1. Lộ trình trở thành Nhà nghiên cứu trải nghiệm người dùng (UX Researcher)
Ngành UX tập trung chính vào việc nắm bắt đúng tâm lý của khách hàng. Theo Business Insider, người dân thành phố ở U.S trung bình sử dụng khoảng 40 phút mỗi ngày cho việc sử dụng smartphone. Có trung bình 27 app cạnh tranh với nhau trong 40 phút đó. Trong một thế giới đầy những thứ làm ta sao lãng thì sự chú ý sẽ trở thành một tài nguyên quý giá. Tài nguyên tinh thần rất hạn chế và có tính chọn lọc cao. Trong khi đó, thì App Store đang trở thành một mớ hỗn độn và ngày càng trở nên tệ hơn. Có những nghiên cứu chỉ ra rằng trung bình 80% người dùng xóa nhiều ứng dụng chỉ sau 3 ngày tải về. Với mức độ khuấy động cao bất thường này thì việc nhắm thẳng tới tiêu chí “sử dụng dễ dàng” cơ bản là không đủ. Trên phương diện cạnh canh, app cần có tính chất gây nghiện. Điều này có thể đạt đến nhờ tâm lý học và các mô hình UX hiện đại nhất. Ví dụ: Theo tờ báo Daily Mail, Instagram vượt trội hơn Facebook ở mức độ phổ biến bởi người sáng lập của Instagram nắm bắt đúng tâm lý người dùng.
Năm 2006, 2 sinh viên trong lớp “Persuasive Technology” của BJ Fogg’s Stanford cộng tác với nhau trong một dự án có tên “Send the Sunshine”. Insight của dự án này là điện thoại di động (trước thời đại smartphone) có thể dùng để gửi những cảm xúc: nếu bạn của bạn đang ở một nơi có thời tiết xấu và bạn đang ở một nơi có nắng ấm, điện thoại của bạn có thể giúp bạn chụp một bức ảnh và gửi cho họ để giúp họ cảm thấy tốt hơn. Một trong 2 sinh viên đó, Mike Krieger trở thành nhà đồng sáng lập Instagram, nơi hơn 400 triệu người dùng chia sẻ hình ảnh nắng ấm, hoàng hôn và selfie.
Instagram đạt được thành công như vậy là nhờ giảm thiểu tính hỗn độn và tính năng phình to của Facebook. Người dùng sẽ luôn đi theo một hướng ít sự bắt buộc nhất. Và bằng cách làm cho Instagram trở nên đơn giản, trực tiếp và nhanh hơn, hướng đi ít sự bắt buộc đó trở thành hướng đi mặc định. Dưới đây là một ví dụ:
Đó là một buổi tối thứ Hai bình thường ở Chicago. David H. đang rất chán chường, để giải tỏa điều đó, anh ấy mở Instagram và bắt đầu lướt newfeed. Anh nhìn thấy một tấm ảnh người bạn Jason F. của mình đang lướt sóng ở Hawaii. Sau khi comment dưới tấm ảnh đó, trong lúc chờ đợi bạn trả lời, anh tiếp tục lướt newfeed. Theo một cách tự nhiên và vô ý, anh đã tiêu hơn 30 phút sử dụng Instagram.
Instagram có một mô hình UX ẩn được gọi là Autoplay. Nếu bạn không làm gì trong ứng dụng, Instagram sẽ tiếp tục tải nội dung mới. Con đường ít bắt buộc nhất – không làm gì – dẫn đến việc ngày càng sử dụng Instagram nhiều hơn. Mô hình này được kết hợp với kiểu mô hình cuộn vô cực. Bất cứ khi nào người dùng có cảm giác đã xem đủ ảnh, họ chỉ cần một thao tác vuốt xuống dưới thì sẽ hiển thị hình ảnh thú vị khác. Theo thời gian, sử dụng Instagram trở thành một thói quen được hình thành sâu trong tiềm thức. Và xây dựng thói quen là điều mấu chốt bạn muốn làm, vì nó sẽ rất khó để có thể từ bỏ.
