10 công việc IT triển vọng trong năm 2021 (Phần 1)

Lĩnh vực Công nghệ thông tin (Information Technology – IT) luôn tràn ngập cơ hội trong thời đại này. Điều đó đã mở ra cánh cửa cho các ứng viên và nhà tuyển dụng để triển khai các kế hoạch phát triển theo xu hướng nhưng đồng thời cũng mang đến những bất lợi nhất định. Bài viết này sẽ mang đến cho bạn các thông tin hữu ích về những công việc IT hấp dẫn, mức lương, yêu cầu, kinh nghiệm làm việc,… Dù là nhà tuyển dụng hay ứng viên hãy chắc chắn bạn đã biết những điều này trước khi tham gia vào thị trường việc làm IT.

Báo cáo tiền lương IT của Robert Half Technology đã tiết lộ mức lương trung bình cho mỗi vai trò dựa trên kinh nghiệm. Mặc dù, Robert Half Technology cho biết sẽ có rất nhiều điều ảnh hưởng đến mức lương khởi điểm bao gồm sự cạnh tranh, vị trí, văn hóa doanh nghiệp và ngân sách.

Trong đó:

  • 25th percentile: Lao động có trình độ đầu vào hoặc những người làm việc trong lĩnh vực ít cạnh tranh.
  • 50th percentile: “Kinh nghiệm trung bình”, một công việc với “độ phức tạp trung bình” hoặc làm việc trong lĩnh vực có độ cạnh tranh vừa phải.
  • 75th percentile: Kinh nghiệm trên trung bình, kỹ năng tốt, có chứng chỉ, một vai trò phức tạp hơn hoặc làm việc trong ngành “cạnh tranh khá”.
  • 95th percentile: Kinh nghiệm đáng kể, có chứng chỉ, chuyên môn, trình độ chuyên môn cao, làm việc trong vai trò chiến lược và phức tạp hoặc trong ngành cạnh tranh cao về nhân tài.
1. Security Professional (data, information, network, systems, cloud)

Các chuyên gia bảo mật data, information, network, systems và cloud là nhu cầu không thể thiếu đối với các doanh nghiệp ngày nay khi tầm quan trọng của dữ liệu đang lớn dần. Những chuyên gia IT này đảm bảo các sáng kiến IT của doanh nghiệp được an toàn trước các mối đe dọa tiềm tàng của bên trong và bên ngoài tổ chức. Họ cũng có nhiệm vụ cập nhật các quy định tuân thủ của ngành và các xu hướng bảo mật trong tương lai, đồng thời đảm bảo phần cứng, phần mềm và mạng của doanh nghiệp vẫn an toàn.

Kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết:

  • Khả năng giao tiếp và thực hiện các chính sách, thủ tục bảo mật.
  • Quản lý kiểm tra bảo mật, các mối đe dọa và những lỗ hổng bảo mật.
  • Có kinh nghiệm với các hệ thống bảo mật và ghi lại các lỗi hay sự cố.
  • Có kiến thức về luật tuân thủ và quy định trong ngành.
2. Cloud Architect

Các kiến trúc sư đám mây giám sát chiến lược điện toán đám mây của công ty và chịu trách nhiệm triển khai, quản lý và hỗ trợ các ứng dụng đám mây. Những kiến trúc sư đám mây thường có hiểu biết sâu rộng về nhiều hệ điều hành ngoài những kỹ năng về mạng, lập trình và bảo mật. Các doanh nghiệp nên tìm kiếm những cá nhân có kiến thức vững vàng về các dịch vụ đám mây như Amazon Web Services cũng như kinh nghiệm với ITSM, I&O, quản trị, tự động hóa và quản lý nhà cung cấp.

