Business Analyst và System Analyst nhìn chung có nhiều điểm tương đồng trong tên gọi nhưng công việc chính của họ lại rất khác nhau. Bài này sẽ giúp bạn hiểu những trách nhiệm của mỗi chuyên ngành. Khi đọc xong bạn sẽ hiểu rõ được vai trò nào phù hợp với khả năng chuyên ngành của bạn. Trước tiên cần tìm hiểu vai trò của từng chuyên ngành.
1. Vai trò của Business Analyst
Business Analyst nhận báo cáo hoặc dữ liệu từ nhóm IT và chuyển đổi nó thành thông tin có ý nghĩa cần thiết để phát triển kế hoạch dự án hoặc chương trình. Hơn nữa, một BA có thể thực hiện các nghiên cứu cần thiết để hỗ trợ tốt cho các bộ phận khác. Một BA phải luôn sáng tạo và linh hoạt hơn để quản lý rất nhiều thứ cùng lúc.
Họ có thể nhìn vào các chương trình, tiện ích hoặc code và xác định cần có những thay đổi nào. Họ có thể kết hợp dữ liệu mới vào chương trình hiện có để đem lại lợi ích cho công ty. System Analyst thu thập dữ liệu và biến nó thành trạng thái có ý nghĩa cho dự án hoặc chương trình mới. Họ phân tích vấn đề tồn tại ở đâu trong code sau đó viết lại code để giải quyết vấn đề.
2. Vai trò của System Analyst
Vai trò của Business Analyst sẽ hơi phức tạp một chút. Họ sẽ phải hiểu những yêu cầu của cả bộ phận IT và cả yêu cầu của các bên liên quan. Họ còn là cầu nối giữa nhóm IT và quản lý. Họ có thể xem xét các khía cạnh của công ty và tìm ra nguyên nhân cơ bản cho các lỗi hệ thống .
3. Business Analyst vs. System Analyst
Họ là người đưa các team lại cùng nhau để tập trung cho kết quả của dự án. Họ là những người rất giỏi trong việc tổ chức các buổi thảo luận nhằm trình bày thông tin theo cách dễ hiểu nhất. Họ là động lực phía sau một kế hoạch dự án. Cả 2 đều rất cần thiết cho mỗi công ty. System Analyst sẽ cần một Business Analyst để biết những gì cần cho việc chạy code hiệu quả, cùng với đó Business Analyst cần System Analyst để làm cho code làm việc hiệu quả. Khi làm việc cùng nhau, 2 vị trí này sẽ mang lại những giải pháp tuyệt vời cho công ty của họ. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sự khác nhau trong chi tiết ở phần dưới đây.
System Analyst
4. System Analyst làm những công việc gì?
Họ sử dụng hệ thống IT để đạt được mục tiêu kinh doanh chiến lược. Họ có thể thiết kế hoặc phát triển hệ thống mơi bằng cách hình thành những phần cứng và phần mềm mới hoặc sử dụng hệ thống sẵn có theo 1 cách khác để đạt được mục tiêu và kết quả mong muốn. Nhóm công việc của một System Analyst bao gồm:
- Tham khảo ý kiến của quản lý hoặc người dùng để xác định nhu cầu của hệ thống
- Thiết kế một hệ thống để đạt được những mục tiêu kinh doanh phức tạp
- Chỉ định đầu vào và định dạng đầu ra để đáp ứng được nhu cầu của người dùng
- Sử dụng các kỹ thuật như lấy mẫu, mô hình hóa, phân tích cấu trúc, cùng với các nguyên tắc kế toán để đảm bảo hiệu quả về mặt chi phí và khả thi về mặt tài chính
- Phát triển thông số kỹ thuật, flowchart hoặc sơ đồ để các lập trình viên theo dõi
- Giám sát việc thực hiện, phối hợp kiểm tra và quan sát những bước đầu của hệ thống để xác nhận hiệu suất
5. Các yêu cầu đào tạo đối với System Analyst
Có ít nhất 1 bằng cử nhân khi ứng tuyển vị trí System Analyst. Sẽ rất phù hợp nếu bạn tốt nghiệp ngành công nghệ máy tính, IT, hoặc các lĩnh vực tương tự. Một số nhà tuyển dụng thích nền tảng kết hợp với các kỹ năng máy tính. Một số người khác thì tìm kiếm các kinh nghiệm liên quan đến các ngành như tài chính, viễn thông, y tế hoặc bất kỳ kỹ năng kỹ thuật nào khác.
