Trước sự cạnh tranh của nền kinh tế thị trường ngày nay, để có thể tồn tại và phát triển bền vững, mỗi doanh nghiệp cần đảm bảo khả năng tài chính ổn định. Vì thế, công việc phân tích ngày một quan trọng hơn nhưng không chỉ đối với các nhà quản trị doanh nghiệp mà ngay cả những nhà đầu tư, cổ đông, chủ nợ, cơ quan nhà Nước,… cũng rất chú trọng việc này.
1. Phân tích doanh nghiệp là gì?
Phân tích doanh nghiệp thường được biết đến nhiều hơn với tên gọi phân tích tài chính doanh nghiệp. Với mục tiêu nghiên cứu, khám phá, xem xét, đối chiếu, so sánh và thực hiện những phép so sánh số liệu nhằm đánh giá chính xác nhất tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Phân tích doanh nghiệp là một quy trình nhiều bước
Tuy nhiên, không dừng lại ở mảng tài chính, phân tích doanh nghiệp (Company analysis) là một quy trình bao gồm cả tài chính, sản phẩm, dịch vụ, chiến lược của doanh nghiệp. Đặc biệt, phân tích rủi ro cũng là một phần quan trọng không nên bỏ xót khi tiến hành đánh giá một doanh nghiệp.
2. Vì sao phải phân tích doanh nghiệp?
Công việc phân tích doanh nghiệp thường xảy ra khi nhà phân tích hiểu được những tác động từ bên ngoài đến doanh nghiệp. Một số tác động như kinh tế vĩ mô, nhân khẩu học, chính phủ, công nghệ và xã hội,….
Mọi đối tượng liên quan đến doanh nghiệp đều có thể thực hiện phân tích
Phân tích doanh nghiệp giúp các nhà quản lý nắm được thực trạng của doanh nghiệp, dự đoán những rủi ro cũng như tiềm năng phát triển trong tương lai. Từ đó, nhà quản lý có thể đưa ra những chính sách, kế hoạch phù hợp góp phần giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Bên cạnh đó, những chủ thể gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp đều có thể nhận được lợi ích khi tiến hành phân tích. Tùy theo đối tượng, nhu cầu, mục đích mà phân tích sẽ tập trung vào các khía cạnh khác nhau, những đối tượng chính thường gặp như:
- Các nhà quản lý doanh nghiệp;
- Nhà đầu tư (cổ đông);
- Ngân hàng, người nắm giữ trái phiếu (trái chủ), các tổ chức tài chính;
- Người nhận lương từ doanh nghiệp;
- Các cơ quan quản lý Nhà nước;
- Và các đối tượng khác…
3. Những yếu tố cần có trong phân tích doanh nghiệp
Có rất nhiều thông tin quan trọng cần được trình bày trong một bản phân tích doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi thông tin đều có giá trị, điều này còn phụ thuộc vào vai trò của người xem phân tích. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng mà bạn nên cân nhắc khi thực hiện phân tích.
- Các thông tin tổng quan về doanh nghiệp như hoạt động kinh doanh, đầu tư, quản trị doanh nghiệp, ưu và nhược điểm.
- Những đặc điểm trong ngành nghề, lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động
- Phân tích nhu cầu của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp
- Phân tích chi phí, khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp
- Đề cập các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động, mục tiêu đã đề ra
- Nêu lên các chỉ số tài chính quan trọng và có sự so sánh theo thời gian cũng như với các đối thủ cạnh tranh.
- Phân tích tài chính bao gồm báo cáo tài chính
Có thể nói, không dễ dàng để phân tích một doanh nghiệp, đặc biệt, đối với những người mới, công việc này trở nên khá phức tạp. Nếu bạn thực sự quan tâm và muốn trang bị cho mình những kiến thức nền tảng cũng như khả năng tự phân tích một doanh nghiệp, hãy tham khảo khóa học dưới đây:
Tham khảo: Khóa học phân tích toàn diện doanh nghiệp
Mong rằng tất cả những thông tin được BAC tổng hợp trên đây sẽ hữu ích với bạn đọc. Những nội dung mới và thú vị sẽ được cập nhật thường xuyên tại BAC’s Blog, đừng quên đón đọc.
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Khoá học Online:
Khoá học Offline:
Tại Tp.HCM:
Tại Hà Nội:
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất
Ban biên tập nội dung – BAC