Kiến trúc sư đám mây sẽ cần nhiều kinh nghiệm làm việc

Kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết:

  • Kiến thức về các công nghệ đám mây tiên tiến nhất và những nguyên tắc kiến trúc.
  • Trải nghiệm với các ứng dụng đám mây mở rộng quy mô.
  • Hiểu biết về chi phí, hiệu suất và kiến trúc của hệ thống đám mây.
  • Kỹ năng hợp tác và giao tiếp.
3. Database administrator

Một nhà quản trị cơ sở dữ liệu (DBA) chịu trách nhiệm duy trì phần mềm được sử dụng để quản lý một cơ sở dữ liệu và đảm bảo dữ liệu có thể truy cập dễ dàng cho những người cần nó. Những DBA đảm bảo các máy chủ hoạt động hiệu quả trong khi giám sát bảo mật dữ liệu, triển khai, sao chép, sao lưu, lưu trữ, truy cập và phân vùng. Các doanh nghiệp sẽ cần một người khi chỉ giám sát máy chủ của họ mà còn phải biết cách tối ưu hóa hiệu suất và hỗ trợ trong những trường hợp khẩn cấp.

Kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết:

  • Bằng cử nhân về Khoa học máy tính (CS) hoặc bằng cao đẳng về quản trị cơ sở dữ liệu.
  • Nền tảng công việc IT hoặc quản trị cơ sở dữ liệu.
  • Kỹ năng Oracle, Linux và SQL.
  • Kỹ năng quản lý và phân tích dữ liệu, báo cáo.
4. Programmer Analyst

Một nhà phân tích lập trình viên chịu trách nhiệm thiết kế, viết mã và kiểm thử các chương trình mới cùng với việc cung cấp tài liệu chi tiết về quy trình sử dụng các flowchart và diagram. Những chuyên gia IT này được giao nhiệm vụ thiết kế các chương trình dựa trên những yêu cầu khách hàng và xác định chi phí, đồng thời làm việc với các quản lý dự án. Các nhà phân tích lập trình cũng xử lý gỡ lỗi và gỡ rối các hệ thống thông tin và chương trình ứng dụng. Doanh nghiệp nên chọn các ứng viên có kinh nghiệm phân tích hệ thống và lập trình viên máy tính vì vai trò của nhà phân tích lập trình là sự kết hợp của cả hai.

Programmer Analyst phải có kiến thức sâu rộng về ngôn ngữ lập trình

Kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết:

  • Bằng cử nhân về CS, IT hoặc các lĩnh vực liên quan.
  • Kinh nghiệm lập trình.
  • Kiến thức về ngôn ngữ lập trình như Java, JavaScript, C, C++ và .NET.
  • Kỹ năng giao tiếp để làm việc với các bộ phận và nhà cung cấp.
5. System Analyst

Những nhà phân tích hệ thống thiết kế các công nghệ để giúp giải quyết các vấn đề doanh nghiệp bằng cách phân tích hệ thống IT trong tổ chức. Họ chịu trách nhiệm điều tra các vấn đề, sự cố và khắc phục chúng một cách hiệu quả, ít tốn chi phí nhất. Các nhà phân tích hệ thống cần kiểm thử chương trình và cơ sở dữ liệu để đảm bảo chúng làm việc hiệu quả. Đồng thời, họ cần chạy kiểm tra bảo mật, tạo và duy trì tài liệu về các hệ thống trong tổ chức. Doanh nghiệp sẽ cần những người có tư duy sáng tạo, kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề tốt.

Kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết:

  • Bằng cử nhân về CS, IT, kỹ thuật hoặc IS.
  • Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề.
  • Kỹ năng lập trình và phân tích dữ liệu.
  • Kinh nghiệm phân tích kinh doanh và kỹ thuật cũng như quản lý dự án.

Qua phần đầu tiên này, hy vọng bạn đọc đã có thể tìm được một công việc trong lĩnh vực IT phù hợp với bản thân cũng như các nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về các ứng viên. Vẫn còn 5 công việc nữa với nhiều hứa hẹn sẽ được cập nhật trong phần hai, đừng quên đón đọc.

Tham khảo: 10 công việc IT triển vọng trong năm 2021 (Phần 2)

Nguồn tham khảo:

https://www.cio.com/

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
 
 

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất

Ban biên tập nội dung – BAC

Previous Post
Next Post