Trong thực tế, vai trò của System Analyst yêu cầu nhiều hơn những kiến thức về kỹ thuật, trong khi một Business Analyst cần hiểu được sự phức tạp của kinh doanh bằng cách sử dụng các công nghệ mới nhất để giải quyết chúng. Bạn có thể học các khía cạnh cơ bản của System Analyst nếu có tài liệu hữu ích và thời gian để rèn luyện các kỹ năng.
6. Một Business Analyst làm những việc gì?
Một Business Analyst cũng cần có kiến thức kỹ thuật nhưng không chuyên sâu. Họ tập trung hơn trong việc xác định các cơ hội để cải thiện toàn bộ quy trình kinh doanh và loại bỏ các vấn đề ảnh hưởng đến năng suất, phân phối và kết quả. Vì vậy, biết cách sử dụng các công nghệ để giải quyết vấn đề kinh doanh là rất quan trọng đối với sự thành công của một tổ chức.
Business Analyst
BA được yêu cầu mức độ cao về các kỹ năng chuyên môn để cải thiện các vấn đề kinh doanh thông qua một loạt các nhiệm vụ công việc. Một số trách nhiệm chính của BA như dưới đây:
- Phân tích các quy trình kinh doanh trong tổ chức để chỉ ra sự thiếu hiệu quả
- Đưa ra các giải pháp hoặc đề xuất thông qua công nghệ mới để thực hiện các mục tiêu kinh doanh và đạt được kết quả mong muốn
- Sử dụng các công cụ hoặc kỹ thuật hiện có theo những cách sáng tạo hơn để cải thiện hiệu quả của quy trình kinh doanh
- Hoạt động như một liên lạc giữa IT, quản lý, các bên liên quan, người dùng hoặc nhóm IT…
- Phân tích hoặc truyền đạt nhu cầu của các bên liên quan bằng cách chuyển đổi hiệu qủa các yêu cầu kinh doanh thành chương trình phần mềm
- Đánh giá dữ liệu hoặc thông tin cần thiết
- Sử dụng các mô hình, bản thử hoặc mô hình dữ liệu để cải thiện luồng thông tin thông qua một tổ chức để đạt đến thành công
Tham khảo chi tiết hơn về hình ảnh của một BA toàn diện:7. Nền tảng đào tạo cần thiết đối với Business Analyst
Để trở thành một BA thành công, các kỹ năng kỹ thuật và sự nhạy bén trong kinh doanh cần được kết hợp với sự tự tin trong kỹ năng và được đào tạo phù hợp. Nhiều chuyên gia cố gắng để có được bằng cấp đặc biệt về tài chính, quản trị kinh doanh, HRM,… để xử lý các dự án hiệu quả hơn. Trải qua đào tạo, các chứng chỉ thường được đánh giá cao hơn và những người được chứng nhận được tuyển dụng nhanh chóng và đánh giá cao hơn những ứng viên khác.
Business Analyst Qualification
8. Các kỹ năng phổ biến đối với Business Analyst và System Analyst
Có rất nhiều điểm khác biệt giữa 2 vị trí này, nhưng bên cạnh đó cũng có những kỹ năng cần thiết tương đồng của cả 2:
- Kỹ năng giải quyết vấn đề và khả năng phân tích
- Giao tiếp hiệu quả và kỹ năng cá nhân
- Khả năng tập trung chú ý từng chi tiết nhỏ
Những kỹ năng này rất phổ biến cho cả 2 vị trí. Một Business Analyst nên có một nền tảng kinh doanh rộng lớn và mài giũa kỹ năng thiết yếu trong khi System Analyst cần nhiều hơn về kỹ năng công nghệ.