Với những ví dụ trên thì rõ ràng UX đóng một phần quan trọng trong thành công của ứng dụng và việc duy trì người dùng. Không cần phải quảng cáo thêm, dưới đây là lộ trình của thiết kế UX:
Để hiểu rõ hơn về các từ UX thông dụng đã đề cập ở trên, hãy kéo xuống dưới để xem các ví dụ thực tế về thành công của UX.
2. Ví dụ mô hình UX: Áp dụng hiệu quả Lý thuyết Sự thúc đẩy
Các ứng dụng hiện đại cần hơn bao giờ hết những sự thúc đẩy. Lý thuyết sự thúc đẩy là một can thiệp mềm nhằm nhẹ nhàng đưa ngừi dùng vào hành động hoặc hành vi cụ thể mà không cần bất kì sự ép buộc nào. Lý thuyết Sự thúc đẩy đã được áp dụng cho sự thành công của sức ảnh hưởng ví dụ như các chính sách chính phủ. Ví dụ: chính phủ Anh đã áp dụng một chính sách thúc đẩy chuyên dụng để đưa người dân đến những quyết định không trông đợi. Lý thuyết này còn được sử dụng trong trang web và ứng dụng điện thoại. Thuyết thúc đẩy không nên lừa người dùng đến những hành vi mà họ không muốn. Theo lý tưởng, thuyết thúc đẩy được sử dụng để giúp người dùng đạt được những thứ họ đã thực sự muốn. Ví dụ, FitBit giúp người dùng đạt được mục tiêu thể hình của họ. Một ví dụ khác Habitica, ứng dụng giúp bạn học các thói quen tích cực và loại bỏ các thói quen tiêu cực dưới dạng một trò chơi nhập vai. Chủ nghĩa kỹ thuật số đang ngày càng trở nên phổ biến và có thể biến người dùng thành phiên bản tốt nhất của chính họ. Dưới đây là một số ví dụ ứng dụng tốt lý thuyết Sự thúc đẩy.
Everest.co là một trang web nhỏ và là một agency về ứng dụng điện thoại được đặt tại San Francisco. Họ quyết định tạo ra một blog để chia sẻ những kiến thức của họ thông qua các bài post hàng tuần. Blog này nói về các lập trình, công nghệ, marketing và những thiết kế tuyệt vời. Nhiều độc giả đánh dấu trang, chia sẻ và bình luận thông qua DisQus.
Mô hình UX này thu lại lợi nhuận từ thực tế việc có rất nhiều người đang mong muốn tìm được giải pháp giải quyết các vấn đề như lập trình trên internet. Và khi Everest.co cung cấp những giải pháp có uy tín cao và chuyên môn vững trong lĩnh vực này thì hiển nhiên việc thuê một agency được lựa chọn nhiều hơn so với việc tự học và làm. Ý tưởng cốt lõi trong việc tạo ra một blog có những tài liệu giáo dục là để giúp vượt qua giới hạn khả năng cạnh tranh của bạn. Cho dù người đọc có thể không hướng đến dịch vụ hoặc sản phẩm của bạn bây giờ, anh ấy có thể giới thiệu cho một ai khác hoặc quay trở lại khi anh ấy cần. Với nội dung nhất quán có chất lượng cao nhất công ty có thể xây dựng được nhóm người xem trung thành. Trang web 2.0 cho công ty khả năng để theo đuổi những chiến lược marketing chi phí thấp.
Annie cài đặt một app thể dục trên điện thoại và đã sử dụng bài tập được vài tuần. App này hoạt động rất hiệu quả vì bảng vận hành chính thể hiện trên lịch những ngày có tập luyện được đánh dấu màu cam. Cô ấy được khuyến khích giữ dấu màu cam thành một đường. Nếu một ngày không tập luyện, đường đánh dấu sẽ bị mất. Annie đã tập luyện được suốt 2 tuần mà không hề nghỉ ngày nào.
Thuyết thúc đẩy này sẽ lợi dụng lòng mong muốn của con người và xếp theo thứ tự ưu tiên. Con người nhận thức được vẻ đẹp đối xứng và hình thành mong muốn trong tiềm thức giữ mọi thứ theo cách đối xứng.
