[Phần 3] Khái niệm cơ bản cho những nhà thiết kế trong Power BI service

Tiếp tục với các khái niệm danh cho những nhà thiết kế trong Power BI service. Bạn đọc quan tâm có thể xem lại 2 phần trước bên dưới. Trong nội dung lần này, BAC sẽ đi vào phân tích giao diện một dashboard trong my workspace.

Tham khảo: 

Một Dashboard trong My Workspace

Khu vực làm việc được bao phủ bởi các khối xây dựng. Hãy mang chúng lại với nhau, kết hợp và xem xét các phần tạo nên trải nghiệm bảng điều khiển trong dịch vụ Power BI.

Các thành phần trong giao diện được đánh số để chú thích

1. Navigation pane

Sử dụng thanh nav pane để định vị và di chuyển giữa các workspaces của bạn và các khối xây dựng Power BI: dashboards, reports, workbooks và datasets.

Thanh điều hướng để quản trị các phần trong Power BI

Chọn Get Data để thêm datasets, reports và dashboards vào Power BI.

  • Mở và quản lý nội dung yêu thích của bạn bằng cách chọn Favorites.
  • Xem và mở các nội dung được mở gần đây bằng cách chọn Recent
  • Xem, mở hoặc xóa một ứng dụng bằng cách chọn Apps.
  • Nếu có một đồng nghiệp chia sẻ nội dung với bạn, chọn Shared with me để tìm kiếm và sắp xếp nội dung để tìm thứ bạn cần.
  • Hiển thị và mở workspace của bạn bằng cách chọn Workspaces.

Nhấn một lần vào các yếu tố này:

  • Một biểu tượng hoặc heading để mở trong chế độ xem nội dung.
  • Một mũi tên bên phải (>) để mở Menu cho Favorites, Recent và Workspaces
  • Một biểu tượng chevron để hiển thị My Workplace có thể cuộn danh sách dashboards, reports, workbooks và datasets.
2. Canvas

Bởi vì chúng ta mở một dashboard, khu vực canvas hiển thị các ô trực quan. Ví dụ, chúng ta phải mở trình chỉnh sửa báo cáo, khu vực canvas sẽ hiển thị một trang report.Dashboards bao gồm các ô, các ô thì được tạo trong Editing view, Q&A, các dashboards khác và có thể được ghim từ Excel, SSRS và hơn thế nữa. Một loại ô đặc biệt gọi là widget được thêm trực tiếp vào dashboard. Các ô xuất hiện trên một dashboard được đặc riêng bởi người tạo hoặc chủ sở hữu báo cáo.

Khu vực làm việc chứa các biểu đồ trực quan dữ liệu

3. Q&A question box

Một cách để khám phá dữ liệu là đặt một câu hỏi và để Power BI Q&A cho bạn một câu trả lời dưới dạng trực quan hóa. Q&A có thể được dùng để thêm nội dung vào một dashboard hoặc report.

Q&A tìm kiếm một câu trả lời trong các datasets được kết nối đến dashboard. Một dataset được kết nối là một tập hợp có ít nhất một ô được ghim vào dashboard đó.

Sử dụng câu hỏi để được hướng dẫn sử dụng

Ngay khi bạn bắt đầu nhập câu hỏi, Q&A chuyển bạn đến trang Q&A. Khi bạn nhập, Q&A giúp bạn đặt đúng câu hỏi và tìm thấy câu trả tốt nhất, tự động điền, đề xuất…. Khi bạn có một hình ảnh, bạn thích, ghim nó vào dashboard của bạn.

4. Các biểu tượng trên thanh header

Các biểu tượng trong góc trên bên phải là nguồn tài nguyên của bạn cho settings, notifications, downloads, help, bật hoặc tắt chế độ New look và cung cấp phản hồi cho đội ngũ Power BI.

Các tính năng ẩn nằm góc trên bên phải giao diện

5. Dashboard title (navigation path hoặc breadcrumbs)

Không phải lúc nào cũng dễ dàng tìm ra workspace và dashboard nào đang hoạt động. Vì vậy, Power BI tạo đường dẫn điều hướng cho bạn. Trong ví dụ này, chúng ta sẽ xem xét workspace (My workspace) và dashboard title (Retail Analysis Sample).  Nếu chúng ta mở một báo cáo, tên của báo cáo sẽ được thêm vào cuối đường dẫn điều hướng. Mỗi phần một đường dẫn là một siêu liên kết hoạt động.

Power BI tự động thêm tên báo cáo vào cuối đường dẫn

Lưu ý rằng biểu tượng chữ “C” sau biểu tượng dashboard, dashboard này có thể phân loại dữ liệu là “confidential” (bí mật). Thẻ xác định độ nhạy và mức độ bảo mật của dữ liệu, nếu quản trị viên của bạn đã bật phân loại dữ liệu, mọi bảng điều khiển sẽ có một bộ thẻ mặc định. Chủ sở hữu bảng điều khiển nên thay đổi thẻ để phù hợp với mức bảo mật thích hợp của dashboard của họ.

6. Microsoft 365 app launcher

Với trình khởi chạy ứng dụng, tất cả các ứng dụng Microsoft 365 của bạn sẽ có sẵn chỉ bằng một cú nhấp. Từ đây, bạn có thể nhanh chóng kết nối đến email, documents, calendar và hơn thế nữa.

Kết nối trực tiếp tất cả ứng dụng Microsoft 365 chỉ với 1 cú nhấp chuột

7. Power BI home

Chọn Power BI để quay trở lại trang chủ Power BI của bạn.

Trở về trang chủ bằng biểu tượng ở góc trên bên trái

8. Biểu tượng được gắn nhãn trong thanh menu màu xám

Khu vực này của màn hình chứa các tùy chọn bổ sung để tương tác với nội dung (trong trường hợp này là với dashboard). Bên cạnh các biểu tượng được gắn nhãn bạn có thể thấy, chọn More option (…) tiết lộ các tùy chọn để sao chép, in, làm mới dashboard và hơn thế nữa.

Danh sách tính năng tùy chọn bổ sung

Như vậy là BAC đã giới thiệu toàn bộ những khái niệm cơ bản trong Power BI service cho bạn. Các bài viết tiếp theo sẽ liên tục được cập nhật tại website bacs.vn để phục vục bạn đọc. Nếu quan tâm lĩnh vực phân tích dữ liệu nói chung và Power BI nói riêng có thể liên hệ trực tiếp Hotline: 0909 310 768 để được tư vấn khóa học phù hợp nhu cầu, công việc, trình độ. Hoặc tham khảo danh sách các khóa học của BAC tại đây

Tham khảo thêm các phần khác: 

Nguồn: docs.microsoft.com

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.

Tham khảo chương trình đào tạo: 

Các bài viết liên quan Power BI: 

Các bài viết liên quan: 

  • TABLEAU – Giải pháp BUSINESS INTELLIGENCE (BI) – click vào đây
  • Hướng dẫn cài đặt và Sử dụng TABLEAU – click vào đây
  • Tính năng mới trên tableau – verion 2019.1 – click vào đây

BAC – Biên soạn và tổng hợp nội dung

 

Previous Post
Next Post