9. Cấu trúc lương đối với vai trò Business Analyst và System Analyst
Theo BLS (Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ), thị trường việc làm sẽ rộng mở đối với cả 2 vị trí này. Đây đều là những lựa chọn nghề nghiệp tốt với mức lương hấp dẫn trong những năm tới. Mức lương trung bình của một System Analyst được ghi nhận là $87,220 trong khi mức lương trung bình của một Business Analyst được tính khoảng $81,333
Khi tìm công việc trên các trang thông tin điện tử, bạn nên chú ý kỹ vào phần yêu cầu vì đôi khi vai trò của Business Analyst có thể bao gồm cả System Analyst hoặc ngược lại.
10. Các bước để được tuyển dụng vào vị trí Business Analyst hoặc System Analyst
Khi tìm kiếm công việc trong các lĩnh vực này, bạn nên xác định vị trí của bản thân trong quy trình và quyết định những bước giúp bạn được tuyển dụng.
- Định vị bản thân
Đầu tiên, hãy tìm hiểu xem bạn có đủ điều kiện để trở thành Business Analyst hoặc System Analyst hay không. Nếu hồ sơ của bạn không có các kỹ năng hoặc được đào tạo cần thiết, thì hãy tiếp thu các kỹ năng trước khi đi xin việc trực tiếp. Nếu có kinh nghiệm cụ thể, anh ghi đầy đủ vào hồ sơ để nắm bắt cơ hội cạnh tranh cùng các ứng viên khác
- Làm nổi bật các kỹ năng liên quan
Thiết kế hồ sơ sao cho các kỹ năng liên quan sẽ được nhìn thấy đầu tiên. Nếu hồ sơ không làm nổi bật các kỹ năng liên quan và nền tảng đào tạo thì bạn sẽ trượt từ vòng đầu tiên.
- Ứng tuyển
Với những kỹ năng liên quan và nền tảng đào tạo, lúc này bạn sẽ ứng tuyển. Hãy ứng tuyển cho nhiều nơi trong cùng lần, tỷ lệ được tuyển hoặc gọi đi phỏng vấn sẽ cao hơn
- Thể hiện sự tự tin
Khi đã nhận được cuộc gọi phỏng vấn, đây sẽ là lúc bạn cần phải thể hiện sự tự tin của bản thân hoặc diễn tả bản thân một cách tốt nhất. Bạn sẽ được hỏi rất nhiều câu hỏi, không cần phải bối rối, hãy chuẩn bị cho những câu hỏi đó để tăng tỷ lệ được tuyển dụng.
- Đưa ra quyết định sáng suốt về lời đề nghị
Khi đã qua được vòng phỏng vấn, bạn sẽ nhận được thư đề nghị, bạn cần đưa ra quyết định sáng suốt đối với đề nghị. Bạn nên cân nhắc xem công việc đó có phù hợp về về lương, địa điểm làm việc, thời gian hay không,… Hãy suy nghĩ kỹ càng và đưa ra quyết định bằng cách phân tích các khía cạnh trước khi đồng ý.
Chúng ta đã nhìn thấy được sự khác nhau giữa Business Analyst và System Analyst qua bài viết này. Các Business Analyst cần các kỹ năng liên quan đến suy luận, phân tích, giao tiếp, kiểm tra hoặc xác định yêu cầu. Họ nên có khả năng xác định các cơ hội để giải quyết các vấn đề kinh doanh và cải thiện quy trình. Trong khi đó, System Analyst là các chuyên gia chức năng trong việc thay đổi và cải tiến, giúp các tổ chức đạt được mục tiêu chiến lược thông qua việc cải tiến liên tục các công nghệ.
Nguồn tham khảo:
Tham khảo các bài viết liên quan:
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Khoá học Online:
Khoá học Offline:
Tại Tp.HCM:
Tại Hà Nội:
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất.
Biên tập nội dung bởi BAC