Jason đã có một ngày dài ở trường, sau đó anh lại tham gia một trận bóng vào buổi tối. Sau trận bóng, anh mệt mỏi nằm vật ra giường. Bỗng dưng điện thoại có chuông báo. Nhìn vào màn hình Jason thấy một thông báo tin nhắn từ Facebook. Dó phải chăng là Jessica, crush của anh ấy, trả lời cho cuộc hẹn mà anh ấy đã mời? Anh ấy bật dậy và mở ngay Facebook Messenger. Nhưng không phải, hóa ra là bạn anh rủ anh đi uống bia.
Thuyết thúc đẩy cũng lợi dụng tính tò mò của con người. Giữ mọi thứ ở trạng thái không đoán trước được là một điều quan trọng để tăng tính kích thích cho người dùng. Mọi thứ sẽ trở nên nhàm chán nếu nó dễ dàng đoán trước được. Bằng cách liên tục thay đổi phần thường, nhiều người dùng sẽ được thúc đẩy để kiểm tra thường xuyên. Điều này rất dễ thực hiện bằng cách đem cho người dùng các nội dung mới. Các thuật toán của tư duy máy (ví dụ: quy tắc kết hợp) có thể được dùng để chuyển tải những nội dung phù hợp với phạm vi sở thích của người dùng.
Roseanne quyết định sẽ giảm cân và lấy lại vóc dáng. Cô ấy đã cài đặt app Nike+. Khi cô ấy sử dụng app lần đầu tiên, app này đề xuất cô ấy đăng nhập app bằng tài khoản Facebook. Cô ấy đã đồng ý. Bởi cô rất tò mò và mong nhanh chóng sử dụng app.
Việc thúc đẩy trực tiếp và qua thông báo có thể diễn ra theo cách mặc định (Bạn có muốn để Nike+ liên kết với tài khoản Facebook của mình không? Có/Không). Để làm sự thúc đẩy đó trở nên tự nhiên hơn thì ô trống chữ Yes có thể được đánh dấu mặc định và lớn hơn ô trống chữ No. Để đảm bảo nó không dẫn tới việc quá tải thì chỉ nên có không quá 3-4 lựa chọn. Bất kể người dùng chọn phương án nào thì đều có lợi. Nghệ thuật trình bày các lựa chọn để mang lại hiệu quả được gọi là Kiến trúc lựa chọn. Hãy đảm bảo rằng hành động mong muốn đó là nằm trong con đường tối thiểu sự ép buộc.
Sau khi liên kết Nike+ và Facebook, Roseanne bắt đầu chạy bộ. Quá trình chạy bộ được post trên trang Facebook của cô ấy theo mặc định. Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp nhìn thấy post ấy và bắt đầu hướng theo. Nhưng sau đó Roseanne vẫn béo.
Thuyết thúc đẩy này còn lợi dụng trách nhiệm xã hội của người dùng. Khi trình bày mục tiêu của bản thân cho mọi người thì chúng ta sẽ bám sát mục tiêu ấy hơn vì không muốn mất mặt đối với những người đã biết.
Sau khi kết thúc lộ trình chạy bộ của mình, Roseanne thấy Peter và Lois cũng dùng Nike+ cho việc chạy bộ. Cô nhận thấy từ màn hình xếp hạng, trung bình hoạt động của Peter cao hơn cô khoảng 30% trong khi anh ấy còn béo hơn cả cô. Nếu anh ấy có thể làm được, tại sao Roseanne lại không?
Thuyết thúc đẩy còn lợi dụng sự so sánh ngang hàng. Con người vẫn thường vui vẻ cho đến khi họ bắt đầu so sanh với người khác, sau đó họ lại trở nên chán nản.
Jeremy mở app store và tìm một app để kiểm soát chế độ ăn kiêng của mình. Anh ấy tìm được 5 app. Một trong số đó có hơn 50k lượt đánh giá và hơn 350k lượt tải. Nếu có hơn 350 ngàn người tải app này về thì chắc chắn nó không thể tệ được. Sau đó anh ấy kiểm tra review của người dùng thì thấy tất cả đều là đánh giá 4 hoặc 5 sao. “Tuyệt, app này không thể tệ được” anh ấy nghĩ. Anh lại tìm thấy trong mục mô tả app rằng idol của anh ấy – Kayne – cũng sử dụng app này. Anh ấy reo lên “Kayne cũng sử dụng app này sao? Tuyệt thật, minh cần phải mua app này”.
