[Phần 01] – 7 điều cơ bản cần biết về phân tích dữ liệu – Khái niêm & các dạng phân tích dữ liệu (Data Analysis)

Khái niệm phân tích dữ liệu (Data Analysis) đã có mặt rất lâu trên thế giới. Tuy nhiên, hiện có không ít doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn khi tuyển dụng nhân sự cho bộ phận này.

Phân tích dữ liệu đã không còn là ngành mới

Khi khái niệm “big data” bắt đầu phổ biến, việc xử lý khối lượng thông tin này là rất quan trọng. Nó mang tính quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp, tối ưu hiệu quả hoạt động và tăng sức cạnh tranh. Nếu bạn quan tâm về lĩnh vực phân tích dữ liệu, hãy bắt đầu từ 7 điều cơ bản sau.

1. Phân tích dữ liệu là gì?

Phân tích dữ liệu là môn khoa học phân tích các dữ liệu thô để đi đến các kết luận hoặc đưa ra các quyết định. Bằng cách thu thập, chọn lọc và tìm kiếm những thông tin quan trọng từ tất cả thông tin, dữ liệu có được.

Bằng cách này, doanh nghiệp có thể tìm ra các xu hướng để tối ưu các quy trình làm việc hoặc đưa ra các quyết định quan trọng. Hiện nay, cùng với sự phát triển công nghệ, nhiều kỹ thuật và quy trình phân tích được tự động hóa.

Dữ liệu được phân tích mang ý nghĩa thực tiễn cho doanh nghiệp

Phân tích dữ liệu mang tính ứng dụng cao, có thể áp dụng cho bất kì loại thông tin nào.Ví dụ như xí nghiệp hay nhà máy cần phân tích khoảng thời gian chạy, thời gian chết và chờ đợi giữa các máy để tối ưu hoạt động sao cho đạt công suất cao nhất.

Một ví dụ khác về tính ứng dụng của phân tích dữ liệu trong thực tiễn, đó là giúp doanh nghiệp đánh giá, dự đoán để đưa ra các quyết định quan trọng. Ví dụ, phân tích dữ liệu khách truy cập website từ thông tin độ tuổi, giới tính, thời gian sử dụng, các sản phẩm đã truy cập trên trang web…. Từ đó, đưa ra đánh giá về hiệu quả và định hướng phát triển trong tương lai.

2. Các dạng phân tích dữ liệu

Có nhiều dạng phân tích dữ liệu khác nhau

Còn rất nhiều trường hợp cần sử dụng phân tích dữ liệu, nó lý giải vì sao nhân lực của ngành đang ngày một khan hiếm. Dù có nhiều lĩnh vực, ngành nghề song có thể chia phân tích dữ liệu làm 4 loại cơ bản:

  • Phân tích mô tả: Phương pháp phân tích bằng cách mô tả lại những gì đã xảy ra, các hoạt động đã diễn ra. Ví dụ, số lượng khách truy cập website trong 1 tháng qua, doanh số bán hàng trong năm…
  • Phân tích chẩn đoán: Lý giải cho sự xảy ra của một hoặc nhiều hiện tượng nào đó, phương pháp này cần dữ liệu đầu vào đa dạng hơn và một số giả thuyết nhất định. Ví dụ, phân tích chẩn đoán vì sao doanh thu giảm trong tuần qua.
  • Phân tích dự đoán: Bằng cách kết hợp nhiều dữ liệu đầu vào, các nhà phân tích có thể đưa ra giả thuyết về các sự kiện có thể xảy ra. Ví dụ, dự báo ảnh hưởng của chiến lược marketing trong tháng tiếp theo.
  • Phân tích đề xuất: đi đến những hành động cụ thể nên thực hiện trong khoảng thời gian tiếp theo. Ví dụ, dự đoán ảnh hưởng của chiến lược marketing trong tháng tiếp theo cho kết quả khả quan, đề xuất doanh nghiệp nên bổ sung nhân lực và tăng thêm các hoạt động truyền thông.

Đọc tiếp các phần sau: 

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.

 
Tham khảo chương trình đào tạo: 

Các bài viết liên quan Power BI: 

Các bài viết liên quan: 

  • TABLEAU – Giải pháp BUSINESS INTELLIGENCE (BI) – click vào đây
  • Hướng dẫn cài đặt và Sử dụng TABLEAU – click vào đây
  • Tính năng mới trên tableau – verion 2019.1 – click vào đây

BAC – Biên soạn và tổng hợp nội dung

Previous Post
Next Post