùng đúng định dạng cho hồ sơ thì chắc chắn không một ai muốn dành thời gian để xem nó.

Hồ sơ của bạn sẽ phải cạnh tranh với vô số ứng viên

Một hồ sơ với định dạng đúng không cần phải quá cầu kỳ, phức tạp. Thay vào đó, nó phải sạch sẽ và dễ đọc, hãy đảm bảo các thông tin quan trọng như kỹ năng, kinh nghiệm và thành tích trong công việc của bạn được làm nổi bật. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến các khoảng trắng, chữ viết hoa, in đậm, in nghiêng, ký hiệu đặc biệt, sao cho phù hợp.

3. Tạo ra một bản tóm tắt Business Analyst

Tạo ra một bảng tóm tắt ở trên cùng của CV là một ý tưởng hay, việc này sẽ giúp người xem nhanh chóng có được thông tin và biết chính xác những gì họ cần đang ở đâu. Phần tóm tắt này có thể là một số điều khác nhau nhưng cần ngắn gọn và súc tích. Bạn có thể bao quát một số điều như bằng cấp, thành tích và kinh nghiệm.

Để bắt đầu viết tóm tắt, bạn nên xem lại thông tin tuyển dụng một lần nữa. Bạn sẽ biết mình nên tập trung vào phần nào để gây ấn tượng với người xem. Một tóm tắt tốt nên có độ dài khoảng từ một đến hai câu, dùng ngôn ngữ chủ động, dễ đọc. Ví dụ:

Nhà phân tích kinh doanh với 5 năm kinh nghiệm trong việc cải thiện 60% lợi nhuận thương mại điện tử. Hiện tôi đang tìm kiếm cơ hội sử dụng các kỹ năng phân tích để cải thiện hiệu quả và tạo ra các giải pháp hướng đến khách hàng tại MarketingX.

Như bạn có thể thấy, chỉ với hai câu, chúng ta đã đi vào trọng tâm vấn đề và cho người xem cái nhìn tổng quan. Ngoài ra, nó còn sử dụng dữ liệu có thể đo lường để cho thấy khả năng của ứng viên trong vai trò hiện tại.

4. Tạo ra một hồ sơ mục tiêu

Đôi khi mục tiêu còn quan trọng hơn cả hồ sơ. Nếu bạn là sinh viên mới tốt nghiệp, đang chuyển đổi nghề nghiệp hoặc chuyển từ một ngành công nghiệp khác thì đây là những gì bạn cần sử dụng.

Mục tiêu là thước đo để đánh giá tham vọng của bạn

Mục tiêu này sẽ giải thích vị trí của bạn ngay bây giờ và nơi mà bạn mong muốn trong tương lai. Cũng giống như tóm tắt, bạn cần viết nó thật ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề, giả sử:

Giám đốc sản phẩm có 6 năm kinh nghiệm mong muốn chuyển sang vị trí Business Analyst tại MarketingX. Hồ sơ theo dõi đã được chứng minh về việc cải thiện hiệu suất bán hàng lên đến 60%, sử dụng Big Data.

Như vậy, bạn đã cho người đọc hồ sơ biết được mục tiêu của mình đồng thời nhấn mạnh những gì mà bạn có thể mang đến cho công ty của họ.

5. Tập trung vào nhà tuyển dụng

Trong quá trình viết hồ sơ, đừng chỉ tập trung vào bản thân mà quên mất nhà tuyển dụng và nhu cầu của họ. Bạn nên biết rằng họ đang tìm một người có thể đáp ứng nhu cầu công ty và việc của bạn chính là thể hiện bản thân chính là sự lựa chọn mà họ đang tìm kiếm.

Dành ít phút để xem lại thông tin tuyển dụng, bạn cũng nên tìm kiếm thông tin công ty để biết chính xác họ là ai và đang làm gì. Từ đó, bạn sẽ biết mình cần viết thêm gì vào hồ sơ.

6. Mô tả kinh nghiệm Business Analyst của bạn

Bạn phải thể hiện được những kinh nghiệm BA của mình trong hồ sơ và chúng liên quan như thế nào đến vị trí mà bạn đang hướng đến. Cách tốt nhất để làm điều này là chia nhỏ tất cả và biến chúng thành những thứ dễ đọc.

Đừng sử dụng những thuật ngữ khó hiểu, vì không phải tất cả những nhà tuyển dụng đều quen thuộc với các từ ngữ chuyên ngành. Khi liệt kê tất cả những nhiệm vụ mà bạn đã từng đảm nhiệm trong quá khứ, hãy đảm bảo rằng bạn cho thấy được cách nó có thể áp dụng vào vị trí mà nhà tuyển dụng đang cần tìm.

Nếu bạn đã tạo cho mình một hồ sơ nhưng chưa chắc chắn về nó thì đây là những điều mà bạn cần làm ngay lúc này. Hy vọng rằng những điều được chia sẻ trong bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc trong tương lai, đừng quên đón xem các nội dung mới nhất sẽ được cập nhật thường xuyên tại BAC’s Blog.

Nguồn tham khảo:

https://www.batimes.com/

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
 
 

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất

Ban biên tập nội dung – BAC

Previous Post
Next Post