Thuyết thúc đẩy này lợi dụng sự kiểm chứng của xã hội. Sự kiểm chứng xả hội lấy lợi ích từ bản tính bầy đàn của con người. Họ nhận thức rằng một sản phẩm trở nên đáng tin cậy nếu những người khác cũng sử dụng chúng. Nếu quảng cáo bằng người nổi tiếng, nó thậm chí sẽ còn trở nên hiệu quả hơn.
Howard có thói quen đọc tạp chí vào buổi sáng trong lúc uống cà phê. Tuy nhiên, gói đăng ký của anh ấy với “Daily Mail” vừa hết hạn. Anh ấy muốn lựa chọn một tờ báo về các nhà kinh tế. Anh ấy xem qua bảng giá: “một gói báo điện tử giá 59$ nhưng một gói đăng kí nhận báo giấy có giá 125$. Nhưng xem đã, có gói báo giấy giá 125$ và được tặng kèm báo điện tử? Một cái giá hời, tất nhiên tôi sẽ chọn gói thứ 3.”
Mô hình định giá ẩn này được gọi là Giá ảo. Tại sao? Vì cái giá ở giữa là giá ảo, nó chỉ là bù nhìn, là giả, là mồi nhử, mục đích cuối cùng là khiến lựa chọn thứ 3 trở nên hấp dẫn hơn.
Trở lại năm 2010, một trong những chức năng nổi bật của cái Iphone 4 mới là Facetime. Facetime cho phép người dùng có thể các cuộc gọi video và giữ liên lạc với những người thân yêu. Mặc dù sự thất vọng tràn ngập các mặt báo – trong khi đó ứng dụng Skype đã tồn tại được 7 năm – mọi người vẫn xếp hàng dài trước cửa hàng Apple để giành lấy cơ hội được mua Iphone 4.
Mô hình UX này lợi dụng vấn đề cảm xúc thương hiệu bằng cách xây dựng nhóm khách hàng tinh thần lớn mạnh. Hệ thống lưu trữ thông tin của não bộ con người ở dưới dạng một mạng lưới. Nếu chúng ta muốn nhớ lại các thông tin ở một điểm trong quá khứ, các đường dẫn sẽ bắt đầu hoạt động. Với marketing liên kết, bạn có thể làm cho nó trở nên phong phú hơn ví dụ như “Iphone4” sẽ có đặc điểm và cảm xúc nhất định khi được nhắc đến. Apple đã đạt được điều này với một quảng cáo thông minh và giàu cảm xúc trên Facetime. Trong clip này, bạn có thể được xem các hình ảnh ví dụ như người lính ngoài chiến tuyến có thể nhìn thấy đứa con mới sinh của mình qua Facetime. Bây giờ mỗi khi bạn nghĩ về Iphone 4 hoặc Facetime, cho dù muốn hay không thì bạn cũng sẽ nghĩ về hình ảnh hạnh phúc của người lính đó. Bất cứ khi nào bạn gợi lại từ “Iphone 4” hoặc “Facetime” trong các mắt xích não bộ, bạn sẽ liên kết với những cảm xúc đã có từ trước. Đây là kiểu marketing hiện đại nhất. Cảm xúc là một thứ mạnh mẽ vì nó có đủ sức mạnh để phá vỡ những suy nghĩ lý trí. Ví dụ, tất cả những phản đối về cái giá cắt cổ của các sản phẩm Apple nhanh chóng bị lãng quên khi các cảm xúc tích tực,cảm xúc mạnh mẽ xuất hiện … bạn chỉ tự nhiên muốn cái điện thoại iphone mới mỗi khi nó ra mắt.
