Kỹ năng giúp bạn xây dựng hợp đồng thương mại đúng tiêu chuẩn

 
Quy trình soạn thảo, ký kết hợp đồng đúng tiêu chuẩn một cách chi tiết và chặt chẽ là vấn đề được các công ty ở những nước phát triển đề cao. Hãy cùng tham khảo các kỹ năng cần thiết để xây dựng hợp đồng thương mại đúng tiêu chuẩn.
 
Soạn thảo hợp đồng thương mại, thường gặp phải những khó khăn nào?
 
Trong quá trình soạn thảo hợp đồng thương mại, cần lưu ý một số điểm sau:

1. Soạn thảo dự án hợp đồng trước khi đàm phán

Trong cuốn pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu tư do Thạc Sĩ Nguyễn Thị Dung chủ biên có đề cập hãy dựa vào các mẫu hợp đồng là những gợi ý cho việc soạn dự thảo hợp đồng.
 
Rủi ro kinh doanh là vấn đề cần lưu ý khi soạn thảo hợp đồng
 
Đặc biệt cần lưu ý kỹ càng và xác định các rủi ro kinh doanh có thể hiện diện trong doanh nghiệp và loại bỏ giảm thiểu các rủi ro ấy bằng việc sử dụng các điều khoản hợp đồng.
 

2. Lưu ý các thông tin xác định tư cách chủ thể của các bên

Xác định được quyền hợp pháp đó và tư cách chủ thể của các bên. Cần lưu ý các thông tin của tổ chức, doanh nghiệp (tên, trụ sở, giấy phép thành lập và người đại diện). Nội dung ghi chính xác.
 
Lưu ý các thông tin xác định tư cách chủ thể của các bên
 
Đối với thông tin cá nhân nên lưu ý: Tên, số chứng minh thư và địa chỉ thường trú. Trước khi đưa ra ký kết cần lưu ý chính xác theo chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu hoặc hộ khẩu.
Ngoài ra bạn cần quan tâm đến một số nội dung trong hợp đồng như:
 

2.1 Tên gọi của hợp đồng

Thông thường tên gọi của hợp đồng sẽ được đặt theo: TÊN HỢP ĐỒNG + TÊN HÀNG HOÁ.
 
Đặt tên gọi của hợp đồng đúng chuẩn
 
Ví dụ: Bạn muốn lập hợp đồng buôn bán vật liệu xây dựng cụ thể như xi măng. Ta sẽ có “ Hợp đồng mua bán xi măng”.
 
Hiện tại thói quen sử dụng theo tên chung chung của các doanh nghiệp vẫn còn. Điển hình như sử dụng tên gọi “Hợp đồng kinh tế” theo pháp lệnh hợp đồng kinh tế (1989).
 
Tuy nhiên đến hiện tại việc đặt tên này không còn hiệu lực phù hợp. Kết hợp bộ luật dân sự năm 2005 – Chương 18 và luật thương mại năm 2005 là cách tốt nhất giúp bạn đặt tên hợp đồng trong thương mại phù hợp.
 
Kết hợp bộ luật dân sự năm 2005 và luật thương mại năm 2005 để đặt tên hợp đồng
 

2.2 Các căn cứ để ký kết hợp đồng

Các căn cứ thường được đôi bên đưa ra để thương lượng, ký kết và thực hiện hợp đồng thường là: Văn bản pháp luật điều chỉnh, văn bản uỷ quyền, nhu cầu và khả năng của các bên,…
 
Một số trường hợp khi các bên chọn lựa một văn bản pháp luật cụ thể để làm căn cứ ký kết hợp đồng thì được xem là sự lựa chọn luật điều chỉnh.
 
Đôi bên thường thương lượng dựa vào các căn cứ để ký kết hợp đồng
 
Ví dụ: Nếu một doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng mua bán hàng hoá với doanh nghiệp nước ngoài kèm theo thoả thuận sau: 
“Căn cứ vào Bộ luật dân sự 2005 và Luật thương mại 2005 của Việt Nam để ký kết, thực hiện hợp đồng….”
 
Hai luật này sẽ là luật điều chỉnh đối với các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng và giải quyết tranh chấp (nếu có). Cần phải hết sức lưu ý khi đưa các văn bản pháp luật vào phần căn cứ của hợp đồng. Chỉ nên sử dụng khi biết văn bản đó có điều chỉnh quan hệ trong hợp đồng và còn hiệu lực.
 
Lưu ý khi đưa các văn bản pháp luật vào phần căn cứ của hợp đồng
 

2.3 Thời điểm hiệu lực hợp đồng

Hợp đồng bằng văn bản có hiệu lực từ thời điểm bên sau cùng ký vào hợp đồng. Ngoài ra còn một số hợp đồng chỉ có hiệu lực khi được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.
 
Ví dụ: Hợp đồng mua bán nhà, hợp đồng chuyển nhượng dự án bất động sản, hợp đồng chuyển giao công nghệ…
 
Văn bản hợp đồng có hiệu lực khi cả hai bên đã cùng ký tên trong hợp đồng
 
Cần hết sức lưu ý vì hợp đồng chỉ phát sinh trách nhiệm pháp lý và ràng buộc các bên thực hiện nghĩa vụ khi nó có hiệu lực. Riêng đối với hợp đồng thương mại, vấn đề người đại diện ký kết (người ký tên vào bản hợp đồng) là vấn đề cần lưu ý.
 
Thông thường đối với doanh nghiệp, người đại điện được xác định rõ trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư. Người có thẩm quyền ủy quyền mới được ký tên vào hợp đồng thương mại.
 
Có chữ ký của người có thẩm quyền ủy quyền, hợp đồng mới có giá trị
 
Chữ ký của người đại diện phải có đóng dấu (pháp nhân) của tổ chức, doanh nghiệp đó. Ngoài ra nếu nghiên cứu sâu rộng về kỹ năng xây dựng hợp đồng đúng tiêu chuẩn cần rất nhiều vấn đề bạn phải quan tâm như:
  1. Lập bản đồ song vũ
  2. Logic trong hợp đồng
  3. Xác định điều khoản pháp lý và điều khoản thương mại
  4. Xây dựng tính đối xứng điều khoản CÓ/KHÔNG
  5. Lập bản đồ câu hỏi về giao dịch
 
Khóa học “Huấn luyện để làm việc trong môi trường nghề luật” sẽ giúp bạn rõ ràng hơn về những vấn đề này.
 
Để đăng ký và tìm hiểu về khóa học bạn có thể truy cập tại đây
 
Để tìm hiểu và được tư vấn thêm về thông tin các khóa học, hãy gọi về Hotline: 0909 310 768. Đội ngũ tư vấn viên sẽ hỗ trợ bạn nhanh chóng nhất! 
 
Tham khảo chương trình đào tạo: 

Các bài viết liên quan Power BI: 

Các bài viết liên quan: 

  • TABLEAU – Giải pháp BUSINESS INTELLIGENCE (BI) – click vào đây
  • Hướng dẫn cài đặt và Sử dụng TABLEAU – click vào đây
  • Tính năng mới trên tableau – verion 2019.1 – click vào đây

BAC – Biên soạn và tổng hợp nội dung

 

Previous Post
Next Post