Sự khác nhau giữa Data Analyst và Business Analyst

Đầu tiên là Sự khác nhau giữa Data Analyst và Business Analyst. Có một vấn đề luôn được đặt ra đối với những người mới bước vào lĩnh vực phân tích nghiệp vụ, đó là sự khác nhau giữa Data Analyst và Business Analyst. Như cái tên của họ đã đề cập, Business Analyst làm nhiệm vụ phân tích dưới góc nhìn kinh doanh, còn Data Analyst có nhiệm vụ chủ yếu liên quan đến dữ liệu. Một số khác biệt như bảng dưới đây:

 
Cả 2 vai trò đều đưa bạn đến xử lý dữ liệu cả 2 sẽ thu hút bạn bởi việc giải quyết các vấn đề. Cả 2 vị trí đều được kết nối kiến thức rộng lớn về Khoa học dữ liệu. Tuy nhiên, vai trò và trách nhiệm của Business Analyst và Data Analyst chắc chắn sẽ khác nhau. Họ cần những kỹ năng và sự tập trung khác nhau, nên có định hướng đúng cho con đường sự nghiệp của bạn. 
 
1. Business Analyst là gì?
Một Business Analyst xác định các giải pháp kỹ thuật cho các vấn đề kinh doanh phức tạp. Một Business Analyst cũng có thể được định nghĩa là tác nhân thay đổi, người xác định hoặc thực hiện các cơ hội mới để tận dụng công nghệ trong kinh doanh. Các Business Analyst thường chuyên về các vai trò như phân tích hệ thống, phân tích chức năng, phân tích yêu cầu dịch vụ dựa trên các lĩnh vực liên quan. Một nhà phân tích yêu cầu dịch vụ xử lý các truy vấn của người dùng và chịu trách nhiệm cho các cải tiến của hệ thống. 
 
Business Analyst đòi hỏi kỹ năng cao về phân tích và khoa học dữ liệu. Họ có khả năng phát triển các giải pháp kinh doanh chiến lược, xác định các chỉ số hiệu suất chính, tạo các use case, giao tiếp với các bên liên quan ở các cấp khác nhau của tổ chức. Họ có thể có được các nhìn toàn diện về các vấn đề kinh doanh và làm việc với các cá nhân để có được thông tin chuyên sâu cần thiết nhằm thúc đẩy các thay đổi về công nghệ. 
 
Các công việc thường ngày của Business Analyst có thể bao gồm đánh giá dữ liệu để đưa ra thói quen làm việc hàng ngày, phỏng vấn người dùng để xác định các thách thức về kỹ thuật, chuẩn bị tài liệu đưa ra các yêu cầu chức năng chi tiết để giải quyết các thách thức công nghệ, tạo sơ đồ để lập trình viên theo dõi, thực hiện hoặc thiết kế các lệnh kiểm tra, thiết kế các tình huống để kiểm tra, thay đổi các yêu cầu quản lý liên quan đến dự án. 
 
Mục tiêu chính của các Business Analyst là tạo ra các chương trình tự chủ về cải tiến. Đó là một vai trò chiến lược, lúc các nhà phân tích sử dụng dữ liệu để xác định các vấn đề và giải pháp. BA không đi sâu vào kỹ thuật dữ liệu. Thông thường, họ hoạt động ở cấp độ khái niệm – xác định chiến lược, thực hiện các workflow mới, thiết lập giao tiếp đối với workflow.
 
2. Vai trò và trách nhiệm của Business Analyst 
Trong hầu hết các dự án công nghệ, vai trò của BA bao quát trong việc quản lý và phân tích yêu cầu. 
Ở cấp độ cao, các nhiệm vụ của BA là:
  • Hiểu giá trị vấn đề của các bên liên quan và người dùng
  • Các suy luận và tài liệu yêu cầu kinh doanh 
  • Đảm báo tính hoàn thiện và hiệu quả của các yêu cầu kinh doanh 
  • Quản lý các yêu cầu thay đổi trong suốt quy trình của dự án 
  • Đảm bảo nhóm Dev hiểu được các chức năng và hướng chúng theo các khách hàng mong muốn
  • Ở cấp độ chiến lược, các BA có trách nhiệm với các nhiệm vụ:
  • Đặt câu hỏi đúng 
  • Giải quyết các vấn đề kinh doanh phức tạp 
  • Suy nghĩ về giải pháp 
  • Giải quyết nhu cầu của người dùng 
  • Đưa ra các giải pháp tốt hơn cho các nhu cầu tương ứng 
  • Lộ trình tầm nhìn sản phẩm 
3. Data Analyst là gì?
Data Analyst sử dụng các công cụ đặc biệt để kiểm tra cách sử dụng dữ liệu của doanh nghiệp để đưa ra những quyết định đúng đắn trong tương lai. Có nét tương đồng trong nhiệm vụ với Business Analyst nhưng Data Analyst chỉ làm việc trực tiếp với dữ liệu. Data Analyst chịu trách nhiệm chính trong việc xác định các câu hỏi kinh doanh quan trọng, áp dụng các kỹ thuật thống kê phù hợp, thực hiện phân tích dữ liệu phức tạp để trích xuất thông tin hữu ích và phát triển các kết luận. 
 
