Khái niệm phân tích dữ liệu (Data Analysis) đã có mặt rất lâu trên thế giới. Tuy nhiên, hiện có không ít doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn khi tuyển dụng nhân sự cho bộ phận này.
Tiếp theo 2 bài viết trước:
- [Phần 01] – 7 điều cơ bản cần biết về – khái niêm & các dạng phân tích dữ liệu (Data Analysis)
- [Phần 02] – 7 điều cơ bản cần biết về – kỹ năng & quy trình của phân tích dữ liệu (Data Analysis)
Ở bài viết này BAC sẽ cho bạn thêm những thông tin hữu ích về lĩnh vực phân tích dữ liệu.
1. Học phân tích dữ liệu làm nghề gì?
Hẳn bạn sẽ thắc mắc về mục tiêu nghề nghiệp sau khi trang bị các kỹ năng đã liệt kê ở trên. Có khá nhiều lựa chọn cho bạn, như đã giới thiệu ở đầu bài viết nhu cầu tìm kiếm nhân lực hiện vẫn khá cao.
- DA (Data Analyst) – Nhà phân tích dữ liệu
Data Analyst đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng
Một nhà phân tích dữ liệu là người thu thập, tổng hợp và sắp xếp dữ liệu thành những thông tin hữu ích. Qua đó, giúp các doanh nghiệp thẩm định, đánh giá, cân nhắc, dự đoán để đưa ra các quyết định quan trọng.
Cụ thể, Data Analyst sẽ tổng hợp thông tin bằng cách thực hiện các cuộc khảo sát hoặc dữ liệu từ lịch sử bán hàng. Sau đó, phân tích và xử lý, cuối cùng là trực quan hóa và gửi báo cáo cho doanh nghiệp.
Đây cũng là vị trí tuyển dụng với số lượng lớn nhất, bởi lẽ, hầu như mọi ngành nghề đều cần các chuyên viên phân tích. Đặc biệt, khi mà lượng dữ liệu đang tăng một cách “chóng mặt”, những website thương mại điện tử có thể nhận hàng trăm nghìn tương tác từ khách hàng trong mỗi giây. Và đó là lúc vai trò của các nhà phân tích trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
- BA (Business Analyst) – Nhà phân tích nghiệp vụ
Business Analyst giúp doanh nghiệp tối ưu hiệu quả kinh doanh
Có thể nói điểm khác biệt lớn nhất so với Data Analyst chính là sự tập trung dành cho các dữ liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một BA thường sẽ làm việc trực tiếp với các vị trí lãnh đạo cấp cao phụ trách mảng kinh doanh. Bằng cách thu thập, thống kê, phân tích và xử lý dữ liệu, họ có thể đưa ra các dự báo, tối ưu, quản trị rủi ro…
Thông thường, BA là những người đã hoạt động trong một lĩnh vực nhiều năm. Họ có kiến thức và kinh nghiệm để giúp doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động kinh doanh tối ưu nhất. Khác với DA, nhà phân tích kinh doanh không cần quá nhiều kiến thức toán học hay khoa học máy tính. Nhưng nếu so sánh với về nhu cầu tuyển dụng, Business Analyst cũng không hề kém cạnh. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ, kinh doanh online hiện nay, đều có nhu cầu tuyển dụng BA.
- PM (Product Manager) – Nhà quản lí sản phẩm
Product Manager đảm nhiệm mọi công việc liên quan đến sản phẩm
Đúng như tên gọi của mình, các PM sẽ phụ trách việc quản lí sản phẩm. Bên cạnh đó, còn là trách nhiệm phân tích dữ liệu để cải thiện hiệu quả trong việc phân phối. Bằng các thông tin thị trường, xu hướng tìm kiếm, lịch sử bán hàng, doanh số,… họ là người hiểu rõ nhất những gì cần làm cho doanh nghiệp.
Bất kì doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nào đều cần các nhà quản lý sản phẩm. Bởi họ hiểu rằng tầm quan trọng các PM là không thể thay thế. Tất nhiên, vị trí này sẽ yêu cầu nhiều kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm trong ngành hàng của nhà quản lý.
- Digital Marketer – Tiếp thị số
Lĩnh vực marketing luôn có khối lượng dữ liệu khá lớn cần xử lý
Khái niệm Digital Marketing đã không còn xa lạ trong những năm gần đây. Bạn có thể hiểu rằng đây là công việc phân tích các dữ liệu hành vi người dùng qua đó giúp dự đoán các xu hướng, đề xuất các chiến lược marketing online, SEO.
