Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ trong những năm gần đây, một IT Business Analyst đóng vai trò quan trọng trong không gian công nghệ thông tin của doanh nghiệp. IT Business Analyst là người chịu trách nhiệm phân tích hệ thống hiện có hoặc mới từ nhiều khía cạnh khác nhau, đề xuất các giải pháp và điều chỉnh bộ phận Công nghệ thông tin (CNTT) của doanh nghiệp tổng thể với sáng kiến chiến lược của tổ chức.
IT Business Analyst đóng một vai trò quan trọng trong doanh nghiệp
1. IT Business Analyst là ai?
Bạn có thể hình dung IT Business Analyst là người nắm bắt cả đầu vào và đầu ra của công nghệ được sử dụng trong dự án, đôi khi có thể viết một số đoạn code (mã). Tuy nhiên, thông thường họ được yêu cầu phải “suy nghĩ” và “nói” từ quan điểm công nghệ.
Đối với các lập trình viên, các công việc thu thập yêu cầu, phân tích và tài liệu hóa yêu cầu không phải là thế mạnh của họ. Mặc dù, lập trình viên có thể kiến thức chuyên môn về công nghệ nhưng họ lại nghiêng nhiều về kỹ thuật hơn kinh doanh. Vì thế, khi mức độ phức tạp của các vấn đề mà tổ chức phải đối mặt ngày càng tăng lên, cần có người am hiểu về cả công nghệ lẫn kinh doanh, từ đó, IT Business Analyst ra đời.
Một IT Business Analyst sẽ đóng vai trò trung gian giữa kinh doanh và công nghệ, đề xuất các giải pháp mới và cải thiện chất lượng tổng thể của dịch vụ và hoạt động kinh doanh. IT Business Analyst nắm được các khái niệm thiết kế, triển khai và phát triển ứng dụng, lập tài liệu và mô hình dữ liệu, tham gia vào hoạt động quản lý dự án, kiểm soát và đảm bảo chất lượng, liên lạc với các bên liên quan và phải đảm bảo công nghệ giải quyết được các vấn đề “nỗi đau” của doanh nghiệp.
2. Trách nhiệm của một IT Business Analyst
Các IT Business Analyst phải đảm đương nhiều trách nhiệm
Danh sách dưới đây là những trách nhiệm của một IT Business Analyst:
- Nghiên cứu quy trình, hoạt động và xác định phạm vi của vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải.
- Liên lạc với các bên liên quan chính và tiến hành khai thắc, khơi gợi và tổng hợp các yêu cầu của các bên.
- Phân tích vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau và phân tích khoảng gap giữa thực trạng hiện tại và trạng thái mong muốn trong tương lai.
- Thảo luận vấn đề với đội ngũ kỹ thuật và đề xuất công nghệ để giải quyết vấn đề.
- Tài liệu hóa các yêu cầu nghiệp vụ, yêu cầu chức năng và phi chức năng của hệ thống.
- Chuẩn bị use cases, tài liệu yêu cầu nghiệp vụ (Business Requirements Document – BRD), tài liệu đặc tả yêu cầu hệ thống (Specification Requirement System – SRS) và các tài liệu chức năng khác.
- Tạo prototypes, wireframe, mockups tùy vào từng giai đoạn của dự án để trực quan hóa các yêu cầu của hệ thống.
- Làm việc sát sao với đội ngũ phát triển và đảm bảo rằng bạn và họ hiểu các khía cạnh kỹ thuật của giải pháp.
- Giám sát sự phát triển dự án, tiến hành các cuộc họp cần thiết và thực hiện quản lý dự án.
- Kiểm tra khả năng sử dụng, chức năng và đề xuất các hành động khắc phục và phòng ngừa.
- Trình bày giải pháp cho các bên liên quan và thu thập phản hồi.
- Tham gia các hoạt động đào tạo, bàn giao, hướng dẫn cho người dùng cuối.
3. Các kỹ năng cần thiết của một IT Business Analyst
IT Business Analyst cần trang bị những kỹ năng nghiệp vụ riêng
3.1. Những kỹ năng chung cho mọi nhà phân tích
- Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề
- Khả năng thấu hiểu và giải thích các vấn đề
- Giao tiếp tốt bằng cả lời nói lẫn văn bản
- Kỹ năng quản lý
3.2. Những kỹ năng riêng ở một IT Business Analyst
- Có kiến thức về phương pháp luận phát triển phần mềm
Trong không gian CNTT, việc phát triển giải pháp cho mọi dự án được thực hiện thông qua một phương pháp luận. Có thể nói, kiến thức về phương pháp luận là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà một IT Business Analyst trang bị. Dựa vào phương pháp luận, các nhà phân tích có thể tìm ra quy trình phát triển, “điều gì” sẽ xảy ra “khi nào” trong chu kỳ phát triển (SDLC).
- Hiểu được các vấn đề kinh doanh và nhận thức về khuôn khổ kỹ thuật
Các IT Business Analyst cần có một nền tảng về các khái niệm kinh doanh (ví dụ như MBA) hoặc thông thạo các thủ tục, chính sách và quá trình hoạt động trong các tổ chức toàn cầu. Ngoài ra, họ cần nhận thức được về khuôn khổ kỹ thuật, vì trước tiên, họ cần hiểu các yêu cầu kinh doanh, sau đó, cân nhắc cách đạt được những yêu cầu này thông qua công cụ và công nghệ.
- Kỹ năng mô hình hóa và khai thác dữ liệu
Mô hình hóa dữ liệu bao gồm việc dịch bố cục hệ thống thành các sơ đồ và mô hình dễ hiểu. Công việc này sẽ giúp xác định các mối quan hệ trong hệ thống đang được xây dựng và làm nổi bật các lỗi không rõ ràng trước khi tiến hành mã hóa. Đây được xem là kỹ năng bắt buộc phải có đối với các IT Business Analyst.
Ngoài ra, sự phát triển của công nghệ trong thời đại hiện nay còn tạo ra lượng dữ liệu khổng lồ. Điều này cũng đòi hỏi các nhà phân tích phải nâng cao kỹ năng bản thân, đặc biệt là khả năng xử lý dữ liệu lớn.
- Có kinh nghiệm thực tế và nhiều phương pháp thử khác nhau
Công việc của một IT Business Analyst xoay quanh việc phát triển web và ứng dụng. Vì thế, họ không thể bỏ qua nếu không có kiến thức về các phương pháp thử nghiệm khác nhau. Các nhà phân tích cần có hiểu biết về cách lập trình viên kiểm thử, tham gia hỗ trợ kiểm tra chức năng. Cuối cùng, các IT Business Analyst nên tham gia tiến hành thử nghiệm User Acceptance.
Mong rằng những thông tin được BAC tổng hợp trên đây sẽ hữu ích với bạn đọc. Đặc biệt, trong giai đoạn bùng nổ công nghệ như hiện nay và sự khan hiếm nhân lực trong lĩnh vực này, IT Business Analyst đã không còn là vai trò mới với doanh nghiệp trong nước. Hiện nay, các bạn có thể tham gia khóa học Business Analyst tại BAC để trang bị những kiến thức nền tảng về phân tích.
Nguồn tham khảo:
https://thebusinessanalystjobdescription.com
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Khoá học Online:
Khoá học Offline:
Tại Tp.HCM:
Tại Hà Nội:
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất.
Ban biên tập nội dung – BAC