Họ chịu trách nhiệm bảo vệ dữ liệu của một tổ chức, đảm bảo kho dữ liệu tạo ra dữ liệu phù hợp hoặc có thể sử dụng lại. Ngày nay Data Analyst làm việc trong rất nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, thực phẩm, du lịch, dầu mỏ,… và khai thác sức mạnh to lớn của dữ liệu. 
 
Một Data Analyst thành công có thể trích xuất hoặc phân tích khối lượng dữ liệu lớn và trình bày cho quản lý. Việc này đòi hỏi sự kết hợp giữa kiến thức kỹ thuật dữ liệu và sự nhạy bén trong kinh doanh. 
Công việc hàng ngày của Data Analyst bao gồm phân tích dữ liệu bằng các mô hình máy tính tiên tiến, loại bỏ các dữ liệu sai, thực hiện phân tích đánh giá chất lượng dữ liệu, ngoại suy mẫu dữ liệu, chuẩn bị các biểu đồ hoặc báo cáo cho quản lý, …
 
4. Business Analyst và Data Analyst – sự khác biệt chính là gì?
Mặc dù có nhiều điểm chung giữa 2 vị trí nhưng sẽ có 4 điểm khác biệt chính:
5. Các điểm khác biệt chính giữa DA và BA
  • Vai trò và trách nhiệm chính: 
BA cung cấp các đặc tả chức năng thiết lập nền tảng của thiết kế hệ thống công nghệ. DA trích xuát ý nghĩa từ dữ liệu được tạo ra hoặc thu thập bởi hệ thống. DA có thể tự động hóa một số nhiệm vụ của BA, cung cấp các kiến thức kinh doanh có ý nghĩa.
 
  • Mức lương
Mức trung bình của Data Analyst là $70,246, trong khi mức trung bình của Business Analyst là $75,575. Khi các vai trò này được chuyển sang hồ sơ phân tích dữ liệu thì mức lương trung bình sẽ tăng lên $113,846. 
 
  • Kỹ năng 
BA đòi hỏi các kiến thức khoa học dữ liệu, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phân tích, đàm phán và khả năng quản lý. Các DA đòi hỏi các kỹ năng gần như tương tự nhưng tập trung nhiều hơn vào các thao tác kỹ thuật dữ liệu. 
 
  • Tương tác với người dùng 
Các BA có nhiều tương tác trực tiếp với người dùng hệ thống, khách hàng, Dev hơn là DA. Các BA thường phỏng vấn mọi người để tìm hiểu thêm về cách cải thiện công nghệ của quy trình kinh doanh. Họ làm việc cộng tác trong suốt cả dự án. Trong khi đó, các DA ban đầu tương tác với các chuyên gia chủ đề để xác định các bộ dữ liệu quan trọng và phần lớn công việc của họ được thực hiện độc lập. 
 
Mặc dù có nhiều sự khác biệt trong công việc nhưng cả 2 vị trí đều có tương lai rất hứa hẹn. Big Data là một chủ đề nóng trong các công ty ngày nay, nhiều công ty đang thuê các chuyên gia dữ liệu và xây dựng đội ngũ dữ liệu nhằm khai thác ý nghĩa của chúng. Đây là thời điểm thích hợp để xây dựng sự nghiệp của bạn.  
Nguồn tham khảo: 
Tham khảo các bài viết liên quan: 
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất. 

Biên tập nội dung bởi BAC

 

Previous Post
Next Post