Business Intelligence & Analytics thuộc khối STEM là khối ngành được chính phủ Mỹ ưu tiên trao nhiều cơ hội làm việc. Hiện nay ngành phân tích dữ liệu (data) ngày càng trở nên quan trọng đối với các doanh nghiệp và tổ chức trên toàn thế giới, do đó cơ hội nhận được mức lương hấp dẫn hiện đang tăng nhanh cho những người có kỹ năng phân tích dữ liệu.
Cơ hội nhận được mức lương hấp dẫn cho những người có kỹ năng phân tích dữ liệu
Thời gian vừa qua BAC đã nhận được nhiều câu hỏi liên quan về ngành BI. Cụ thể là: Cơ hội làm ngành BI ở Việt Nam như thế nào? Để làm được BI thì cần có tố chất kiến thức và kinh nghiệm ra sao?…
Tất tần tật các thắc mắc trên đều được tổng hợp và giải đáp qua bài viết dưới đây, mời bạn cùng tham khảo nhé!
1. Bạn đã hiểu đúng về BI chưa?
Business Intelligence (BI) còn được gọi là trí tuệ doanh nghiệp. Nó được ví như hồ sơ sức khoẻ của một doanh nghiệp. Cũng giống như con người cần phải theo dõi sức khỏe định kỳ để có thể điều trị bệnh kịp thời.
Business Intelligence (BI) là hồ sơ sức khoẻ của một doanh nghiệp
Hiểu đơn giản hơn, BI còn là một dạng công nghệ, giải pháp giúp doanh nghiệp hiểu biết về quá khứ, từ đó đưa ra được quyết định, hành động và dự đoán tương lai.
2. Mục tiêu mà người làm BI cần đạt được
Các hoạt động kết hợp giữa phân tích kinh doanh, khai thác dữ liệu, trực quan hoá dữ liệu, công cụ dữ liệu và cơ sở hạ tầng và thực tiễn do BI thực hiện sẽ giúp tổ chức doanh nghiệp đưa ra các quyết định – dựa trên data (data-driven decision).
Đưa ra được những quyết định kinh doanh hiệu quả chính là mục tiêu của BI
Dưới sự hỗ trợ từ BI, doanh nghiệp có thể tận dụng từ các dữ liệu phân tích để đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn. Khả năng cạnh tranh trên thị trường có cơ hội cao hơn, giảm thiểu rủi ro trong việc sản xuất và kinh doanh. Chiến lược kinh doanh được xây dựng tốt hơn, từ đó tối ưu được chi phí, gia tăng lợi nhuận.
Mục tiêu của người làm BI là giúp doanh nghiệp đưa ra được những quyết định kinh doanh hiệu quả và nhanh chóng hơn.
3. Trở thành BI dễ hay khó? Người làm BI cần những kiến thức gì?
Để đảm nhận tốt vai trò này, người làm BI cần hiểu biết các kỹ năng, quy trình, công nghệ, và các ứng dụng để có thể ra được quyết định. Và quan trọng nhất là biết cách triển khai được hệ thống BI (Data Warehouse, Data Mining, Business Analystic).
Cần học gì để trở thành BI?
Vậy nhằm giúp các bạn có được kiến thức đầy đủ nhất của một người BI, BAC đã thiết kế, xây dựng và gói gọn vào 03 khóa học sau:
- Phân tích dữ liệu với SQL và Google Data Studio
- Phân tích và trực quan hóa dữ liệu với Tableau
- Phân tích và trực quan hóa dữ liệu với Power BI
1. Khóa học phân tích dữ liệu với SQL và Google Data Studio
Khóa học phân tích dữ liệu với SQL và Google Data Studio giúp học viên có được những kiến thức về ngôn ngữ SQL để dễ dàng trong việc sắp xếp và truy xuất dữ liệu.
Thành thạo ngôn ngữ SQL để phân tích dữ liệu từ database, bạn sẽ biết cách xây dựng các báo cáo và dashboard tự động bằng Google Data Studio.
Học phân tích dữ liệu với SQL và Google Data Studio bạn sẽ tự tin xử lý các nguồn dữ liệu khác nhau
Thiết kế dashboard rõ ràng và súc tích, nhưng vẫn hấp dẫn trực quan. Tiết kiệm thời gian cho báo cáo mà vẫn đảm bảo tính chính xác, đầy đủ.Tự tin xử lý các nguồn dữ liệu khác nhau với SQL và Data Studio. Các bạn có thể đăng ký khoá học tại đây.
