7 sai lầm cần tránh để trở thành một Business Analyst

Khi đã quyết định trở thành một Business Analyst trong tương lai, bạn có thể đã xem xét những gì mình cần đánh đổi. Tuy nhiên, một trong những điều quan trọng khác cần nghiêm túc quan tâm khi đi đến quyết định lựa chọn công việc chính là tránh những sai lầm từ kinh nghiệm của người đi trước. Trong bài viết này, BAC xin liệt kê 7 sai lầm cần tránh để trở thành một Business Analyst.

Tham khảo: Business Analyst là gì? Những lầm tưởng thường gặp về nghề BA

Có những sai lầm cần tránh nếu bạn muốn trở thành Business Analyst

1. Đánh giá thấp kinh nghiệm có liên quan của bản thân

Đây là vấn đề thường gặp với các bạn quyết định thay đổi công việc. Khi chuyển đổi giữa một công việc mà bạn đã gắn bó nhiều năm, kinh nghiệm trong lĩnh vực của bạn chính là một lợi thế rất lớn. Tuy nhiên, nhiều người không nhận ra điều này hoặc đánh giá thấp bản thân.

Bạn đã bao giờ điều hành một cuộc họp, đặt ra một câu hỏi hoặc làm rõ một nhiệm vụ chưa? Kinh nghiệm chuyên môn của bạn chính là một mỏ vàng, chính sự hiểu biết trong lĩnh vực riêng sẽ giúp bạn đặt các câu hỏi thông minh, làm rõ các vấn đề còn mơ hồ. Đừng nghĩ rằng khi trở thành một Business Analyst, bạn phải thay đổi lĩnh vực của mình.

2. Dành quá nhiều thời gian đọc sách BABOK

BABOK không phải lựa chọn khôn ngoan cho BA mới

Rất nhiều Business Analyst mới chọn quyển Business Analysis Body of Knowledge (BABOK) và nhanh chóng cảm thấy thất vọng vì nó không dạy cho họ những gì mà họ muốn biết về nghề này. BABOK là một quyển sách có thể khiến bạn tốn nhiều thời gian đặc biệt với các BA mới và ngay cả những BA đã có nhiều năm kinh nghiệm. Chính vì vậy, thay vì dành toàn bộ thời gian để nghiên cứu quyển sách này tham gia vào các dự án thực tế, các khóa học khi bạn là người mới.

3. Làm việc một cách cá nhân

Cộng đồng BA là một trong những cộng đồng sôi nổi và có tính hợp tác cao. Bạn có thể đặt câu hỏi để tìm kiếm sự trợ giúp, tham gia một khóa đào tạo hoặc một nhóm Linkedln để bắt đầu trao đổi, chia sẻ kiến thức thông qua các cuộc thảo luận. Có rất nhiều BA sẵn sàng dành thời gian và lời khuyên của họ để giúp bạn tìm ra còn đường tốt nhất. Nếu bạn vẫn còn tự mình học và tìm kiếm tài liệu trên mạng một cách cá nhân, đó thực sự là một sai lầm lớn.

4. IIBA chỉ dành cho các Business Analyst đã được thành lập

IIBA (Internation Institute of Business Analysis) dành cho chuyên gia ở tất cả các cấp độ nghề nghiệp, bao gồm cả bạn. Khi bạn xem xét công việc của một BA, bạn có thể sẽ gặp nhiều “đồng nghiệp” tại các cuộc gặp nơi bạn sinh sống. Thông thường các buổi gặp gỡ này có thể mất thêm chi phí cho những người không phải là thành viên. Nhưng đây chính là cơ hội để bạn tiếp cận với những người đã và đang hoạt động trong lĩnh vực này và có thể cho bạn những lời khuyên hữu ích.

Ngay khi bạn quyết định theo đuổi sự nghiệp của một Business Analyst, hãy dành ra các khoản đầu tư cho những tài nguyên quan trọng. Đó có thể là một khóa học phù hợp với trình độ BA của bạn hoặc các tài nguyên hội thảo và thư viện có giá trị. Hiện nay, BAC đã chính thức trở thành đối tác đầu tiên IIBA tại Việt Nam, với tên gọi IIBA Chapter Vietnam. Các bạn cũng có thể theo dõi các thông tin của cộng đồng BA qua đây.

5. Không thay đổi sơ yếu lý lịch của bạn

Sơ yếu lý lịch của một BA nên rõ ràng và sáng tạo

Sơ yếu lý lịch ở thời điểm hiện tại của bạn có thể giúp bạn tìm được công việc mà bạn đang làm. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nó cũng hiệu quả với một lựa chọn công việc khác. Nếu bạn đã bắt đầu gửi sơ yếu lý lịch đến các nhà tuyển dụng nhưng không nhận được phản hồi, đó có thể là vấn đề chuyên môn hoặc kinh nghiệm.

Tuy nhiên, vấn đề cũng có thể nằm ở sơ yếu lý lịch của bạn. Chính vì vậy, nếu bạn muốn tìm hiểu xem trình độ của bạn có phù hợp với công việc BA hay không hãy chủ động thay đổi một sơ yếu lý lịch mới.

Tham khảo kỹ năng viết CV ở bài viết này

6. Đưa ra quyết định chậm trễ

Thay đổi nghề nghiệp có thể được xem là một trong những khoản đầu tư đáng kể về mặt thời gian và cả năng lượng. Tuy nhiên, một điều tích cực là nếu bạn dành đủ sự kiên trì và tập trung, quá trình chuyển đổi này có thể xảy ra nhanh hơn. Đặc biệt, đối với việc trở thành một Business Analyst trong tương lai, bạn cần đưa ra quyết định nhanh chóng.

Đây là một trong những ngành nghề yêu cầu nhiều kỹ năng, kinh nghiệm và cả kiến thức chuyên môn trên nhiều lĩnh vực. Đắn đo và do dự sẽ khiến các cơ hội của bạn trôi qua, chấp nhận thử thách và tham gia vào các hoạt động thực tế ngay bây giờ chính lời khuyên dành cho bạn.

7. Phân tích quá nhiều

Phân tích quá nhiều có thế khiến bạn bỏ lỡ cơ hội

Mặt khác, nếu bạn mong muốn trở thành một Business Analyst giỏi, bạn có thể muốn phân tích mọi thứ. Nhưng phân tích và tư duy phản biện cần được đặt đúng chỗ, nếu không bạn có thể bị mắc kẹt trong những phân tích của bản thân. Khi cần phải đưa ra quyết định, bạn phải vượt ra khỏi những phân tích và đi đến kết luận, đặc biệt là với một quyết định quan trọng như việc thay đổi nghề nghiệp.

Business Analyst có thể vẫn là một khái niệm mới đối với nhiều bạn. Tuy nhiên, đây lại là một trong những vị trí được tuyển dụng với mức thu nhập hấp dẫn và có tốc độ tăng trưởng khá nhanh tại Việt Nam. Nếu bạn thực sự quan tâm lĩnh vực này, hãy liên hệ ngay cho BAC theo số Hotline: 0909 310 768 để được tư vấn lộ trình học phù hợp với mục tiêu, trình độ, nhu cầu hoặc tham khảo khóa học dành cho người mới.

Nguồn tham khảo:

www.bridging-the-gap.com

Chứng chỉ BA Quốc tế CCBA và CBAP của IIBA

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.

 
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

 

 

Previous Post
Next Post