Mới đây, Jake đăng ký làm tài xế Uber. Trong ngành công nghiệp taxi, bắt buộc phải chia đều các chuyến cho các xe và vì thế thu nhập của Jake thay đổi thất thường theo ngày. Một vài ngày, anh ấy thậm chí còn không có khách nào và anh ấy ghét những ngày đó. Anh ấy giải quyết vấn đề này bằng cách đặt ra mô mức thu nhập như mục tiêu hàng ngày. Nếu anh ấy không xoay sở để đạt được, thì chỉ đơn giản sẽ chạy nhiều giờ hơn trong ngày để đạt được mục tiêu đó. Một vài ngày anh ấy phải làm việc không ngừng suốt 18 tiếng để bù lại những thiệt hại do không có khách hàng.
Mô hình UX này được gọi là ác cảm với mất mát. Con người ghét việc mất đi thứ gì đó mà họ nhận thức là của họ. Nghiên cứu chỉ ra rằng con người nhận thức những thứ họ sở hữu có giá trị cao hơn những thứ họ không sở hữu. Như một hệ quả, con người sẵn sàng có những hành vi nguy hiểm bảo vệ những thứ thực sự thuộc về họ. Người làm marketing như Groupon sử dụng kỹ thuật này bằng cách gửi các phiếu giảm giá cao nhưng dễ mất đến điện thoại của khách hàng. Kết hợp với sự khẩn cấp, người dùng cảm thấy cần phải bảo mật tài khoản của họ. Một ví dụ rõ ràng khác là sự cạnh tranh giữa các game online như Poker, Call of Duty, League of Legends,… với app store/mua hàng/DLCs. Trong nhiều MMORPGs, bạn có thể thu được lợi thế cạnh tranh thông qua việc mua bán các item như kiếm hiếm, khiên, bình máu và hơn thế nữa. Nhiều người chơi đã làm những điều điên rồ để bảo vệ vị trí lãnh đạo ảo và vị trí số 1 của họ.
Jim đang tìm một điện thoại Google Nexus trên app Craigslist. Anh ấy tìm thấy một cái rất đẹp với giá 500$ nhưng nghĩ giá này là hơi cao quá một chút. Anh ấy dự tính sẽ liên lạc với người bán nó và đề xuất giá 450$.
Mô hình UX này được gọi là thả neo. Nếu mọi người có một chút đầu mối về giá cả thị trường,bạn hãy đưa ra một mức giá để tác động đến kết quả định giá có lợi cho bạn. Trong tiềm thức họ sẽ hướng mình theo mức giá bạn đã nhắc tới.
Chú ý: Mặc dù sự cạnh tranh trên App store ngày càng khó khăn, hãy dùng UX một cách hợp lý. Đừng lạm dụng các mô hình UX. Nếu app của bạn được tải với quá nhiều mô hình “tối”, nó sẽ trở nên lộ liễu và người dùng sẽ để ý thấy. App của bạn cũng sẽ chỉ trở thành một app không cảm xúc, hoặc người dùng cảm thấy sự vô bổ. Mô hình UX nên được sử dụng để thúc đẩy động lực người dùng, không phải để bòn rút người dùng. Bất kể mỗi app uy tín nào đều cần phải tập trung đầu tiên và trên hết vào giá trị cốt lõi của mục đích: bạn đang giải quyết vấn đề gì cho người dùng? Đây cũng chính là điểm cốt lõi của mô hình kinh doanh.
Theo dõi các phần khác của chuổi bài viết:
Nguồn:
https://github.com/Gracrys/ui-ux-designer-roadmap
Để rõ hơn, các bạn có thể tham gia 2 khóa đào tạo liên quan:
Tham khảo chương trình đào tạo:
Các bài viết liên quan Power BI:
- Power BI cơ bản cho người mới bắt đầu
- Chỉnh sửa và định hình dữ liệu trong Power BI Desktop
- Kết hợp dữ liệu trong Power BI Desktop
- Hướng dẫn kết nối dữ liệu trong Power BI Desktop
- Hướng dẫn tải & cài đặt Power BI trên máy tính
- Khóa học Phân tích và trực quan hóa dữ liệu với Power BI
- Power BI là gì ?
Các bài viết liên quan:
- TABLEAU – Giải pháp BUSINESS INTELLIGENCE (BI) – click vào đây
- Hướng dẫn cài đặt và Sử dụng TABLEAU – click vào đây
- Tính năng mới trên tableau – verion 2019.1 – click vào đây
BAC – biên soạn và tổng hợp nội dung