2. Khóa học phân tích và trực quan hóa dữ liệu với Tableau
Khóa học này giúp học viên nắm rõ các nền tảng về BI để vận dụng vào phân tích, giải quyết vấn đề trong công việc thực tiễn. Biết cách sử dụng các công cụ quản lý dữ liệu, các chức năng phân tích dữ liệu. Nắm được xu hướng ứng dụng BI trong doanh nghiệp và cách tiếp cận dữ liệu đã qua phân tích.
Chương trình học được thiết kế với kiến thức tổng quan về BI và đi sâu vào xây dựng, phân tích dữ liệu. Tìm hiểu các chức năng phân tích dữ liệu và tăng cường khả năng mô phỏng dữ liệu (Visualize data), từ đó bạn sẽ hiểu và có thể ứng dụng Visualize data vào công việc thực tế.
Nắm được xu hướng ứng dụng BI với khoá phân tích và trực quan hóa dữ liệu với Tableau
Phân tích và trực quan hóa dữ liệu với Tableau là khoá học đi sâu vào chuyên đề đào tạo, thực hành kỹ năng sử dụng công cụ phân tích Tableau hiện đại. Từ đó giúp giải quyết vấn đề và phân tích nhanh chóng, chuẩn bị nền tảng cho nhân viên sau khi nâng cấp hệ thống BI. Nhân viên có thể vận hành kỹ năng phân tích được các nguyên nhân cốt lõi của các vấn đề. Đăng ký khoá học tại đây.
3. Khóa học phân tích và trực quan hóa dữ liệu với Power BI
Power BI là một giải pháp phân tích dữ liệu từ Microsoft nhằm cho phép hiển thị dữ liệu và chia sẻ thông tin dễ dàng. Nói đơn giản đây là công cụ làm cho việc đọc hiểu các số liệu trở nên nhanh chóng, hiệu quả và trực quan hơn.
Với sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp hiện nay, nhu cầu tổng hợp xử lý số liệu cần hơn bao giờ hết. So với công cụ Excel giúp hoạt động của doanh nghiệp thuận tiện gấp mười, thì Power BI sẽ thúc đẩy hoạt động được thuận thiện hơn gấp trăm lần.
Power BI thúc đẩy hoạt động doanh nghiệp thuận thiện hơn gấp trăm lần
Sử dụng Power BI, dữ liệu của bạn sẽ được “biến tấu” trở nên sống động và không còn đơn điệu và “khô khan” nữa. Có thể nói đây là một trong những công cụ vô cùng cần thiết đối với BI. Sử dụng Power BI, quá trình phân tích và làm báo cáo sẽ được tăng tốc và liền mạch hơn.
Sau khóa học phân tích và trực quan hóa dữ liệu với Power BI bạn sẽ biết cách sử dụng công nghệ để phân tích dữ liệu kinh doanh cho Business Insights và thiết các story-driven reports. Để đăng ký khoá học, bạn truy cập tại đây.
4. Cơ hội làm ngành BI ở Việt Nam như thế nào?
Cơ hội làm ngành BI ở Việt Nam như thế nào?
Khi hoàn thành lộ trình trở thành BI với 03 khóa học (phân tích dữ liệu với SQL và Google Data Studio, phân tích và trực quan hóa dữ liệu với Tableau, phân tích và trực quan hóa dữ liệu với Power BI), bạn có thể trở thành các “ chuyên gia phân tích nghiệp vụ” trong nhiều lĩnh vực như phân tích hệ thống như:
- Sử dụng phân tích và thiết kế kỹ thuật – Giải quyết các vấn đề kinh doanh áp dụng công nghệ thông tin; quản trị cơ sở dữ liệu, chiến lược Web
- Sử dụng các dữ liệu – Xác định xu hướng và tạo mô hình để dự đoán những gì có thể xảy ra trong tương lai.
- Phân tích quản lý – Đưa ra các chiến lược giảm chi phí và tăng doanh thu cho các tổ chức, v.v…
Bên cạnh đó bạn sẽ phát triển được bản thân của mình tốt hơn với cơ hội ứng tuyển vào các ngành nằm trong top 12 nghề nghiệp thú vị trong Big Data như sau:
- Business Analytics Specialist
- Data Visualization Developer
- Business Intelligence (BI) Engineer
- BI Specialist
Top 12 nghề nghiệp thú vị để khám phá trong Big Data (Nguồn: rtinsights.com)
Hy vọng bài viết từ BAC sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về ngành Business Intelligence, có kiến thức về lộ trình trở thành BI, cũng như hiểu được cơ hội thăng tiến cao từ ngành nghề này.
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Khoá học Online:
Khoá học Offline:
Tại Tp.HCM:
Tại Hà Nội:
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất.
Ban biên tập nội dung – BAC