Khác với các ngành nghề đã liệt kê ở trên, Digital Marketer tập trung nhiều vào dữ liệu như các thông tin về nhân khẩu học, chỉ số nhấp chuột (clicks), tỷ lệ chuyển đổi (conversion)… nhằm tối ưu hiệu quả của các chiến dịch marketing. Công việc này sẽ phù hợp cho các bạn yêu thích lĩnh vực truyền thông, sáng tạo nội dung, có nền tảng về quảng cáo và marketing.
- Chuyên gia phân tích dữ liệu – Phân tích định lượng
Trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực phân tích dữ liệu, làm việc trong các ngành tài chính, dự đoán rủi ro, định giá cổ phiếu, trái phiếu… Đây là vị trí được ít người lựa chọn vì đòi hỏi lượng kiến thức, kinh nghiệm thực tế lớn. Ngoài ra, toán học và các môn logic sẽ là một lợi thế cho bạn trên con đường trở thành chuyên gia, một vị trí phù hợp cho những người yêu thích cả công nghệ lẫn tài chính.
2. Ai nên học phân tích dữ liệu?
Câu trả lời là tất cả! Tất cả các bạn đã và đang học tập, làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Các bạn đang hoạt động trong những lĩnh vực liên quan như tài chính, marketing, quản lý sản phẩm, quản lý bán hàng…
Phân tích dữ liệu là ngành học phù hợp cho nhiều đối tượng
Học phân tích dữ liệu giúp bạn có được cái nhìn tổng quan trong mọi lĩnh vực. Biết cách sử dụng các công cụ phân tích và tận dụng dữ liệu để cải thiện hiệu suất làm việc. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội cho những người mong muốn tìm kiếm hướng đi mới trong thời đại công nghệ và tận dụng kinh nghiệm làm việc của bản thân.
3. Học phân tích dữ liệu ở đâu?
Ngành phân tích dữ liệu có lẽ vẫn chưa thực sự phổ biến trong khâu đào tạo tại Việt Nam. Phần lớn kiến thức chỉ có thể tìm thấy từ internet và các đầu sách chuyên ngành. Tuy nhiên, những nguồn này hầu hết được trình bày bằng tiếng Anh, một trở ngại không hề nhỏ.
BAC là nơi giúp bạn tiếp cận và phát triển kỹ năng phân tích dữ liệu
Vì vậy, nếu các bạn thực sự quan lĩnh vực phân tích dữ liệu nhưng chưa biết phải bắt đầu từ đâu hãy liên hệ ngay cho BAC. BAC là công ty chuyên về đào tạo và tư vấn trong lĩnh vực Phân tích nghiệp vụ phần mềm. Nhằm hướng đến đối tượng người học là các bạn sinh viên và người đi làm, các khóa từ cơ bản đến nâng cao với giờ học linh động.
Với hơn 30 khóa học khác nhau, được giảng dạy bởi các chuyên gia đầu ngành. Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành mang đến cho học viên những kiến thức nền tảng vững chắc và súc tích. Từ đó, áp dụng trong thực tế công việc, nghiên cứu, học tập, đáp ứng nhu cầu từ doanh nghiệp.
Hy vọng rằng bài viết đã cho bạn đọc thêm những thông tin hữu ích về lĩnh vực phân tích dữ liệu. Để được tư vấn về lộ trình học, các khóa học phù hợp với trình độ, ngành nghề, nhu cầu hãy liên hệ ngay cho BAC theo Hotline: 0909 310 768. Mọi thắc mắc và ý kiến đóng góp bạn có thể để lại bên dưới bài viết để được hỗ trợ.
Tham khảo thêm các phần trước:
- [Phần 01] – 7 điều cơ bản cần biết về – khái niêm & các dạng phân tích dữ liệu (Data Analysis)
- [Phần 02] – 7 điều cơ bản cần biết về – kỹ năng & quy trình của phân tích dữ liệu (Data Analysis)
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
Tham khảo chương trình đào tạo:
Các bài viết liên quan Power BI:
- Power BI cơ bản cho người mới bắt đầu
- Chỉnh sửa và định hình dữ liệu trong Power BI Desktop
- Kết hợp dữ liệu trong Power BI Desktop
- Hướng dẫn kết nối dữ liệu trong Power BI Desktop
- Hướng dẫn tải & cài đặt Power BI trên máy tính
- Khóa học Phân tích và trực quan hóa dữ liệu với Power BI
- Power BI là gì ?
Các bài viết liên quan:
- TABLEAU – Giải pháp BUSINESS INTELLIGENCE (BI) – click vào đây
- Hướng dẫn cài đặt và Sử dụng TABLEAU – click vào đây
- Tính năng mới trên tableau – verion 2019.1 – click vào đây
BAC – Biên soạn và tổng hợp nội dung