[Chia sẻ kinh nghiệm] – Series: Nào chúng mình cùng thi CCBA – Phần 03

Phần 03 – Thi cử

Nối tiếp phần 2, lúc này Toàn đã đến trường thi và chuẩn bị tung tăng đến phòng chờ. Rút kinh nghiệm từ đợt thi đầu, Toàn mang theo áo ấm, và 1 chai nước lọc.

IIBA liên kết Prometric center để làm trung gian tổ chức các kì thi. Nếu anh chị nào đã từng thi IELTS online, TOEFL iBt, CCBA, hay SAT, đều sẽ biết đến trung tâm này. Đây là trung tâm chuyên tổ chức các kì thi quốc tế với độ nghiêm ngặt rất cao. Trước khi vào phòng thi, anh chị phải gửi hành lý, giỏ xách vào 1 ngăn tủ và khóa lại. Chìa khóa phải cầm trên tay cùng với hộ chiếu (ko được cầm chứng minh nhân dân, do đây là các kì thi quốc tế, cmnd gần như ko được công nhận là bằng chứng đầy đủ cho sự hiện diện của anh chị), không được phép mang các phụ kiện điện tử như đồng hồ điện tử, điện thoại di động, và ngay cả máy tính của chính mình. Trung tâm sẽ cung cấp đầy đủ bút chì, 1 tờ giấy nháp, và nếu có thi SAT thì sẽ được trung tâm cấp cho 1 cái máy tính đủ để làm Sin cos tang. Có thể được mang 1 chai nước lọc, nhưng phải làm từ chất liệu trong có thể nhìn xuyên qua, bao gồm chai nhựa phải gở nhản mác, hoặc chai làm bằng thủy tinh.

Lúc Toàn đi thi thì mặc 1 bộ quần áo dày, thêm cái khăn choàn cổ và 1 cái áo khoác. Thời tiết Sidney lúc tháng 10 là vào Xuân nên cũng khá mát mẻ, nhưng với 1 người từ nhỏ đến lớn sống ở miền Nam thì thật sự thời tiết đó lạnh như cắt da cắt thịt ấy ạ. Bên cạnh là 1 chai nước mua đỡ trên ga tàu (cái tội đi thi quên mang theo chai nước nè). Xong phần tán dóc nãy giờ, mình vào chủ đề chính nha.

Bài thi CCBA bao gồm 130 câu hỏi trắc nghiệm trải dài trong vòng 3 tiếng đồng hồ. 6 Body of knowledge (BOK) trong BABOK đều sẽ được nhắc tới. Điều đặc biệt ở đây là, tỉ lệ phần trăm câu hỏi sẽ ko hề được chia đều cho cả 6 BOK mà sẽ có 2 phần được ưu ái hơn tất thảy là Khơi Gợi (Chapter 4: Elicitation) Phân Tích Yêu Cầu và Thiết Kế (Chapter 7: Requirements Analysis and Designs), tỉ lệ có thể lên tới 60 và 70% cho 2 phần này, 30 tới 40% còn lại sẽ chia đều cho 4 BOK còn lại, với tỉ lệ thấp nhất thường sẽ rơi vào Đánh giá giải pháp (Chapter 8: Solution Evaluation).

Hầu hết các câu hỏi sẽ cho anh chị vào 1 case bất kì và hỏi câu hỏi liên quan đến BOK đó, có thể là goals, có thể là techniques (chiếm phần trăm lớn lắm nha). Nếu anh chị còn nhớ là Toàn ôn khá kĩ phần techniques trong phần 2, thì đúng rồi đấy ạ, techniques cực kì quan trọng luôn. BA đụng trường hợp đó, phase đó, mà ko biết đưa ra techniques phù hợp thì sẽ thua với stakeholders lắm ạ. Cho nên rất chí lý khi nói CCBA phản ánh đúng phần nào đòi hỏi ở BA cấp độ tầm trung, 1 BA với khả năng đưa ra quyết định và techniques 1 cách độc lập, phù hợp với hoàn cảnh, với stakeholders và chịu trách nhiệm trước quyết định đó.

Quay lại bài thi, khi Toàn nhắc tới phần trăm câu hỏi rơi vào 2 phần được nhắc ở trên thì không có nghĩa là Toàn khuyên mọi người đổ xô tập trung vào 2 BOK bự bự đó đâu ạ. Lí do là, CCBA không hề tính theo điểm tổng phần trăm toàn bài đâu ạ, mà nó sẽ được tính theo phần trăm câu đúng trên tổng số câu hỏi của BOK đó. Có nghĩa là nếu phần trăm đúng của anh chị là trên 70% thì anh chị sẽ được đánh giá là High, còn nếu từ 50% tới 70% thì sẽ là Moderate, và dưới 50% là Low. Để pass được CCBA, anh chị chỉ được phép có 2 Low mà thôi. Trường hợp của Toàn có Low rơi vào Quản Lý và Lên Kế Hoạch tác vụ phân tích nghiệp vụ (Chapter 3: Business Analysis Planning and Monitoring), còn lại là 2 Moderate và 3 High.

Vì thế nếu muốn đậu CCBA, ta phải học đều cả 6 BOK, và nhất là ôn kĩ 4 phần kia hơn do số lượng câu ít hơn, nhưng nếu mà sai nhiều quá trong BOK là rớt đó nha.

Tham khảo: 
 
Mời các bạn đọc các chia sẻ của Anh Toàn:

Chia sẻ của Anh Hà Mạnh Trí Toàn – học viên BAC đạt CCBA 10/2019

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Tất tần tật về chứng chỉ Business Analysis trọng tâm của IIBA

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất. 

– Biên tập nội dung BAC –

 

Previous Post
Next Post