Ngày nay, lĩnh vực Công nghệ thông tin đang ngày một phát triển và trở thành một trong những ngành mũi nhọn với lượng nhân lực khổng lồ. Tuy nhiên, điều này lại vô tình tạo nên sự cạnh tranh, đặc biệt với dân IT “gạo cội”. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ mới, các ngôn ngữ lập trình, công cụ… khiến bạn khó có thể bắt kịp thế hệ trẻ.
Bạn mong muốn tìm kiếm một cơ hội nghề nghiệp trên một lĩnh vực mới dựa trên kinh nghiệm của bản thân. Business Analyst (BA) chính là điểm đến lý tưởng dành cho bạn. Dưới đây chính là 15 lý do mà tin chắc rằng sẽ giúp bạn có thêm động lực để thử sức ở lĩnh vực mới.
Tham khảo: Business Analyst là gì?
1. Kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và phát triển phần mềm
Kinh nghiệm là lợi thế lớn nhất của các kỹ sư công nghệ thông tin và những nhà phát triển phần mềm khi chuyển sang công việc mới. Khi bạn đã có kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình xây dựng, phát triển phần mềm, bạn hoàn toàn có thể tự tin trong quá trình làm việc với các bên liên quan.
Trên thực tế, kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ lại chính là điều khiến nhiều BA phải “đau đầu”. Còn gì tuyệt với hơn khi bạn bắt đầu một công việc mới bằng những gì mà bản thân đang sở hữu. Đây chắc chắn là bước chạy đà hoàn hảo mà bạn không thể tìm thấy ở bất kỳ công việc nào khác.
2. Hiểu biết và yêu cầu kinh doanh
Bạn là người lập trình nên các phần mềm, chắc chắn, bạn cũng chính là người hiểu rõ những yêu cầu từ khách hàng. Bạn biết chính xác cách mà dữ liệu được sử dụng, chức năng nào sẽ đáp ứng nhu cầu khách hàng và khi họ hài lòng đó được gọi là yêu cầu về nghiệp vụ (business requirements).
Hiểu yêu cầu nghiệp vụ là nhìn được bức tranh toàn cảnh và đánh giá các phần mềm bổ sung ý nghĩa cho hoạt động kinh doanh của khách hàng. Để có được khả năng này, bạn cần nhiều kinh nghiệm trong các dự án thuộc các lĩnh vực, khách hàng, quy mô và công nghệ khác nhau.
3. Kinh nghiệm phân tích tài liệu
Trong vai trò một nhà phát triển phần mềm, bạn hẳn đã không còn xa lạ với những tài liệu, ghi chú chức năng, thiết kế dữ liệu có cấu trúc, gỡ lỗi (debug) và kiểm tra hoạt động của phần mềm. Đây cũng là công việc mà một BA có thể phải làm, nếu team size không quá lớn. Nói cách khác, những kỹ năng IT kể trên sẽ giúp bạn thực hiện các phân tích chi tiết và chính xác hơn.
4. Khả năng giải quyết vấn đề
Không ngạc nhiên khi các lập trình viên là những người logic và có khả năng tiếp cận, giải quyết vấn đề một cách hoàn hảo. Mặc dù, để trở thành một BA giỏi bạn cần nhiều kinh nghiệm và đặc biệt là khả năng hiểu vấn đề từ nhiều khía cạnh thay vì chỉ áp dụng các phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn.
5. Luôn sáng tạo, tìm tòi cho ra ý tưởng độc đáo
Trong môi trường làm việc khác nghiệt và không ngừng đổi mới, các lập trình viên và nhà phát triển phải liên tục thay đổi và làm mới mình. Với mục tiêu tạo ra những sản phẩm hoàn thiện, tốt nhất, nhanh nhất đến tay khách hàng, điều này giúp họ không ngừng sáng tạo thử nghiệm những ý tưởng mới. Thật may mắn, đây cũng chính là những gì một BA cần để có thể đưa ra những đề xuất nhằm cải thiện hoạt động kinh doanh của khách hàng.
6. Thấu hiểu công nghệ
Khi một BA tham gia vào dự án, anh ta cần phải dành thời gian làm việc với nhóm phát triển ứng dụng để có thể hiểu được công nghệ được dùng. Sau đó, BA sẽ làm việc trực tiếp với khách hàng để truyền đạt những điều này. Không ít trường hợp BA không thể trả lời hết các câu hỏi kỹ thuật cho khác hàng vì không thể nắm bắt công nghệ. Tuy nhiên, nếu BA là một người có sự am hiểu sâu rộng về công nghệ như một lập trình viên hay một nhà phát triển phần mềm, mọi thứ sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
7. Khả năng làm việc với tài liệu kỹ thuật
Mặc dù, nhiều người tin rằng các nhà phát triển thường không quá xuất sắc trong việc trình bày các tài liệu kỹ thuật. Tuy nhiên, điều này chưa chắc đã đúng, bởi vì lượng kiến thức mà họ sở hữu là khá lớn và yếu tố duy nhất cần cải thiện chính là khả năng viết, cách trình bày, giao tiếp. Những kỹ năng này nhìn chung đều không mất quá nhiều thời gian để nâng cấp.
Hơn thế nữa, sự am hiểu còn giúp các bạn đọc những tài liệu kỹ thuật và đặt ra các câu hỏi trọng tâm trong các cuộc họp. Nếu phải so sánh với các BA khác, có thể nói, bạn đang sở hữu một lợi thế rất lớn, ngay cả với những BA nhiều năm trong nghề.
Hy vọng rằng những thông tin được BAC chia sẻ trên đây đã mang đến tự tin cho các bạn đang có mong muốn bắt đầu với công việc BA. Hiện nay, các bạn có thể tham gia khóa học Business Analyst tại BAC để bước đầu tiếp cận và trang bị cho mình những kiến thức nền tảng về công việc này.
Nguồn tham khảo:
https://thebusinessanalystjobdescription.com/
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Khoá học Online:
Khoá học Offline:
Tại Tp.HCM:
Tại Hà Nội:
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất.
Ban biên tập nội dung – BAC